Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao



tải về 0.56 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#30913
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Tương Tự Giác tức Nhị Thừa thánh nhân và những vị Bồ Tát thuộc địa vị Tam Hiền, tuy đã xa lìa Ngã Chấp, nhận biết lý Ngã Không, nhưng vẫn chưa bỏ được ý niệm phân biệt Pháp Chấp.

3. Tùy Phận Giác: Từ bậc Sơ Địa đến Cửu Địa, hiểu rõ hết thảy các pháp chỉ do tâm biến hiện, nhưng chưa hiểu trọn vẹn lý Chân Như Pháp Thân.



4. Cứu Cánh Giác: Chính là Thập Địa Bồ Tát.

41 Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Giải Thoát Trưởng Giả là vị thiện tri thức thứ năm trong năm mươi ba vị thiện tri thức mà Thiện Tài đồng tử đến tham học. Vị trưởng giả này dạy cho Thiện Tài môn tam-muội Như Lai Vô Ngại Trang Nghiêm Giải Thoát.

42 Cao Tề là một triều đại ở miền Bắc Trung Hoa tồn tại khá ngắn ngủi chỉ trong 27 năm (550-577) do Cao Dương (vốn thuộc sắc tộc Tiên Ty) soán đoạt ngôi nhà Đông Ngụy lập ra. Sử thường gọi là nhà Bắc Tề hoặc Cao Tề để phân biệt với nhà Nam Tề (497-502) do Tiêu Đạo Thành sáng lập. Lãnh thổ nhà Cao Tề thuộc địa phận lưu vực Hoàng Hà thuộc các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông và Sơn Tây.

43 Theo phẩm Vô Thường thuộc quyển 4, kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già (bản dịch của ngài Thật Xoa Nan Đà), chính đức Phật đã giảng về Tứ Bình Đẳng như sau: “Này Đại Huệ! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nương vào bốn ý bí mật bình đẳng mà ở giữa đại chúng nói như thế này: Ta trong thuở xưa đã làm Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật. Thế nào là bốn? Chính là Tự bình đẳng, Ngữ bình đẳng, Thân bình đẳng, và Pháp bình đẳng. Thế nào là Tự bình đẳng? Chính là ta có danh hiệu là Phật, hết thảy Như Lai cũng có danh hiệu là Phật. Danh hiệu Phật không sai biệt thì gọi là Tự bình đẳng. Thế nào là Ngữ bình đẳng? Chính là ta phát ra lời nói gồm sáu mươi bốn thứ Phạm âm thanh, hết thảy Như Lai cũng nói như vậy. Tánh của Phạm âm thanh giống như tiếng chim Ca Lăng Tần Già ấy chẳng tăng, chẳng giảm, không sai biệt, đấy là Ngữ bình đẳng. Thế nào là Thân bình đẳng? Chính là Pháp Thân, sắc tướng và tùy hình hảo của ta và chư Phật bình đẳng không sai biệt, trừ khi vì điều phục chúng sanh mà tùy loại hiện thân. Đấy gọi là Thân bình đẳng. Thế nào là Pháp bình đẳng? Chính là ta và chư Phật đều cùng chứng được ba mươi bảy phần pháp Bồ Đề. Đấy gọi là Pháp bình đẳng”.

44 Thân Ngũ Ấm trong khi còn sống gọi là Hiện Ấm, trong giai đoạn từ khi tắt hơi đến khi tái sanh trong kiếp khác thì gọi là Trung Ấm, thân tái sanh ấy gọi là Hậu Ấm.

45 Cái lưới của Đế Thích kết bằng một ngàn hạt châu Ma Ni, soi bóng lẫn nhau, trùng trùng biến hiện.

46 Tức Không Như Lai Tạng, Bất Không Như Lai Tạng, Không Bất Không Như Lai Tạng.

47 Kinh này có tên đầy đủ là A Di Đà Phật Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni Kinh, mất tên người dịch. Trong kinh này, đức Phật ở thành Chiêm Bà giảng nói về Tây Phương Cực Lạc thế giới và công đức trang nghiêm. Cõi nước của A Di Đà Phật tên là Thanh Thái, cha tên Nguyệt Thượng, mẹ tên Thù Thắng Diệu Nhan, con trai tên Nguyệt Minh, thị giả tên Vô Cấu Xưng, đệ tử trí huệ tên Hiền Quang, và nói ra bài Cổ Âm Thanh Vương Đại Đà La Ni cũng như cách thức thọ trì để được thấy A Di Đà Phật. Theo cổ đức phán định, do trong kinh này nói A Di Đà Phật có cha mẹ, con cái v.v… nên cõi Thanh Thái chỉ là cõi ứng hóa chứ không phải là cõi Cực Lạc (báo độ) như trong ba kinh Tịnh Độ, vì trong Cực Lạc toàn là liên hoa hóa sanh làm sao còn có cha mẹ, vợ con khi Phật còn chưa thành đạo!

48 Tức kinh Đại Phẩm Bát Nhã (Pañcavimśati Sāhasrikā Prajñāpāramitā), còn gọi là Nhị Vạn Ngũ Thiên Tụng Bát Nhã, do ngài Cưu Ma La Thập dịch từ năm Hoằng Thỉ thứ tư (402) đến năm Hoằng Thỉ 14 (412) đời Diêu Tần. Kinh này thường được gọi tắt là Ma Ha Bát Nhã Kinh. Theo Đại Trí Độ Luận, sáu mươi sáu phẩm đầu thuộc Bát Nhã Đạo, còn hai mươi bốn phẩm sau thuộc Phương Tiện Đạo. Kinh này còn có ba bản dịch là Quang Tán Bát Nhã Ba La Mật Kinh (do ngài Pháp Hộ dịch dưới thời Tây Tấn), Phóng Quang Bát Nhã Ba La Mật Kinh (do ngài Vô La Xoa dịch cũng vào thời Tây Tấn), và hội thứ hai trong bộ Đại Bát Nhã Kinh của ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường.

49 Tứ Vô Sở Úy (Catvāri Vaiśāradyāni) chính là bốn thứ tự tin không hề sợ hãi của Phật, Bồ Tát:

1. Chư Pháp Hiện Đẳng Giác Vô Sở Úy (Nhất Thiết Trí Vô Sở Úy): Hiểu biết hết thảy pháp, trụ trong chánh kiến, không bị khuất phục nên trọn đủ lòng tự tin không sợ hãi.

2. Nhất Thiết Lậu Tận Vô Sở Úy (Lậu Vĩnh Tận Vô Úy): Đoạn trừ hết thảy phiền não không còn sợ hãi.

3. Chướng Pháp Bất Hư Quyết Định Thọ Ký Vô Sở Úy (Chướng Đạo Vô Úy): Chỉ bày những pháp chướng ngại trong việc tu hành, không hề sợ hãi bất cứ chướng nạn nào.



4. Chứng Nhất Thiết Cụ Túc Xuất Đạo Như Tánh Vô Úy (Xuất Đạo Vô Úy): Tuyên nói đạo xuất ly không sợ hãi.

50 Tâm Số là danh xưng khác của Tâm Sở (Caitta hoặc Caitasika), còn được gọi là Tâm Sở Hữu Pháp, Tâm Sở Pháp, chính là thuật ngữ để chỉ những tác dụng phức tạp của tâm (Tâm Vương). Do những tác dụng này phụ thuộc vào cái tâm nên gọi là Tâm Sở, do được Pháp Tướng Tông hoặc Nhất Thiết Hữu Bộ biện định gồm nhiều pháp khác biệt, nên gọi là Tâm Số. Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Xúc v.v… là những Tâm Số thường được nhắc tới.

51 Ý Sanh Thân (Mano-maya-kāya), còn dịch là Ý Thành Thân hoặc Ý Thành Sắc Thân, Ma Nậu Thân, Ma Nô Mạt Na Thân, tức cái thân không phải do cha mẹ sanh ra, mà là do bậc Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên vì muốn hóa độ chúng sanh bèn dựa theo ý muốn để biến hiện ra. Từ ngữ Ý Sanh Thân còn dùng để chỉ những thân của người vào lúc kiếp sơ, chư Thiên Sắc Giới, Vô Sắc Giới, thân Trung Ấm v.v…

52 Đây là cách lập luận dựa theo Nhân Minh Học. Mỗi một điều lập luận sẽ gồm ba phần: Tông, Nhân và Dụ. Tông là mệnh đề khẳng định một luận điểm, Nhân là phần giải thích vì sao điều ấy đúng, còn Dụ là phần thí dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa. Chẳng hạn, trong câu này thì Tông là “Niệm Phật là pháp Có”, còn Nhân là “vì cách Phật chẳng xa”. Dụ là người nhiễm hương.

53 Thù là đơn vị đo lường thời cổ, một lượng là 24 thù, tức khoảng chừng 1,57 gram.

54 Ba Lợi Chất Đa La (Paricitra), dịch nghĩa là Hương Biến Thụ (cây tỏa mùi thơm trọn khắp) hoặc Thiên Thụ Vương, là một loại cây trên cõi trời Đao Lợi. Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa cuốn Hạ giảng: “Ba Lợi Chất Đa La, gọi đủ là Ba Lợi Da Đát La Câu Đà La, ở đây dịch là Hương Biến Thụ, nghĩa là rễ, thân, cành, lá, hoa, trái cây này đều thơm sực khắp cõi trời Đao Lợi. Ba Lợi nghĩa là trọn khắp, Chất Đa La là xen kẽ trang nghiêm”.

55 Tiên Đà Bà (Saindhava) dịch nghĩa là Thạch Diêm (muối cứng như đá) là một loại muối ven bờ Ấn Độ giang (sông Indus). Theo kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 9, mật ngữ của Như Lai sâu xa khó hiểu. Ví như có vị quan hầu cận đại vương, vua muốn tắm bèn đòi Tiên Đà Bà, vị đại thần ấy có trí biết liền dâng nước. Vua muốn ăn, đòi Tiên Đà Bà bèn dâng muối. Khi vua muốn uống, đòi Tiên Đà Bà, vị đại thần bèn dâng ly. Khi vua muốn du ngoạn, đòi Tiên Đà Bà, bèn dâng ngựa. Vị đại thần có trí ấy khéo hiểu ý bốn thứ mật ngữ của vua. Do vậy, cổ nhân thường dùng thuật ngữ “nhất danh tứ thật” (một tên mà chứa đựng bốn thực chất) để sánh ví mật ngữ rất sâu khó hiểu của đức Như Lai. Loại hương Tiên Đà Bà ở đây giống như muối đọng thành khối nên gọi là Tiên Đà Bà. Do vậy, ngài Thanh Lương mới giảng: “Ở đây nên hiểu [Tiên Ðà Bà] nghĩa là muối, hương giống như vậy”.

56 Đây chính là Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn Kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào thời Nguyên Ngụy, được xếp vào hệ thống kinh Hoa Nghiêm trong Vĩnh Lạc Bắc Tạng.

57 Phần Đoạn Thân chính là cái thân gánh chịu Phần Đoạn Sanh Tử, do nghiệp nhân thiện ác cảm lấy thọ mạng có ngắn dài khác nhau, hình thể khác biết, nhưng thọ lượng có hạn, rốt cuộc phải suy hoại, đoạn diệt nên gọi là Phần Đoạn.

58 Trước sau, đại sư Thanh Lương Trừng Quán đã viết nhiều bộ sách sớ giải kinh Hoa Nghiêm. Từ tháng Giêng năm đầu niên hiệu Hưng Nguyên (784), đại sư soạn sớ giải cho kinh Hoa Nghiêm suốt bốn năm gồm 20 quyển, gọi là Hoa Nghiêm Kinh Sớ (nay thường gọi là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ, hoặc Thanh Lương Sớ). Sau đấy, Sư lại vì các đệ tử như Tăng Duệ v.v… viết lời diễn giảng cho bộ Thanh Lương Sớ gồm mấy chục quyển, về sau hai bộ này được gộp in chung thành Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao (thường được gọi tắt là Thanh Lương Sớ Sao hay Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao). Năm Trinh Nguyên 12 (796), do triều đình triệu Sư về kinh đô tham gia dịch trường bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm (tức phẩm Nhập Pháp Giới do quốc vương Ô Trà tiến cống). Sư vâng chiếu viết sớ cho bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm vào năm Trinh Nguyên 14 (798). Để phân biệt với bộ sớ trước, Sư đặt tên là Trinh Nguyên Tân Dịch Hoa Nghiêm Kinh Sớ (do vậy, bộ này thường được gọi tắt là Thanh Lương Trinh Nguyên Sớ).

59 Theo Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ, quyển thứ 16, “sát chủng” được giảng như sau: “Sát chủng nương vào sát hải, các sát-độ (cõi Phật) nương vào sát chủng thì sự rộng hẹp ắt biết được cái tên này do đâu mà có. Muốn nói rõ thế giới vô biên bèn lập ra cái tên này nhằm tạo phương tiện để chỉ rõ sự đông nhiều ấy. Nghĩa là tích tụ nhiều thế giới vào cùng một chỗ, thâu tóm các loại hiện hữu nên gọi là Chủng. Do các chủng loại như thế lại có rất nhiều, sâu rộng vô biên nên gọi là Hải”. Do Hoa Tạng thế giới gồm nhiều Phật sát (sát độ) khác biệt nên còn gọi là Hoa Tạng Sát Chủng. Do Cực Lạc và Sa Bà ở trong cùng một tầng trong Hoa Tạng nên bảo là “chẳng ra ngoài sát chủng”.

60 A Na Luật (Aniruddha), còn phiên âm là A Ni Lô Đà, A Nậu Lâu Đà, A Nan Luật hoặc A Lâu Đà, dịch nghĩa là Vô Diệt, Như Ý, Vô Chướng, Vô Tham, Tùy Thuận Nghĩa Nhân, Bất Tranh Vô Hữu v.v… là em họ của đức Phật, đồng thời là một trong mười đại đệ tử của đức Phật. Ngài là con của Hộc Phạn Vương (chú của đức Phật). Khi Phật thành đạo, A Na Luật cùng xuất gia một lúc với Nan Đà, A Nan, Ưu Bà Ly v.v… Trong khi đức Phật thuyết pháp, Ngài thường ngủ gục, bị quở trách bèn lập thệ không ngủ đến nỗi mù cả hai mắt, nhưng do tinh tấn tu hành, tâm nhãn khai thông, trở thành bậc thiên nhãn đệ nhất trong các đại đệ tử của đức Phật. Trong kinh Lăng Nghiêm, Ngài trình bày sở chứng là Nhãn Căn Viên Thông.

61 Tinh minh tâm là một tên gọi khác của Chân Tâm, dùng chữ “tinh minh” nhằm diễn tả đặc tánh của chân tâm. Chân tâm ấy sáng suốt, nhận biết sự vật rõ ràng nên gọi là “minh”, nhận biết sự vật vạn pháp đúng như thật không bị xen tạp, ô nhiễm bởi vọng tưởng, thành kiến nên gọi là “tinh”.

62 Nê Hoàn là cách phiên âm khác của chữ Nirvāna (Niết Bàn).

63 Thập Bát Giới (Astādaśa Dhātavah) là mười tám pháp do nương vào sáu thức, sáu căn và sáu trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) để thành lập. Giới có nghĩa là chủng loại. Ngụ ý: Tự tánh của mười tám chủng loại khác nhau, nên gọi là Thập Bát Giới.

64 Tức bộ Viên Giác Kinh Lược Sớ của ngài Khuê Phong Tông Mật soạn.

65 Tức bộ Hoa Nghiêm Huyền Đàm Hội Huyền Ký do ngài Phổ Thụy soạn. Bộ sách này được đánh số 236 trong tập tám của Vạn Tục Tạng.

66 Ngài Chân Như Triết đời sau làm Tống Khâm Tông. Tống Khâm Tông (Triệu Hoàn) được vua cha là Huy Tông nhường ngôi, lấy niên hiệu là Tĩnh Khang, nhưng đến đầu năm Tĩnh Khang thứ hai (1127), quân Kim đánh xuống phía Nam Hoàng Hà, chiếm đóng kinh đô Khai Phong, Sử gọi là “Tĩnh Khang chi biến”. Tháng Hai năm ấy, cha con Huy Tông và Khâm Tông bị bắt. Kim Thái Tông hạ lệnh đánh tuột hai vua Tống làm thường dân, ra lệnh lột long bào hai vua giữa chợ, rồi sai giải về Trung Kinh (tức Bắc Kinh hiện thời), bắt hai vua mặc áo trắng quỳ gối trước Thái Miếu của nhà Kim, đích thân dắt dê cho nội thị hiến tế, rồi vào chầu Kim Thái Tông. Vua Kim phong Huy Tông làm Hôn Đức Công, Khâm Tông làm Trùng Hôn Hầu rồi đày đi Yên Châu (nay thuộc tỉnh Cát Lâm), rồi lại đày lên thành Ngũ Quốc (thuộc tỉnh Hắc Long Giang hiện thời) cho đến khi chết. Như vậy, cả đời Khâm Tông chỉ là tù đầy, nhục nhã, sầu não.

67 Từ môn 83 đến môn 92 là cách phán định pháp Niệm Phật dựa theo Thập Huyền Môn do ngài Thanh Lương lập ra để phán định cảnh giới kinh Hoa Nghiêm. Xin xem chi tiết về Thập Huyền Môn trong Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ.


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương