Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao


Lược giải tựa đề của kinh



tải về 0.56 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#30913
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Lược giải tựa đề của kinh


Sớ: Lăng Nghiêm (Surangama) nghĩa là “hết thảy sự rốt ráo, kiên cố”, chính là tên chung của cả bộ kinh. Viên Thông là thánh tánh pháp môn, không gì chẳng thông, là đề mục riêng của một chương kinh này. Thế Chí là người khải giáo18. Niệm Phật là pháp để tu hành. Phần kinh văn này tuy chỉ gồm mười hai hàng, nhưng nghĩa bao trùm các kinh Tịnh Độ: có Giáo, có Cơ (căn cơ), có Pháp, có Dụ (thí dụ), bao gồm trọn khắp sự cảm ứng giữa chúng sanh và Phật, nhân, quả, ta, người đều thấu triệt. Làm đèn, làm trăng cho tâm cảnh, là thuyền bè cho thánh phàm. Do vậy, có tên là Lăng Nghiêm Kinh Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương.

Sao: Từ chữ “Lăng Nghiêm” trở đi, trước hết, lời Sớ giải thích tên kinh. “Hết thảy sự” chính là ba khoa19, bảy đại20. “Rốt ráo” là Không, “kiên cố” là Bất Không. Hợp cả hai nghĩa này tức là Không Bất Không. Uẩn, Xứ, Giới, Đại vốn là Như Lai Tạng21, nên mọi sự rốt ráo kiên cố thì gọi là Lăng Nghiêm Định. Ðã trụ nơi pháp vị, tướng thế gian thường trụ, nên Định này còn được gọi là Kiện Tướng (tướng mạnh mẽ) tam-muội. “Thánh tánh” là nói về Lý, “pháp môn” là ước về Giáo. Qua sự trình bày đại lược về Hạnh và Quả, ta có thể hiểu được ý nghĩa tên kinh này. Tựa đề kinh và tên của chương kinh này đã chỉ ra bốn pháp hỗ tương: Viên (tròn đủ), Biến (trọn khắp), Cai (gồm cả), Thông (thông suốt). Nương vào Chỉ22 để thành tựu Định thì gọi là Lăng Nghiêm. Nương vào Quán để thành tựu Huệ thì gọi là Viên Thông.

Ðề mục riêng” (tên gọi riêng của chương kinh này) chính là pháp Niệm Phật Viên Thông của ngài Thế Chí, đây là một trong hai mươi lăm pháp Viên Thông để tu đạo.

Từ chữ “Thế Chí là người” trở đi cũng là nói đại lược nhưng ý nghĩa vẫn đầy đủ. Đúng ra phải nói là: Người có thể khơi mở, có thể tu tập [pháp môn này] chính là ngài Thế Chí. Cái được khơi mở, được tu tập chính là pháp Niệm Phật.

Ðoạn văn tiếp đó là lời tiểu kết ở cuối phần này nhằm khen ngợi, gồm hai ý:

1. Trước hết là lời khen riêng. Đức Phật dạy ta niệm Phật là Cơ Giáo (dạy dỗ thuận theo căn cơ. Phần Sớ viết là “có Giáo” – chú thích của người dịch). Dùng hình ảnh “mẹ con, nhiễm mùi hương” là những thí dụ của Pháp này. Đức Như Lai thương nghĩ chúng sanh, chúng sanh nhất tâm nhớ Phật, đấy là sự cảm ứng giữa Phật và chúng sanh. Ta do niệm Phật, chứng nhập Nhẫn liền nhiếp người niệm Phật trở về với Tịnh, đấy chính là nhân và quả của ta và người.

2. “Làm đèn, làm trăng cho tâm cảnh”: Nương vào tự tâm của chính mình để niệm cảnh Phật ấy, cảnh Phật sẽ hiển hiện. Dựa vào cảnh Phật đó để niệm tự tâm của chính mình thì tự tâm dễ hiển lộ.

Những điều được chỉ bày trong chương này đều là nhờ vào giáo pháp giống như trăng, như đèn để chiếu soi hòng thấy được. “Ngoài tâm có cảnh” là giáo pháp Tiểu Thừa. “Cảnh chỉ là tâm” là Thỉ Giáo. “Tâm chính là cảnh, cảnh chính là tâm” là Chung Giáo. “Chẳng phải cảnh, chẳng phải tâm” là Đốn Giáo. “Tâm cảnh vô tận” là Viên Giáo.

Đối với những pháp được giảng giải (sở thuyên pháp) thì dùng đèn và trăng để ví cho năng thuyên giáo (giáo lý dùng để giảng giải những pháp ấy) thì: Thanh, danh, cú nghĩa23 môn giống như ánh đom đóm, là Tiểu Giáo. Nhiếp cảnh duy tâm môn (thâu gom cảnh về tâm, tức thấy hết thảy các cảnh chỉ là do tâm biến hiện) giống như lửa đèn, là Thỉ Giáo. Lý Sự vô ngại môn giống như ánh sao là Chung Giáo. Gom hết tất cả những môn trên đây lại để quy về tánh giống như vầng trăng chính là Đốn Giáo. Hàm chứa vô tận khắp các môn giống như mặt trời chính là Viên Giáo. Nay trong lời Sớ này, lấy đại lược hai nghĩa trong các nghĩa ấy để nói.

Thuyền bè cho thánh phàm”: Niệm danh hiệu Phật, thọ trì Tam Quy, Ngũ Giới, vượt khỏi tam đồ. Hạ Hạ Phẩm vãng sanh được gọi là Nhân Thừa, ví như thuyền nhẹ chỉ vượt được khe lạch. Niệm sắc tượng Phật (tức phép Quán Tượng), tu hành Thiền và các điều thiện, vượt thoát bốn châu24, sanh trong hoa sen hạ phẩm, gọi là Thiên Thừa, ví như thuyền nhỏ25, vượt được cửa sông nhỏ. Niệm Ứng Hóa Phật, quán Tứ Chân Đế (Tứ Thánh Đế), vượt khỏi ba cõi, sanh trong hoa sen Trung Phẩm, gọi là Thanh Văn Thừa, ví như chiến thuyền, vượt qua hồ lớn. Niệm Thọ Dụng Phật26, liễu ngộ nhân duyên, chứng nhị Niết Bàn (Hữu Dư và Vô Dư Niết Bàn), sanh trong hoa sen Thượng Phẩm, gọi là Duyên Giác thừa, ví như thuyền lớn, vượt qua sông to. Niệm đức Phật nơi pháp tánh, vận dụng Trí lẫn Bi, hưng khởi vạn hạnh chặt chẽ, thành Vô Thượng Đạo, vượt trỗi các cõi phàm phu, Tiểu Thừa, vãng sanh Thượng Thượng Phẩm, gọi là Bồ Tát Thừa, ví như hạm thuyền, vượt thẳng qua biển cả.

Lại nữa, Trì Danh Niệm Phật như đặc thuyền, là Thanh Văn Thừa. Quán Tượng Niệm Phật như phương thuyền, là Bích Chi Phật. Quán Tưởng Niệm Phật như duy thuyền, là Bồ Tát thừa. Thật Tướng Niệm Phật như tạo thuyền27, là Phật Thừa vậy.

Thánh phàm” chính là người được hóa độ. “Thuyền bè” ví von pháp dùng để giáo hóa. Chữ “Do vậy, gọi là” dùng để tổng kết.

---o0o---


II. Giải thích kinh văn


Gồm hai phần:

1. Trình bày đại lược ý nghĩa chánh yếu.

2. Giải thích tường tận ý nghĩa kinh văn.

---o0o---


1. Trình bày đại lược ý nghĩa chánh yếu


Sớ: Phần giải thích ý nghĩa kinh này được chia thành năm môn:

- Một là nhân duyên phát khởi giáo pháp này.

- Hai là phân định giáo pháp này thuộc về tạng nào, thừa nào.

- Ba là tông thú, chỉ quy.

- Bốn là lược giải tựa đề của kinh.

- Năm là giải thích tường tận ý nghĩa kinh văn.



Sao: Hai câu đầu là lời trình bày tổng quát. Từ chữ “Một là” trở đi là phân biệt từng môn. Ở đây dựa theo ý tưởng của Bát Nhã Sớ, chia đại lược thành năm chương. Ba chương đầu thuộc về nghĩa môn (luận bàn về ý nghĩa), hai chương sau là phần giải thích chánh yếu.

---o0o---




tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương