Isposal of industrial explosive materials



tải về 1.74 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.74 Mb.
#11389
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

QCVN 02 : 2008/BCT

AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG VÀ TIÊU HỦY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

National technical regulation on safety in the storage, transportation, use and disposal of industrial explosive materials

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này qui định các yêu cầu an toàn và phòng chống thất thoát trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN). .



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam



Điều 3. Thuật ngữ, định nghĩa

Thuật ngữ dùng trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:.

1. Thuốc nổ: Là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện.

2. Phụ kiện nổ: là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

3. Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN): bao gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ sử dụng cho mục đích dân dụng.

a) Dây cháy chậm là vật phẩm gồm lõi thuốc đen mịn bao quanh bằng lớp vải dệt có tẩm chất chống thấm, khi đốt sẽ cháy bên trong với tốc độ ổn định. Dây cháy chậm dùng để truyền tia lửa kích nổ kíp nổ thường (kíp đốt).

b) Dây nổ là vật phẩm gồm lõi thuốc nổ mạnh bao quanh bằng sợi tết có phủ lớp nhựa tổng hợp ngoài cùng. Dây nổ dùng để truyền sóng nổ để kích nổ trực tiếp các lượng thuốc nổ có độ nhạy cao.

c) Dây dẫn nổ hay còn gọi là dây dẫn tín hiệu nổ hoặc dây phi điện là loại dây truyền sóng nổ năng lượng thấp từ nguồn tạo xung khởi nổ đến kíp nổ khác.

d) Kíp nổ là vật phẩm gồm một ống kim loại hoặc nhựa chứa thuốc nổ sơ cấp, dưới tác động cơ, hóa, nhiệt hoặc điện, kíp nổ sẽ nổ và tạo ra năng lượng đủ lớn để làm nổ các lượng thuốc nổ khác. Kíp nổ có thể tác động tức thời hoặc tác động chậm sau thời gian định trước (vi sai hoặc chậm)

đ) Mồi nổ là lượng thuốc nổ trung gian có tác dụng tăng cường công nổ truyền đến từ kíp hoặc dây nổ.

4. Thuốc nổ, phụ kiện nổ chế tạo từ thuốc phóng, thuốc nổ thu hồi, chưa qua chế biến và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng hoặc các hoá chất, bán thành phẩm để chế biến thành thuốc nổ mà tự nó không gây ra cháy nổ trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản riêng rẽ không được coi là VLNCN

5. Bảo quản VLNCN: Là hoạt động cất giữ vật liệu nổ công nghiệp trong kho, trong quá trình vận chuyển đến nơi sử dụng hoặc tại nơi sử dụng.

6. Sử dụng VLNCN: Là quá trình làm nổ vật liệu nổ công nghiệp theo quy trình công nghệ đã được xác định.

7. Huỷ VLNCN: Là quá trình phá bỏ hoặc làm mất khả năng tạo ra phản ứng nổ của vật liệu nổ công nghiệp theo quy trình công nghệ đã được xác định.

8. Vận chuyển VLNCN: là hoạt động vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Vận chuyển nội bộ là vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trên các đường không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng.

9. Thử vật liệu nổ công nghiệp: Là việc xác định tính năng kỹ thuật của VLNCN theo đăng ký của nhà sản xuất, nhập khẩu. Hiện trường, điều kiện thử nổ phải tuân theo quy định tại Quy chuẩn này và TCVN 6174:97.

10. Phương pháp kích nổ: Là cách tiến hành làm nổ khối thuốc nổ và được phân thành các phương pháp chính sau đây:

- Kích nổ dùng dây cháy chậm - kíp nổ đốt;

- Kích nổ bằng kíp điện;

- Kích nổ bằng dây nổ - kíp;

- Kích nổ bằng kíp nổ phi điện;

- Kích nổ bằng kíp cơ.

11. Chỉ huy nổ mìn: Là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm theo quy định pháp luật quản lý VLNCN, chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ công việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN tại khu vực nổ mìn và thực hiện các biện pháp xử lý, ngăn chặn cần thiết để đảm bảo quá trình nổ mìn an toàn, hiệu quả, không xảy ra thất thoát VLNCN.

12. Danh mục VLNCN Việt Nam: Là bản liệt kê các loại VLNCN được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Nội dung bản danh mục phải bao gồm các thông tin về phân loại, quy cách bao gói, chỉ tiêu chất lượng và nguồn gốc VLNCN.

13. Khoảng cách an toàn: Là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp đến các đối tượng cần bảo vệ (người, nhà ở, công trình hoặc kho, đường giao thông công cộng, phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp khác...), sao cho các đối tượng đó không bị ảnh hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng không khí, đá văng theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

14. Giám sát ảnh hưởng nổ mìn: Là việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra nhằm bảo đảm các mức đó nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Mục 5, Quy chuẩn này.

15. Nổ mìn lỗ khoan lớn: Là việc làm nổ các phát mìn ngầm có đường kính ≥ 100 mm.



Điều 4. Các yêu cầu chung

1. Quy định về danh mục VLNCN

a) Chỉ được phép sử dụng các loại VLNCN trong danh mục VLNCN Việt Nam. Cấm người sử dụng tự ý thay đổi thành phần VLNCN.

b) Việc đưa các loại thuốc nổ, phụ kiện nổ vào danh mục VLNCN của Việt Nam phải tuân theo quy định tại TCVN 6174:1997 Vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn về sản xuất, thử nổ và nghiệm thu và các quy định pháp luật liên quan về VLNCN và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

2 Tổ chức, cá nhân có kế hoạch nghiên cứu sản xuất, chế thử vật liệu nổ phải có đề án nghiên cứu đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nghiên cứu sản xuất, chế thử vật liệu nổ theo các qui định hiện hành.

3. Cơ sở sản xuất, bảo quản VLNCN phải được đầu tư, xây dựng và nghiệm thu theo đúng các thủ tục pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, bảo vệ môi trường, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật về quản lý VLNCN, an ninh, an toàn và phòng cháy chữa cháy.

Phương tiện, bao bì, thùng chứa vận chuyển VLNCN phải đủ điều kiện theo quy định của Quy chuẩn này và pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm

4. Phân loại VLNCN.

VLNCN được được phân loại tuỳ theo mức độ nguy hiểm và yêu cầu an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng. Phân loại chi tiết về VLNCN quy định tại Phụ lục A, Quy chuẩn này.

5. Qui định về màu sắc và ghi nhãn trên bao bì

a) VLNCN dạng thỏi, bao bì, túi đựng VLNCN phải có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành về nhãn hàng hóa nguy hiểm khi đưa vào lưu thông, sử dụng.

Bao gói VLNCN an toàn sử dụng trong các mỏ hầm lò có khí, bụi nổ phải dùng vỏ bọc hoặc các dải bọc mầu vàng để phân biệt với các loại VLNCN khác.

Chú thích

- Nếu thuốc nổ nhập ngoại có qui đinh màu sắc khác với qui định trên đây thì được giữ nguyên màu sắc của thuốc nổ đó nhưng phải thông báo cho người bảo quản, vận chuyển, sử dụng biết;

- Cho phép nhồi thuốc nổ thành thỏi vào vỏ bằng giấy có màu sắc tự nhiên của giấy nhưng phải dán hoặc kẻ vạch chéo có màu sắc đúng với qui định đối với các loại thuốc nổ đó như qui định tại điểm a, khoản này.

b) Trên mỗi thùng thuốc nổ phải có nhãn hiệu của nhà máy sản xuất ghi rõ mã hiệu nhà máy, tên chất nổ, số thứ tự đợt sản xuất, khối lượng mỗi thùng, ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng.

c) Trên mỗi thùng và hộp đựng kíp phải có nhãn ghi rõ ký hiệu nhà máy chế tạo, số thứ tự đợt sản xuất số thứ tự hòm, ngày tháng năm chế tạo, số lượng kíp, các thông số về điện trở kíp, số và thời gian chậm (vi sai), hạn sử dụng.

6. Các biện pháp kỹ thuật an toàn chung trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN

a) Kho, phương tiện bảo quản, vận chuyển VLNCN phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với yêu cầu an toàn trong bảo quản, vận chuyển của từng nhóm VLNCN. Trường hợp bảo quản, vận chuyển trong cùng một kho hoặc phương tiện nhiều nhóm VLNCN có yêu cầu bảo quản, vận chuyển khác nhau, nhóm VLNCN có yêu cầu bảo quản, vận chuyển với mức độ an toàn cao nhất được chọn để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp an toàn khi thiết kế, xây dựng kho hoặc phương tiện chứa, vận chuyển VLNCN. Nguyên tắc chọn nhóm đại diện tuân theo Bảng A4, Phụ lục A, Quy chuẩn này.

b) Cho phép bảo quản, vận chuyển chung các loại VLNCN cùng nhóm tương thích theo quy định tại Bảng A2.2 Phụ lục A, Quy chuẩn này.

Việc vận chuyển chung các loại VLNCN khác nhóm trên cùng một phương tiện vận chuyển phải tuân theo quy định tại Điều 8, Mục 2, Chương II, Quy chuẩn này.

c) Phải thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng những loại VLNCN nhậy nổ với các nguồn năng lượng điện, cảm ứng điện và tĩnh điện gây ra từ các nguồn thu, phát sóng điện từ tần số radio, dông sét, đường dây điện cao áp hoặc dòng điện lạc. Các biện pháp bao gồm:

- Ngừng hoàn toàn công tác nạp, nổ mìn khi phát hiện có bão, sấm chớp;

- Nối ngắn mạch dây kíp điện hoặc đường dây dẫn của mạng nổ mìn điện;

- Tiếp đất các thiết bị cơ giới nạp thuốc nổ xuống lỗ khoan;

- Để VLNCN trong các hòm có vỏ bọc kim loại và được lót bằng các loại vật liệu mềm không phát sinh tia lửa, tĩnh điện;

- Kiểm tra và loại trừ sự thâm nhập của dòng điện lạc, dòng cảm ứng điện từ trường vào mạng nổ mìn điện;

- Duy trì khoảng cách với các nguồn thu, phát sóng điện từ tần số radio (RF) theo quy định tại Phụ lục B, Quy chuẩn này;

- Đặt biển báo cấm sử dụng thiết bị thu, phát sóng điện từ tần số radio cầm tay trên đường vào, cách nơi có VLNCN 50m; ở những nơi không thực hiện được quy định này, phải có biện pháp cấm sử dụng thiết bị thu, phát sóng điện từ tần số radio trong phạm vi khoảng cách quy định tại Phụ lục B, Quy chuẩn này.

d) Việc sử dụng VLNCN trong các mỏ hầm lò phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về khí, bụi nổ và an toàn về khí độc. Trong hầm lò chưa được thông gió, chỉ được sử dụng loại VLNCN không sinh ra quá 0,15 m3 khí độc khi nổ 1kg VLNCN

đ) VLNCN bị mất phẩm chất hoặc VLNCN thu hồi không còn khả năng tái chế, sử dụng lại phải được tiêu hủy theo quy định tại Mục 3, Chương II Quy chuẩn này.

e) Khi xảy ra cháy kho chứa, phương tiện vận chuyển VLNCN hoặc cháy VLNCN trong lỗ mìn, phải sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm chữa cháy đến nơi an toàn và tổ chức canh gác và/hoặc thiết lập cảnh báo để ngăn ngừa người xâm nhập khu vực nguy hiểm. Trường hợp không còn khả năng kiểm soát ngọn lửa và ngọn lửa sắp lan đến khối VLNCN, phải dừng ngay toàn bộ công việc chữa cháy và sơ tán mọi người đến nơi an toàn.

7. Qui định khi tiếp xúc với VLNCN

a) Tổ chức có sử dụng VLNCN để nổ mìn phải bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn đủ điều kiện theo quy định.

b) Thợ mìn, thủ kho, người vận chuyển, bốc dỡ và người phục vụ công tác nổ mìn phải là người có đủ năng lực pháp lý, được đào tạo theo qui định của pháp luật về giáo dục, dạy nghề và được huấn luyện theo nội dung quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn này trước khi trực tiếp làm việc với VLNCN.

c) Không để VLNCN bị va đập, xô đẩy hoặc chịu nhiệt độ cao quá mức quy định của nhà sản xuất. Không đẩy, ném, kéo lê hòm có chứa VLNCN. Không được kéo căng hoặc cắt ngắn dây dẫn của kíp điện, kíp phi điện. Cấm dùng bất cứ vật gì chọc vào kíp nổ và cấm sửa chữa kíp điện, kíp phi điện thành kíp nổ thường;

d) Không được hút thuốc hoặc dùng ngọn lửa trần cách chỗ để VLNCN gần hơn 100 m. Không được mang theo người các loại dụng cụ mà khi sử dụng có phát ra tia lửa (diêm, bật lửa) hoặc các loại thiết bị, phương tiện thu, phát sóng điện từ tần số radio (điện thoại di động, máy thu phát FM). Chỉ người được phân công đốt dây cháy chậm mới được mang theo dụng cụ lấy lửa khi làm nhiệm vụ.

đ) Dụng cụ dùng để đóng, mở các hòm VLNCN phải làm bằng vật liệu khi sử dụng không phát ra tia lửa. Không được đi giày có đế đóng bằng đinh sắt hoặc đóng cá sắt khi tiếp xúc với thuốc đen.

e) Những người áp tải hoặc bảo vệ VLNCN trong quá trình bảo quản, vận chuyển được phép trang bị và sử dụng vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật hiện hành.

8. Khoảng cách an toàn

a) Để bảo vệ nhà, công trình không bị phá hủy do chấn động nổ mìn gây ra, phải tính toán khối lượng các phát mìn và phương pháp nổ mìn cho phù hợp với khoảng cách từ chỗ nổ đến công trình cần bảo vệ. Việc xác định khoảng cách an toàn tiến hành theo phụ lục D của Quy chuẩn này.

b) Khi bố trí các nhà kho riêng biệt hoặc các bãi chứa VLNCN ngoài trời, thì khoảng cách giữa chúng phải đảm bảo sao cho nếu xảy ra nổ ở một nhà hoặc một khối thuốc nổ thì không truyền nổ sang các nhà hoặc khối thuốc nổ khác. Khoảng cách an toàn tính theo phụ lục D của Quy chuẩn này.

Khoảng cách an toàn về truyền nổ phải chọn trị số lớn nhất trong số các trị số tính được theo các phép tính khoảng cách truyền nổ, nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách tính theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.

c) Để bảo vệ cho người không bị chấn thương, công trình nhà cửa không bị hư hại do tác động của sóng không khí khi nổ mìn gây ra, khoảng cách từ chỗ nổ mìn đến đối tượng cần được bảo vệ phải được tính theo phụ lục D của Quy chuẩn này.

d) Khoảng cách an toàn đảm bảo cho người tránh khỏi các mảnh đất đá văng ra được xác định theo thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn, ở khu đất trống khoảng cách nói trên không được nhỏ hơn trị số ghi ở bảng 1.

Khoảng cách an toàn đối với người phải chọn trị số lớn nhất trong hai loại khoảng cách an toàn về sóng không khí và văng đất đá do nổ mìn gây ra.


Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2009
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
2009 -> Phụ lục 2A: Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Tên nghề: Quản trị lữ hành
2009 -> Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-cp ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
2009 -> VĂn phòng chính phủ Số: 02
2009 -> 1871/vpcp-qhqt ngày ban hành: 25/03/2009 Trích yếu: Báo cáo vấn đề kinh doanh Công ty Metro Cash & Carry (Đức)
2009 -> Tiếp tục rà soát, kiến nghị với Trung ương sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp và các luật có liên quan
2009 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 2078
2009 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương