Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao



tải về 0.56 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#30913
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. Quy mạng hồi hướng


Kính lễ Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, Quán Âm, Thế Chí, các vị thánh hiền, ngưỡng nguyện sức Tam Bảo gia bị sẽ khiến cho kinh sớ này trọn khắp các cõi nhiều như số vi trần, kẻ thấy, nghe, tùy hỉ và vâng giữ, tuyên nói, rốt ráo được sanh về cõi An Lạc. Ðem công đức này hồi hướng về pháp giới cùng thành quả Vô Thượng Bồ Đề.
Lăng Nghiêm Kinh Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao

Quyển Hạ hết

(Phật lịch 2544, ngày 15 tháng Mười năm 2000, Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa kính dịch.

Ngày 06 tháng Giêng năm 2008, sửa chữa cảo bản lần thứ nhất)
---o0o---

Duyên khởi khắc bản Thế Chí Sớ Sao
Trong các đường lối tu hành, Niệm Phật là bậc nhất. Phương pháp Niệm Phật không chi hơn được kinh này. Soạn Sớ Sao cũng là chuyện chẳng đặng đừng mà thôi! Mùa Đông năm Mậu Ngọ (1678), tiên sinh Đới Phúc Trai ở vùng Kinh Triệu, ông Trương Nhân Trưởng tính mừng thọ cho cha bèn tổ chức pháp hội Hoa Nghiêm. Lúc ấy, tôi suất lãnh đại chúng, tụng đến môn Niệm Phật của ngài Đức Vân liền suy nghĩ chín chắn, quán niệm sâu xa, trong đêm hôm ấy mộng thấy hòa thượng bổn sư giảng cho tôi nghe chương Thế Chí. Sáng hôm sau, bèn nghiên cứu kỹ càng bộ Hoa Nghiêm Sớ Sao của ngài Thanh Lương rồi bắt đầu viết lời giải thích vào ngày mồng Tám tháng Chạp mãi cho đến hôm Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) mới gác bút.

Tháng Năm mùa Hạ năm ấy, cầm sách đến thỉnh giáo tiên sinh Đới Phúc Trai. Rằm tháng Bảy năm nay, tiên sinh bảo con trai quyên mộ, khắc in. Con trai tiên sinh vui vẻ vâng lệnh, liền dùng chuyện này để làm công cứ hòng cầu lành bệnh, kéo dài cuộc sống, chuyện tăng thọ, tăng phước đều có các điều ứng nghiệm. Thợ khắc nói: “Đây là do Phật, Bồ Tát gia hộ hay không phải là do Phật, Bồ Tát gia hộ?” Tôi nói:

“Hãy nên biết rằng: Kinh này ý nghĩa chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn. Do bởi lẽ ấy, nếu là những tác phẩm khơi gợi năm thứ dục lạc, hoặc xiển dương sáu trần cảnh, hoặc nhằm thu hút tiếng tăm, hoặc nhằm kết thành cái quả cái nhân của tài sản trong thế gian thì thí tiền để khắc bản in như thế sẽ bị tổn hại vô ích. Nay khắc pháp môn Niệm Phật tặng cho một người thì một người được lợi ích, tặng cho ngàn vạn người thì sẽ có ngàn vạn người được lợi ích. Trong một thời, một chỗ thì một thời một chỗ được lợi ích. Tới cùng tận đời vị lai trọn khắp các cõi số lượng nhiều như cát thì sẽ có lợi ích trong các phương nhiều như cát đến ức kiếp. Đấy chính là sức giống như ngài Thế Chí, nguyện sánh với Di Đà, nhiếp thủ người niệm Phật quay về cõi An Dưỡng. Công đức vô lậu ấy bằng với hư không, há có thể dùng tâm suy nghĩ, lời lẽ bàn luận được hay chăng? Hơn nữa, đã lãnh hội Phật tâm, khiến cho Tam Bảo thường trụ, nếu Phật chẳng gia hộ, ai sẽ gia hộ đây? Vì thế, đối với những dấu hiệu nhỏ nhoi, vặt vãnh này chớ nên sanh lòng nghi!”

Mọi người đều chấp nhận là đúng, bảo tôi soạn văn để khuyên đời, nhằm dấy lên tín tâm cho khắp hết thảy mọi người. Tiên sinh Phúc Ông nghe vậy bèn nói: “Chuyện này mờ mịt chẳng cần phải gấp rút nêu ra. Tín tâm thì ai nấy đã sẵn có, khuyên rộng rãi làm gì?” Tôi nói: “Chẳng phải vậy. Sanh tử là chuyện lớn. Pháp môn này có thể thoát được sanh tử há bảo là nhỏ nhoi ư? Người tin tuy nhiều, nhưng chẳng thể thường trọn khắp, nay phô bày ra hòng khiến kẻ chưa tin sẽ tin tưởng, người đã tin sẽ thêm tin tưởng, khuyên lơn lẫn nhau nào có hại gì?” Do vậy bèn viết vào cuối bản Sớ Sao để giúp cho sự lưu thông vậy.

Ngày Mười Một tháng Mười năm Canh Thân (1680) đời Khang Hy, Quán Đảnh hành giả Tục Pháp viết tại Từ Vân Quán Đường.
---o0o---

HẾT


1 Đại sư Tục Pháp (1641-1728) là cao tăng đời Thanh, người huyện Nhân Hòa (nay là Hàng Châu), tỉnh Chiết Giang, họ Trầm, pháp tự là Bách Đình, hiệu là Quán Đảnh. Ngài còn có tên là Thành Pháp. Năm lên chín tuổi xuất gia với ngài Minh Nguyên chùa Từ Vân ở núi Thiên Trúc, Hàng Châu. Mười chín tuổi thọ Cụ Túc Giới, hai mươi tuổi liền tập giảng kinh. Năm 27 tuổi, được ngài Minh Nguyên phó chúc trở thành pháp tôn đời thứ năm của Tổ Liên Trì Châu Hoằng. Sư nghiên cứu trọn khắp các kinh điển, dung hội mọi thuyết, chẳng câu nệ một pháp nào. Mỗi khi nhóm chúng thuyết pháp, thính chúng tụ tập đông nghẹt, cực thịnh một thời. Ngài lần lượt trụ trì các chùa Từ Vân, Sùng Thọ, Thượng Thiên Trúc. Các đệ tử truyền pháp như Bồi Phong, Từ Duệ, Chánh Trung, Thiên Hoài đều lừng danh. Ngài để lại các tác phẩm như Hiền Thủ Ngũ Giáo Nghi, Viên Giác Chiết Nghĩa Sớ, Hoa Nghiêm Tông Phật Tổ Truyện v.v… hơn sáu trăm quyển.

2 Tứ Trọng (gọi đủ là Tứ Trọng Cấm Giới hoặc Tứ Trọng Tội, hay Tứ Ba La Di) là bốn trọng tội căn bản không được vi phạm, tức là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ. Ba La Di (pārājika) là một trong bảy tiểu loại Giới của luật tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni. Giới này còn được phiên là Ba La Thị Ca, Ba La Xa Dĩ Ca, dịch nghĩa là Cực Ác, Trọng Cấm, Đọa, Đoạn Đầu (đứt đầu), Vô Dư (không còn sót), Khí (vứt bỏ). Người tu hành phạm phải những giới cấm này sẽ không còn đủ tư cách là tăng sĩ nữa, phải bị trục xuất khỏi tăng đoàn, chết đọa địa ngục. Nội dung giới này xoay quanh Tứ Trọng như vừa nói trên đây.

3 Tam Tai: ba tai nạn lớn khi thế giới sắp bước vào kiếp Hoại: Thủy Tai, Hỏa Tai và Phong Tai.

Bát nạn (Astāvaksanāh): Tám thứ chướng nạn gồm: Sanh trong địa ngục, sanh trong loài ngạ quỷ, đọa làm súc sanh, sanh trong chốn Biên Địa hoặc sanh vào châu Uất Đan Việt (trong châu này quá sướng, tuổi thọ quá dài, nên không có lòng mong muốn tu tập), tàn tật (đui, ngọng, câm, điếc), Thế Trí Biện Thông, và sanh trước Phật hay sau Phật. Nếu hiểu đặc biệt theo nghĩa thọ giới của Tăng sĩ (như trong Tứ Phần Luật đã quy định) thì tám nạn là tám thứ chướng nạn khiến tăng chúng không thể thọ giới, tụng giới hay Tự Tứ được tức là nạn vua, nạn giặc cướp, lụt lội, hỏa tai, bệnh tật, bị kẻ xấu quấy nhiễu, bị phi nhân ngăn trở, bị độc trùng ngăn trở.



4 Sư dùng chữ “Tông Trí” trong nguyên văn. Trí là đạt đến, giống với ý nghĩa chữ Thú trong cách phán định Ngũ Trùng Huyền Nghĩa thông thường nên chúng tôi dùng chữ Thú cho giống với phần sau.

5 Sớ: Lời giải thích chánh kinh gọi là Sớ, phần giải thích lời Sớ gọi là Sao.

6 “Thể” là thể tánh (bản thể, bản chất). Thể tánh của một bản kinh được gọi là Giáo Thể, đôi khi còn gọi một cách tổng quát là Lý Thể. Theo pháp sư Bân Tông: “Lìa hết thảy các tướng thì gọi là Tánh; chỗ hết thảy các nghĩa quy về gọi là Lý. Nghĩa trọng yếu của các pháp gọi là Thể”. Phô bày minh bạch yếu chỉ của một bản kinh, nêu rõ chỗ quy hướng của các giáo nghĩa được dạy trong kinh ấy thì gọi là “hiển thể”. Nói một cách khác, “hiển thể” một bản kinh chính là minh định chân lý nào sẽ được phô diễn bởi bản kinh ấy.

7 Tướng (Laksana), có nghĩa là hình tướng hoặc trạng thái của các pháp. Nói cách khác, Tướng là những gì có thể nhận thức được bằng giác quan hay suy tưởng. Trong cách phán định kinh điển, Tướng có nghĩa là những phạm vi tác động của một pháp môn hay một bản kinh hoặc phạm vi bao trùm các pháp sẽ được diễn tả bằng bản kinh ấy.

8 Đế (satya) có nghĩa là chân thật, không dối, chỉ cho sự thật vĩnh viễn không biến đổi, Đế chính là tên gọi khác của chân lý. Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển 17 giảng: “Các Lý pháp do đức Như Lai đã nói chân thật chẳng dối nên gọi là Đế”.

9 Tướng độ: Cõi Tịnh Độ được nhận biết qua mặt sự tướng, tức các cõi Phàm Thánh Đồng Cư và Phương Tiện Hữu Dư.

10 Như (Tathā) còn gọi là Như Như, Chân Như, Như Thật, chính là bản tánh chân thật bất biến của hết thảy vạn vật. Bởi lẽ, vạn vật tuy có đủ mọi tánh chất khác biệt, nhưng những tánh chất chỉ là những tánh riêng biệt được cảm nhận qua lăng kính chấp trước chứ không phải là thật sự có. Hết thảy mọi vật đều lấy Không làm Thể nên bản tánh (thật tánh) của các pháp được gọi là Pháp Tánh, hoặc Chân Như hoặc Thật Tế.

11 Tức bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ của đại sư Thanh Lương Trừng Quán.

12 A-tăng-kỳ (Asamkhya) còn được phiên âm là A Tăng Xí Da, Tăng Kỳ, dịch nghĩa là Bất Khả Toán Số, Vô Lượng Số, hoặc Vô Ương Số. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm. Một A-tăng-kỳ là một ngàn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn triệu (chín chữ Vạn). Thế nhưng, theo Đại Tỳ Bà Sa Luận, quyển 177, lại có ba loại A-tăng-kỳ:

1. Kiếp A-tăng-kỳ lấy một kiếp làm một A-tăng-kỳ.

2. Sanh A-tăng-kỳ tức là trong mỗi một kiếp trải quả vô số đời.

3. Diệu hạnh A-tăng-kỳ tức là trong mỗi một kiếp tu hành vô số diệu hạnh.



Luận Tỳ Bà Sa cho rằng hành nhân phải tu tập trọn đủ cả ba loại A-tăng kỳ như thế mới thành Vô Thượng Chánh Giác. Do vậy, ngoài cách giải thích thông thường “tam A-tăng-kỳ là thời gian tu tập trải qua ba A-tăng-kỳ”, còn có qua điểm giải thích “tam kỳ” chính là tu tập trọn đủ ba loại A-tăng-kỳ như luận Tỳ Bà Sa đã giảng.

13 A Già Đà (Agada) còn phiên là A Yết Đà hoặc A Kiệt Đà, có nghĩa là Kiện Khang, Trường Sanh Bất Tử, Vô Bệnh, Phổ Khứ (trừ khử khắp mọi thứ bệnh), Vô Giá là một loại thuốc linh nghiệm có khả năng trị mọi thứ bệnh.

14 Theo phẩm Tỳ Lô Giá Na (tức phẩm thứ sáu) kinh Hoa Nghiêm, vào đời quá khứ, trong thế giới Thắng Âm thuộc thế giới hải Phổ Môn Tịnh Quang Minh có rừng Ma Ni Hoa Chi Luân, trong rừng ấy có đạo tràng tên Bảo Hoa Biến Chiếu, trong đạo tràng ấy lần lượt mười Tu Di sơn vi trần số Như Lai xuất hiện trong cõi đời. Đức Phật thứ nhất tên là Nhất Thiết Công Đức Sơn Tu Di Thắng Vân. Khi ấy, Đại Oai Quang là thái tử của Chuyển Luân Vương Hỷ Kiến Thiện Huệ, do thấy quang minh liền chứng đắc mười thứ pháp môn. Sau đó, nghe Phật giảng pháp bèn chứng vô tận môn tam-muội.

15 Đây là hai mươi mốt môn Niệm Phật giải thoát được ngài Đức Vân tỳ-kheo nói tới trong phẩm Nhập Pháp Giới kinh Hoa Nghiêm khi Thiện Tài đến học hỏi về pháp giải thoát. Hai mươi mốt môn Niệm Phật ấy chính là Trí Quang Phổ Chiếu Niệm Phật, Linh Nhất Thiết Chúng Sanh Niệm Phật, Linh An Trụ Lực Niệm Phật, Linh An Trụ Pháp Niệm Phật, Chiếu Diệu Chư Phương Niệm Phật, Nhập Bất Khả Kiến Xứ Niệm Phật, Trụ Ư Chư Kiếp Niệm Phật, Trụ Nhất Thiết Thời Niệm Phật, Trụ Nhất Thiết Sát Niệm Phật, Trụ Nhất Thiết Thế Niệm Phật, Trụ Nhất Thiết Cảnh Niệm Phật, Trụ Tịch Diệt Niệm Phật, Trụ Viễn Ly Niệm Phật, Trụ Quảng Đại Niệm Phật, Trụ Vi Tế Niệm Phật, Trụ Trang Nghiêm Niệm Phật, Trụ Năng Sự Niệm Phật, Trụ Tự Tại Niệm Phật, Trụ Tự Nghiệp Niệm Phật, Trụ Thần Biến Niệm Phật, Trụ Hư Không Niệm Phật.

16 Thủy Thanh Châu là một loại ngọc theo truyền thuyết có khả năng khiến cho nước đục biến thành trong. Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự có đoạn nói về Thủy Thanh Châu như sau: “Thanh châu đầu ư trược thủy, trược thủy bất đắc bất thanh. Niệm Phật đầu ư loạn tâm, loạn tâm bất đắc bất Phật. Tây thiên hữu bảo, danh viết Thanh Châu. Vị thử châu đầu nhập trược thủy trung, nhập thủy nhất thốn, tắc nhất thốn chi trược thủy tức tiện thanh khiết. Thử châu nhập thủy, tự thốn chí xích, nãi chí ư để, tắc trược thủy diệc tùy chi nhi trừng trạm” (Thanh châu gieo vào nước đục, nước đục chẳng thể không trong; niệm Phật gieo vào tâm loạn, tâm loạn không thể không thành tâm Phật. Tây Vực có vật báu tên là Thanh Châu. Loại châu này gieo vào nước đục, chìm xuống nước một tấc thì một tấc nước đục liền thành thanh khiết. Châu ấy gieo vào nước từ tấc tới thước, cho đến tận đáy thì nước đục cũng lặng trong theo.)

17 Tùy Thuận Nhẫn (Anulomikī-dharma-ksānti) là tên gọi khác của Nhu Thuận Nhẫn. Nhẫn này còn có tên gọi khác là Tư Duy Nhu Thuận Nhẫn, hàm nghĩa Huệ tâm nhu nhuyễn, có thể tùy thuận chân lý. Nói cách khác, Nhu Thuận là tâm mềm mỏng, trí thuận thảo, chẳng trái nghịch lý Thật Tướng. Nhẫn là an trụ nơi địa vị ấy. Trong bài giảng về cuốn Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa, Hòa Thượng Tịnh Không giảng khái niệm này rất dễ hiểu như sau: “Tùy Thuận Nhận là đối với hết thảy sự việc, quan hệ, hoàn cảnh đều có thể tùy thuận, tức là không khởi lên phân biệt, chấp trước”.

18 Khải giáo: khơi gợi, giảng giải giáo pháp hoặc là người thỉnh cầu Phật, Bồ Tát, thiện tri thức giảng giải giáo pháp.

19 Tam khoa là Uẩn, Xứ, Giới (hay còn gọi là Ấm, Nhập, Giới), tức:

1. Ngũ Uẩn.

2. Thập Nhị Xứ (Thập Nhị Nhập) tức sáu Căn phối hợp với sáu Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc).

3. Thập Bát Giới: tức đem sáu căn phối hợp với sáu trần và sáu thức.



20 Theo kinh Lăng Nghiêm, Sắc Pháp và Tâm Pháp xét về thể tánh chia ra thành bảy loại lớn (Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Kiến, Thức). Địa, Thủy, Hỏa, Phong và Không là thể tánh của Sắc Pháp. Đại có nghĩa là trọn khắp pháp giới. Vạn pháp sanh thành chẳng rời khỏi bốn Đại đầu, nương vào hư không (Không đại) để kiến lập. Do Kiến mà cảm nhận, do Thức mà hay biết. Năm Đại đầu, phi tình cũng có, nhưng hai Đại sau chỉ hữu tình mới có. Nói cách khác, Địa là tánh chất cứng chắc, Hỏa là tánh chất ấm áp, Thủy là tánh chất thấm ướt, Phong là tánh chất di động, Không là tánh chất không ngăn ngại, Kiến đại là tánh cảm nhận, hiểu biết, Thức đại là tánh phân biệt. Năm Đại đầu thuộc về Lục Cảnh, Kiến Đại nương tựa vào Ý căn, Thức Đại nương tựa vào sáu thức (theo từ điển Phật Quang Sơn).

21 Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha) chỉ bổn tánh thanh tịnh Như Lai Pháp Thân (tự tánh thanh tịnh) ẩn kín trong cái tâm phiền não của chúng sanh, chẳng bị phiền não ô nhiễm, trọn đủ bản tánh vĩnh viễn bất biến tuyệt đối thanh tịnh. Do ẩn kín, chưa hiển lộ nên gọi là Tạng.

22 Chỉ (Śamatha), còn phiên âm là Xa Ma Tha, hoặc Sá Ma Tha, hoặc dịch là Chỉ Tịch, Đẳng Quán, là danh xưng khác của Thiền Định. Chỉ có nghĩa là dứt hết mọi suy lường, dồn tâm chuyên chú vào một cảnh. Từ khái niệm này tông Thiên Thai đem phối hợp với Không, Giả, Trung lập ra ba thứ Chỉ, rồi lại phân biệt ra rất nhiều môn Chỉ rất phức tạp, sợ phiền phức nên không ghi vào đây.

23 Thanh (Śabda) là những âm thanh, là đối tượng cảm nhận của Nhĩ Căn, là một trong sáu trần.

Danh (Nāman) là danh xưng. Duy Thức Học giải thích Danh là những âm thanh xưng hô có tác dụng khiến cho người nghe hình dung được hình tướng của sự vật. Do mỗi một Danh thường liên quan đến một nội dung xác định nên còn gọi là “danh nghĩa”. Câu Xá Luận còn chia Danh ra những khái niệm Danh, Danh Thân, Đa Danh Thân như sau: Những từ ngữ chỉ có một chữ thì gọi là Danh như Sắc, Hương v.v… Những từ ngữ gồm hai chữ gộp lại thì gọi là Danh Thân, ba chữ trở lên thì gọi là Đa Danh Thân.

Cú nghĩa (Padārtha): những nghĩa lý được phân biệt, chọn lựa dựa theo từng câu nói, hay những nghĩa lý được trình bày bởi một câu nói. Một cách giải thích khác là: Cú là quan niệm, tức những sự vật được hiển thị trong nội dung của quan niệm ấy gọi là Nghĩa. Khái niệm Cú Nghĩa rất gần với khái niệm “phạm trù” trong triết học Tây Phương. Triết học Ấn Độ cũng gọi những loại lớn trong cách phân loại những nguyên lý, đặc tánh của sự vật là Cú Nghĩa. Chẳng hạn phái Thắng Luận chia những nguyên lý của vạn hữu thành mười Cú Nghĩa.

Do Thanh, Danh, Cú Nghĩa đều nằm trong phạm vi đối đãi, còn phân biệt, chưa đạt đến mức độ Pháp Không nên chỉ được coi là thuộc phạm vi Tiểu Thừa.



24 Tức bốn đại châu: Diêm Phù, Tây Ngưu, Đông Thắng và Bắc Câu.

25 Nguyên văn “Đao thuyền” một loại thuyền nhỏ có hình dáng thon dài như chiếc dao thường dùng để bơi trong sông nhỏ.

26 Thọ Dụng Phật là chính là Thọ Dụng Thân (Sambhoga-kāya) của Phật. Tức là thân viên mãn hết thảy công đức, trụ trong cõi nước thuần tịnh, thường hưởng pháp lạc nên gọi là Thọ Dụng, chia thành hai loại:

1. Tự Thọ Dụng: tức thân Phật vô biên công đức, sắc thân thường trọn khắp, vô lượng phước trí để hưởng dụng pháp lạc, còn gọi là Thật Trí thân, do thức thứ tám vô lậu tương ứng với Đại Viên Kính Trí biến thành. Đây là thân cảm bởi sự tu các hạnh tự lợi trong khi tu nhân. Do vậy, thân này còn gọi là Báo Thân.

2. Tha Thọ Dụng: thân công đức thanh tịnh vi diệu do Bình Đẳng Tánh trí biến hiện để các căn tánh thuộc địa vị Thập Địa chiêm ngưỡng được, khiến họ hưởng thụ pháp lạc. Do vậy thân này đôi khi còn gọi là Ứng Thân.


27 Ðây là các loại thuyền xưa phân định theo quan tước, phẩm trật. Thuyền của vua ngự gọi là Tạo Thuyền. Dùng bốn chiếc kết lại thì gọi là Duy Thuyền, dành cho tước Hầu trở lên. Hai chiếc kết lại gọi là Phương Thuyền, dành cho hàng đại phu. Thuyền chỉ một chiếc thì gọi là Đặc Thuyền dành cho bậc nhân sĩ. Xin lưu ý đừng hiểu lầm ý Ngài Tục Pháp, khi nói Trì Danh chỉ là Thanh Văn thừa ở đây là nói cách Trì Danh thông thường của pháp Thanh Văn, chứ không phải pháp Trì Danh Niệm Phật Viên Thông của ngài Thế Chí.

28 Tập Ấm là một quy chế theo đó con của quan lại được thừa hưởng tước hiệu và quan vị của cha sau khi cha đã mất. Theo quy chế từ đời Minh, những người được tập ấm gọi là Ấm Sinh chỉ được hưởng tước hiệu, chứ không hưởng quan vị, và được cho học Quốc Tử Giám rồi mới bổ làm quan theo đúng khả năng.

29 Đăng Địa: Bồ Tát đã chứng từ địa vị Sơ Địa trở lên.

30 Tất Cánh Không (Atyanta-śūnyatā), còn dịch là Chí Cánh Không, là một trong mười tám thứ Không được kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật nói tới. Tất Cánh Không có nghĩa là các pháp rốt ráo chẳng thể được, nhằm phá rỗng toang các pháp chẳng còn để sót gì. Trí Độ Luận quyển 18 phân biệt giữa Tất Cánh Không và Tánh Không như sau: Tất Cánh Không là không còn gì sót thừa, trong khi Tánh Không là bản tánh vốn thường như thế. Nói cách khác, Tất Cánh Không là chẳng chấp trước vào một vật nào, ba đời thanh tịnh. Các pháp do các duyên hòa hợp, dường như có, nhưng nếu các duyên tách rời thì chẳng có thể tánh, đó là Tánh Không.

31 Hữu Tác: Có tạo tác, đối lập với Vô Tác. Vô Tác không phải là không làm gì hết mà là làm các thiện sự nhưng không chấp trước, không thấy có người làm, hành vi được làm, không mong cầu quả báo tốt đẹp v.v… Do Hữu Tác là chấp trước, mong cầu nên quả báo của nó là hữu hạn, nhỏ hẹp, nên mới nói “cuối cùng sẽ thành bại hoại”

32 Tứ Không (bốn thứ Không) có hai cách hiểu:

1. Theo Đại Phương Quảng Đại Tập Kinh và Đại Phẩm Bát Nhã Kinh thì Tứ Không nhằm để phá sự chấp trước nơi Có của chúng sanh, gồm:

a. Pháp Pháp Tướng Không (Pháp Tướng Không): Phá tướng Có của các pháp như Ngũ Uẩn. Toàn bộ những pháp hữu vi hay vô vi đều gọi là “pháp tướng”. Pháp tướng ấy không có thật pháp, không có thực thể, giống như ánh nắng dợn đầu Xuân, thấy dường như có nước nhưng thật sự chẳng có nước.

b. Vô Pháp Vô Pháp Tướng Không (Vô Pháp Tướng Không): Phá trừ kiến chấp thấy Vô Tướng. Vô Tướng vốn không có thực thể, chỉ do phá trừ Hữu Tướng mà thành lập, chứ không có tự tánh. Hữu Tướng đã không thì Vô Tướng cũng chẳng có tướng!

c. Tự Pháp Tự Pháp Tướng Không (Tự Pháp Không): pháp tánh và tự thể của hai thứ không trên đây vắng lặng, chứ không phải vì hành nhân gắng sức vận dụng trí huệ để quán tưởng mà chúng trở thành Không!

d. Tha Pháp Tha Pháp Tướng Không (Tha Pháp Không): Chúng sanh tuy trước đấy đã nghe nói về pháp tánh và pháp Thật Tế, nhưng lại chấp trước rằng những pháp hữu dư ở ngoài là có, nên gọi là Tha Pháp. Nay để phá chấp bèn quán Chân Như trọn không có pháp nào khác, không có tướng của pháp nào khác.

2. Theo phẩm Pháp Cúng Dường trong kinh Duy Ma Cật thì Tứ Không là Không (pháp không có tướng nhất định), Vô Tướng (pháp không có tướng nhân duyên), Vô Tác (pháp không có tướng mà cũng chẳng tạo quả), Vô Khởi (pháp không khởi lên).


33 Tam Hiền: Ba địa vị trước khi đạt đến Thập Địa, tức Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng.

34 Thập thân là mười thân của đức Như Lai như phẩm Ly Pháp Giới kinh Hoa Nghiêm đã minh định: Bồ Đề thân (thân Phật thị hiện tám tướng thành đạo), Nguyện thân (thân Phật nguyện sanh vào trời Đâu Suất), Hóa thân (thân sanh trong vương cung), Trụ Trì thân (thân xá-lợi sau khi nhập diệt nhằm duy trì Phật pháp), Tướng Hảo Trang Nghiêm thân (thân Phật có đủ vô lượng tướng hảo trang nghiêm), Thế Lực thân (thân dùng từ bi nhiếp khắp hết thảy chúng sanh), Như Ý thân (thân hiện ra trước các Bồ Tát thuộc địa vị địa tiền hay địa thượng), Phước Đức thân (thân Phật thường trụ trong tam muội), Trí thân (tức bốn Trí như Đại Viên Kính Trí v.v…), Pháp Thân (bản tánh của Trí thân).

35 Bản kinh này có tên gọi đầy đủ là Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (Viśesacintabrahma-pariprcchā), bốn quyển, do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Trong kinh này đức Phật giảng cho các vị Bồ Tát và Tư Ích Phạm Thiên về lý “các pháp không tịch”. Kinh này còn có các bản dịch khác với danh xưng Trì Tâm Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào thời Tây Tấn), Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào thời Bắc Ngụy). Thiên Thân Bồ Tát đã viết Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh Luận (do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch) để chú giải kinh này. Ngoài ra, kinh này còn các bản chú giải khác như Trì Tâm Phạm Thiên Kinh Lược Giải (do ngài Đạo An soạn), Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh Giản Chú (do Viên Chứng soạn) v.v…

36 Theo phẩm Đại Bố Thí và phẩm Bồ Tát Thọ Ký của kinh Bi Hoa, trong hằng hà sa số A Tăng Kỳ kiếp về quá khứ, có một thế giới Phật tên là San Đề Lam, trong cõi ấy có Chuyển Luân Vương tên Vô Tránh Niệm. Vua có một đại thần tên là Bảo Hải rất tài trí. Bảo Hải có một người con tên Bảo Tạng, xuất gia trở thành Phật. Vua Vô Tránh Niệm cùng một ngàn vương tử hoan hỷ nghe Phật giảng pháp, bèn phát nguyện. Bảo Tạng Phật bèn thọ ký cho vua sẽ thành Phật trong tương lai hiệu là A Di Đà. Con trưởng của vua là thái tử Bất Thuấn cũng phát ra thệ nguyện rộng lớn, được Phật thọ ký sẽ thành Bồ Tát hiệu Quán Thế Âm, làm Phật nối ngôi của A Di Đà Phật. Vương tử thứ hai do được ngài Bảo Hải khuyên lơn, cũng phát đại nguyện được Phật đặt hiệu là Đắc Đại Thế (một cách dịch khác của chữ Đại Thế Chí), rồi thọ ký sẽ thành Phật sau khi ngài Quán Âm nhập diệt. Các vương tử còn lại đều lần lượt phát nguyện và được đặt các danh hiệu như Văn Thù, Phổ Hiền v.v…

37 Trí Đoạn: có thể hiểu theo hai nghĩa:

1. Dùng trí huệ Bát Nhã để đoạn trừ phiền não.

2. Trí Đoạn là nói gộp của Trí Đức thì gọi là Đoạn Đức, tức Niết Bàn.

Theo ngu ý, ở đây phải hiểu Trí Đoạn theo nghĩa thứ hai.



38 Thời cổ coi ngồi ở hướng Bắc ngoảnh mặt về phương Nam (“tọa Bắc triều Nam” hoặc “Nam diện”) là tôn quý, nên thiên tử, chư hầu, các đại phu khi tiếp bầy tôi đều ngồi ở phương Bắc ngoảnh mặt về phương Nam, nhằm tỏ sự tôn quý. Sau đời Tần Thủy Hoàng chỉ mình thiên tử được quyền ngồi như thế.

39 Vô Nhiệt Não (Anavatapta) còn được phiên âm là A Nậu Đạt, A Na Đạt hoặc A Na Bà Đáp Đa, dịch nghĩa là Thanh Lương Trì hoặc Vô Nhiệt Não. Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận, quyển 15 và Câu Xá Luận quyển 11, ao này chính nằm ở phía Bắc của Đại Tuyết Sơn, nằm phía Nam của Hương Túy Sơn (nay là núi Kailana), kích thưóc rộng đến tám trăm dặm, dùng bốn báu làm bờ. Ao này là phát nguồn của bốn con sông Hằng, Tín Độ (Sindhu), Phược Sô (Vaksa), và Tỷ Đa (Śītā). Nếu nhìn bằng mắt tục nhân, chỉ thấy ao này là một vùng tuyết mênh mông vĩnh cửu.

40 Thỉ Giác: do tu tập, dần dần đoạn phá vọng nhiễm từ vô thủy đến nay, thấu hiểu nguồn tâm vốn sẵn có, thì gọi là Thỉ Giác. Do tu hành theo thứ tự, đoạn trừ vô minh, phiền não, trở về với tánh thể thanh tịnh nên gọi là Thỉ Giác (sự giác ngộ đến bây giờ là lúc đã đoạn sạch mọi vô minh mới phát hiện). Còn Bổn Giác là sự giác ngộ sẵn có trong tự tâm, tịch tĩnh, bất động, vô nhiễm gọi là Bổn Giác. Nói cách khác, Thỉ Giác là sự giác ngộ do tu chứng, nhận biết được Bổn Giác. Còn Bổn Giác là cái sẵn có, thường được gọi bằng Tự Tánh Phật, Pháp Thân v.v… Đại Thừa Khởi Tín Luận chia Thỉ Giác thành bốn địa vị:

1. Bất Giác tức địa vị Thập Tín, tuy đã biết do ác nghiệp chiêu cảm khổ quả, không còn tạo tác sự ác nơi thân và miệng, nhưng vẫn chưa sanh khởi được Đoạn Hoặc trí.



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương