Isposal of industrial explosive materials



tải về 1.74 Mb.
trang11/18
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.74 Mb.
#11389
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18

Phụ lục C

(Qui định)

Điều kiện, chương trình huấn luyện những người tiếp xúc với VLNCN

C.1 Điều kiện và yêu cầu về thời hạn huấn luyện đối với những người tiếp xúc thường xuyên với VLNCN

Chỉ những người có năng lực pháp lý và đủ 18 tuổi trở lên được tham gia các hoạt động trực tiếp liên quan đến VLNCN;

Mọi người làm công tác trực tiếp liên quan đến VLNCN, ngoài chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu của từng công việc, phải được huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với VLNCN. Sau khi huấn luyện, người đạt yêu cầu được cơ quan quản lý VLNCN tổ chức sát hạch, cấp giấy chứng nhận;

Khi có sự thay đổi về quy định pháp luật hoặc nội dung công việc liên quan trực tiếp đến VLNCN, người làm công tác trực tiếp với VLNCN phải được huấn luyện lại, huấn luyện bổ sung;

Yêu cầu huấn luyện cụ thể của từng công việc theo quy định sau:

C.1.1 Đối với công nhân làm công tác nổ mìn (thợ mìn)

C.1.1.1. Điều kiện về trình độ và kinh nghiệm

Đã qua đào tạo chuyên môn tại cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định pháp luật và có kinh nghiệm ít nhất 03 tháng làm công tác phục vụ nổ mìn dưới sự chỉ đạo và giám sát của chỉ huy nổ mìn hoặc thợ mìn đã được cấp chứng nhận huấn luyện.

C.1.1.2 Thời hạn huấn luyện và yêu cầu huấn luyện khi thay đổi về nội dung công tác nổ mìn

a) Việc huấn luyện kiểm tra định kỳ kiến thức của thợ mìn được tổ chức 2 năm một lần;

b) Những thợ mìn không đạt yêu cầu trong đợt kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất sẽ bị mất quyền sử dụng giấy chứng nhận. Sau 2 tháng, những người này được phép dự kiểm tra lại, nếu không đạt sẽ thu hồi giấy chứng nhận;

c) Sau khi nghỉ làm công việc nổ mìn trên một năm người thợ mìn phải kiểm tra lại kiến thức nếu đạt mới giao làm công tác nổ mìn trở lại;

d) Khi thợ mìn chuyển từ loại công việc nổ mìn này sang loại công việc nổ mìn khác hoặc sử dụng loại VLNCN mới cũng phải huấn luyện như trên. Người đó phải được học bổ sung và kiểm tra, sát hạch về nội dung của loại nổ mìn mới, nếu đạt mới được bố trí tiếp tục làm thợ mìn. Khi chuyển thợ mìn đến các mỏ hầm lò có khí hoặc bụi nổ thì sau khi kiểm tra, người thợ mìn này phải được sự hướng dẫn kèm cặp của thợ mìn có kinh nghiệm trong thời gian 15 ngày;

đ) Nếu trong quá trình làm việc thợ mìn vi phạm các qui định an toàn, nhưng mức độ không nghiêm trọng và không gây hậu quả thì phải học kiểm tra và sát hạch lại. Trong thời gian chờ học và kiểm tra người thợ mìn không được làm công tác nổ mìn. Trường hợp vi phạm nghiệm trọng gây tai nạn, sự cố thì phải xử lý và bị thu hồi giấy chứng nhận

C.1.1.3 Hạng thợ mìn và nội dung huấn luyện

a) Tuỳ theo tính chất công việc, thợ mìn được xếp thành các hạng sau:

- Hạng A: Là hạng thợ mìn được thực hiện toàn bộ các dạng nổ mìn;

- Hạng B: Là hạng thợ mìn được thực hiện toàn bộ các dạng nổ mìn khai thác, thi công công trình trên mặt đất;

- Hạng C: Là hạng thợ mìn được thực hiện toàn bộ các dạng nổ mìn khai thác, thi công công trình dưới mặt đất;

- Hạng D: Là hạng thợ mìn được thực hiện các dạng nổ mìn dưới nước;

- Hạng Đ: Là hạng thợ nổ mìn các dạng đặc biệt như nổ mìn gia công kim loại, nổ mìn phá hủy công trình gần khu dân cư, nổ mìn trong thử nghiệm VLNCN, nổ mìn ở vùng đất đá có nhiệt độ cao và các dạng nổ mìn khác theo thực tế yêu cầu;

Thợ mìn hạng A phải trải qua ít nhất 5 năm làm công tác nổ mìn và phải qua huấn luyện các nội dung bổ sung của hạng thợ mìn còn lại; thợ mìn hạng D phải có chứng chỉ thợ lặn và có kinh nghiệm ít nhất 01 năm.

b) Nội dung huấn luyện

Thợ mìn, trước khi thực hiện công việc phải qua lớp huấn luyện 15 ngày với nội dung sau đây.

- Về lý thuyết gồm có các phần :

+ Các quy định pháp luật về quản lý VLNCN;

+ Khái niệm về công tác nổ mìn. Mục đích và tác dụng của công tác nổ mìn;

+ Khái niệm về nổ, nổ vật lý, nổ hóa học;

+ Vật liệu nổ dùng trong công nghiệp

* Phân loại VLNCN;

* Thành phần tính chất cơ bản của một số thuốc nổ thường dùng;

* Cấu tạo và tính chất của một số phương tiện nổ;

* Những yêu cầu khi tiếp xúc với VLNCN.

+ Các phương pháp nổ mìn

* Nổ mìn bằng dây cháy chậm: phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng dây cháy chậm, kíp nổ thường, cách làm kíp nổ, các dụng cụ và phương pháp đốt dây cháy chậm;

* Nổ mìn bằng dây nổ: phương pháp kiểm tra. đánh giá chất lượng dây nổ, các phương pháp dấu dây nổ ;

* Nổ mìn bằng điện: so sánh ưu khuyết điểm khi nổ mìn bằng điện và nổ bằng dây nổ, dây cháy chậm; nguyên tắc tính toán mạng điện nổ mìn; các yêu cầu kỹ thuật đối với dây dẫn, kíp điện, các phương pháp kiểm tra; các loại nguồn điện để nổ mìn, yêu cầu đối với chúng; trình tự nổ mìn bằng điện;

* Nổ mìn bằng phương pháp phi điện: phương pháp đấu ráp mạng nổ, kiểm tra, đánh giá chất lượng dây nổ, khởi nổ;

* Các biện pháp an toàn khi nổ mìn bằng dây cháy chậm, dây nổ, bằng điện, phi điện.

+ Ảnh hưởng của nổ mìn đối với môi trường, con người, nguyên tắc tính toán lượng thuốc nổ, các kiểu nạp mìn, cách tính khoảng cách an toàn khi nổ mìn;

+ Kiểm tra thử nghiệm vật liệu nổ, các phương pháp kiểm tra thử vật liệu nổ, đánh giá chất lượng vật liệu nổ, các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ

+ Các qui định về tiêu hủy vật liệu nổ, các phương pháp tiêu hủy và phạm vi áp dụng, các biện pháp an toàn kèm theo;

+ Vận chuyển vật liệu nổ từ kho tới nơi sử dụng ;

+ Các biện pháp tổ chức chỉ huy nổ một bãi nổ gồm các khâu: đuổi người nạp mìn, di chuyển người, thiết bị, các tín hiệu và các phương pháp xử lý mìn câm.

- Về thực hành, thợ mìn phải thực hành thành thạo một số công việc sau:

+ Biết đọc hộ chiếu nổ mìn;

+ Làm ngòi mìn, mìn mồi (đưa dây vào kíp nổ thường, đưa dây nổ, kíp vào khối mìn mồi):

+ Biết bảo quản vật liệu nổ tại nơi nổ mìn.

+ Biết và thành thạo công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng điện nổ mìn;

+ Biết thứ tự công việc, các biện pháp an toàn khi xử lý mìn câm;

+ Biết phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thành viên đội mìn.

- Các nội dung bổ sung khi tiến hành nổ mìn theo các dạng khác nhau :

+ Nổ mìn trên mặt đất (nổ mìn để đạt mục đích văng xa, làm tơi, các biện pháp tổ chức và an toàn kèm theo);

+ Nổ mìn trong các mỏ hầm lò không nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ: các vật liệu nổ được phép sử dụng, các biện pháp an toàn.

+ Nổ mìn trong các mỏ hầm lò có khí nổ hoặc bụi nổ: các vật liệu nổ được phép sử dụng, các biện pháp đảm bảo cho bầu không khí mỏ không bị bốc cháy do nổ mìn gây ra và các biện pháp an toàn

+ Nổ mìn khi phá dỡ các công trình, nhà cửa: Các biện pháp chuẩn bị trước khi nổ mìn phá dỡ, các loại kết cấu đặc biệt cần lưu ý và biện pháp xử lý, thủ tục kỹ thuật an toàn khi nạp, nổ mìn phá dỡ công trình.

+ Nổ mìn dưới nước: Nguyên lý, các khía cạnh khác biệt của quá trình nổ mìn dưới nước, sự lan truyền của chấn động và các biện pháp kỹ thuật an toàn khi nổ mìn ở nơi sát nước hoặc trong nước.

+ Nổ mìn các dạng đặc biệt khác.

- Người đã được cấp chứng nhận\ chứng chỉ nổ mìn hợp lệ của nước ngoài phải huấn luyện bổ sung kiến thức pháp luật về VLNCN của Việt Nam; các điều kiện, kiến thức theo thực tế khi vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN.

C.1.1.4 Người đã huấn luyện phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý VLNCN sát hạch, nếu đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận thợ mìn, thợ mìn đã huấn luyện bổ sung các hạng nổ mìn khác được ghi hạng bổ sung trong giấy chứng nhận.

C.1.1.5 Giấy chứng nhận theo mẫu 1 của phụ lục này.

C.1.2 Thủ kho VLNCN

C.1.2.1 Điều kiện về trình độ

Người thủ kho VLNCN phải có sức khoẻ tốt và có trình độ văn hoá tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học.

C.1.2.2 Thời hạn huấn luyện và yêu cầu huấn luyện khi thay đổi về nội dung công việc bảo quản VLNCN.

a) Việc huấn luyện kiểm tra định kỳ kiến thức của thủ kho được tổ chức 5 năm một lần;

b) Huấn luyện lại khi thủ kho có vi phạm trong công tác bảo quản VLNCN;

c) Huấn luyện bổ sung khi có loại VLNCN mới được đưa vào sử dụng.

C.1.2.3. Nôi dung huấn luyện

Thủ kho VLNCN phải qua mỗi lớp học 10 ngày với những nội dung sau đây.

a) Các quy định pháp luật về quản lý VLNCN;

b) Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng VLNCN. Các biện pháp đảm bảo chất lượng, các qui định về thử và kiểm tra. Những qui định khi tiếp xúc với VLNCN, yêu cầu về bao bì, bao gói VLNCN.

c) Cấu tạo, tính chất của các loại phương tiện nổ, yêu cầu khi tiếp xúc với chúng các yêu cầu về chất lượng, bảo quản, bao bì.

c) Các kho vật liệu nổ:

- Phân loại kho VLNCN

- Khoảng cách an toàn giữa kho với các công trình dân sự, dân cư và giữa các kho với nhau, các yêu cầu về trang thiết bị bảo vệ (chống sét, chống cháy, chống ngập lụt, hệ thống chiếu sáng thông tin, bảo vệ) ;

- Cách sắp xếp vật liệu nổ trong kho.

d) Các qui định về bốc xếp, vận chuyển trong phạm vi kho.

đ) Công tác xuất nhập, thống kê VLNCN.

e) Chế độ kiểm tra, thử các loại VLNCN.

g) Tiêu hủy VLNCN, phương pháp, trình tự, biện pháp an toàn khi tiêu hủy VLNCN.

h) Chế độ trách nhiệm của thủ kho VLNCN.

C.1.2.4. Người đã huấn luyện phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý VLNCN sát hạch, nếu đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận thủ kho VLNCN. Giấy chứng nhận theo mẫu 2 của phụ lục này.

C.1.3 Lái xe, áp tải VLNCN (người vận chuyển)

C.1.3.1 Điều kiện về trình độ

Người lái xe, công nhân vận chuyển, bốc dỡ, áp tải VLNCN phải có sức khỏe tốt và có trình độ văn hoá tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học. Lái xe phải có thêm giấy phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước.

C.1.3.2 Thời hạn huấn luyện và yêu cầu huấn luyện khi thay đổi về nội dung công việc vận chuyển VLNCN.

a) Việc huấn luyện kiểm tra định kỳ kiến thức của người vận chuyển được tổ chức 2 năm một lần;

b) Huấn luyện lại khi người vận chuyển có vi phạm trong công tác bảo quản VLNCN;

c) Huấn luyện bổ sung khi có loại VLNCN mới được đưa vào sử dụng hoặc thay đổi về loại phương tiện vận chuyển.

C.1.3.3. Nôi dung huấn luyện

a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển VLNCN;

b) Tính chất, thành phần và phân loại VLNCN;

c) Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyểnVLNCN;

d) Các loại bao gói, thùng chứa VLNCN, phương tiện vận chuyển và phương pháp vận chuyển đối với các nhóm VLNCN khác nhau;

đ) Các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ và khắc phục thích hợp đối với mỗi nhóm VLNCN;

e) Các biện pháp khẩn cấp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố (cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ).

C.1.3.4. Người đã huấn luyện phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý VLNCN sát hạch, nếu đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận vận chuyển VLNCN. Giấy chứng nhận theo mẫu 3 của phụ lục này.

C.1.4 Nhân viên làm công tác phân tích thí nghiệm VLNCN phải có chuyên môn tương xứng với chức trách công việc, đã được học và kiểm tra các qui định về an toàn có liên quan tới VLNCN.

C.1.5 Người làm công việc phục vụ công tác nổ mìn (vận chuyển, bảo quản VLNCN trong khu vực nổ mìn, người canh gác hoặc thực hiện các việc nạp mìn, đấu mạng nổ dươcí sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của chỉ huy nổ mìn), công nhân vận chuyển, bốc dỡ phải được chỉ huy nổ mìn trực tiếp huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn trước khi tiếp xúc với VLNCN. Khi có sự thay đổi về nội dung công việc hoặc loại VLNCN mới cũng phải được huấn luyện lại như trên. Sau khi huấn luyện người được huấn luyện phải ký nhận vào sổ;



MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN THỢ MÌN

Mẫu số 1

Mặt ngoài: Kích thước: 190mm x 130mm




(1).........................................

(2).........................................



GIẤY CHỨNG NHẬN THỢ MÌN





Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2009
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
2009 -> Phụ lục 2A: Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Tên nghề: Quản trị lữ hành
2009 -> Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-cp ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
2009 -> VĂn phòng chính phủ Số: 02
2009 -> 1871/vpcp-qhqt ngày ban hành: 25/03/2009 Trích yếu: Báo cáo vấn đề kinh doanh Công ty Metro Cash & Carry (Đức)
2009 -> Tiếp tục rà soát, kiến nghị với Trung ương sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp và các luật có liên quan
2009 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 2078
2009 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương