I. quy đỊnh chung phạm VI điều chỉnh



tải về 0.69 Mb.
trang16/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.69 Mb.
#28338
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19


Phụ lục 16

YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI DIOTYL NATRI SULFOSUCINAT




1. Tên khác, chỉ số


DSS, natri docusat,

INS 480


ADI = 0 - 0,1 mg/kg thể trọng

2. Định nghĩa




Tên hóa học


Natri1,4-bis-(2-ethylhexyl)-sulfosuccinat; Muối natri của acid ester sulfo-1,4-bis-(2-ethylhexyl) butanedioic; dioctyl natri sulfosuccinat

Số C.A.S.


577-11-7

Công thức hóa học


C20H37NaO7S

Công thức cấu tạo



Khối lượng phân tử


444,56

3. Cảm quan


Chất rắn dạng dẻo, giống sáp, màu trắng có mùi đặc trưng giống octanol, nhưng không có mùi của các dung môi khác.

4. Chức năng


Chất nhũ hóa, chất làm ẩm

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Định tính




Độ tan


Ít tan trong nước, dễ tan trong ethanol và glycerol

Phổ hồng ngoại


Phổ hồng ngoại của mẫu phân tán trong kali bromid tương ứng với phổ của mẫu chuẩn đối chiếu (Chuẩn đối chiếu USP dioctyl sulfosuccinate có ở công ty United States Pharmacopoeia, 12601 Twinbrook Parkway, Rockville, Md 20852, USA)

pH


5.8 - 6.9 (dung dịch 1/100)

5.2. Độ tinh khiết




Giảm khối lượng khi làm khô


Không được quá 2 % (105C trong 2 giờ)

Độ trong của dung dịch


Hòa tan 25 g mẫu thử vào 94 ml ethanol. Dung dịch không được vẩn đục sau 24 giờ.

Tro sulfat


Trong khoảng từ 15,5 % đến 16,2 %.

(thử theo hướng dẫn tại JECFA monograph 1 - Vol.4; Phương pháp I, cân 1 g mẫu)


Bis-(2-ethylhexyl)-maleat


Không được quá 0,4 %.

Chì


Không được quá 2,0 mg/kg.

5.3. Hàm lượng


Không thấp hơn 98,5 % tính theo khối lượng khô.

6. Phương pháp thử

6.1. Độ tinh khiết




Bis-(2-ethylhexyl)-maleat


Thuốc thử

- Chất điện giải hỗ trợ: Hòa tan 21,2 g lithi perchlorat (LiClO4) khan vào 175 ml nước trong cốc 250 ml. Điều chỉnh pH của dung dịch này đến 3,0 bằng cách thêm từng giọt acid acetic băng (khoảng 1 đến 2 giọt là đủ), dùng một máy đo pH phù hợp. Chuyển toàn lượng dung dịch vào bình định mức 200 ml, pha loãng đến vạch bằng nước, và trộn đều.

- Dung dịch chuẩn: Chuyển 100 - 110 mg (cân chính xác) bis-(2-ethyl-hexyl)-maleat, (bis-(2-ethylhexyl)-maleat với độ tinh khiết phù hợp có tên khác là OT-35 của Công ty American Cyanamid, Pine Chemicals Department, Pearl River, New York 10965, USA), vào bình 100 ml. Ghi lại khối lượng chính xác, chính xác đến 0,1 mg, Wa. Pha loãng đến vạch bằng nước, trộn đều.

- Dung dịch mẫu thử gốc: Chuyển 12,5 g mẫu thử, đã được cân chính xác, vào cốc 150 ml. Ghi lại khối lượng chính xác, Ws, chính xác đến 10 mg. Thêm 80-90 ml isopropanol, khuấy bằng đũa thủy tinh đến khi mẫu tan hoàn toàn. Chuyển toàn lượng dung dịch này vào bình định mức 250 ml bằng isopropanol. Pha loãng đến vạch bằng isopropanol, trộn đều.

- Dung dịch thử A: Dùng pipet lấy 50.0 ml "Dung dịch mẫu thử gốc" và 20,0 ml "Dung dịch điện giải hỗ trợ " vào bình định mức 100 ml. Pha loãng với isopropanol đến khoảng dưới vạch định mức 15 mm, đậy nút, lắc đều và để trong 2 phút. Pha loãng tiếp bằng isopropanol đến vạch, đậy nút, lắc đều. Phải thu được dung dịch tuyệt đối trong.

- Dung dịch thử B: Dùng pipet lấy 50,0 ml "Dung dịch mẫu thử gốc", 10,0 ml "Dung dịch chuẩn", và 20,0 ml “Dung dịch điện giải hỗ trợ" vào bình định mức 100 ml, và tiếp tục qui trình như miêu tả trong phần “Dung dịch thử A”

- Mẫu trắng: Dùng pipet lấy 20,0 ml "Dung dịch điện giải hỗ trợ" vào bình định mức 100-ml, pha loãng đến vạch bằng isopropanol, trộn đều.

Tiến hành

Rửa bình cực phổ H-cell vài lần bằng từng lượng nhỏ “Dung dịch thử A”, sau đó đổ đầy một nửa bình bằng dung dịch này, đặt một mẩu giấy thấm lên miệng bình và cho dòng khí nitrogen chạy từ từ qua dung dịch trong 15 phút (Chú ý: Trước hết phải bão hòa nitrogen bằng cách cho chạy qua bình sục phù hợp có chứa isopropanol). Sau 15 phút, hướng dòng nitrogen lên bề mặt dung dịch và lấy giấy ra khỏi bình. Với một cực phổ kế phù hợp đã được hiệu chuẩn trước (như cực phổ kế Metrohm Polacord E-261, hoặc tương đương đặt một thế phân cực ở -1,3V. Điều chỉnh độ nhạy dòng tới thang thấp nhất (nhạy nhất) mà tại đó các dao dộng dòng vẫn nằm trong thang. Ghi lại cực phổ đồ tại độ nhạy này, quét thế trong khoảng từ -0,9 đến -1,5 V, dùng điện cực so sánh là điện cực calomel bão hòa. Ghi lại dao động trung bình A tại thế -1,3 V, và dao động trung bình B, tại thế -1,0 V, theo mm. (Chú ý: nếu sử dụng cực phổ kế không tự động, ghi lại các dao động dòng khuếch tán trung bình của dung dịch tương ứng tại -1,3 V và -1,0V). Lặp lại toàn bộ quá trình với dung dịch thử B, ghi lại giá trị dao động dòng khuếch tán trung bình, D, tại -1,3 V và E, tại -1,0 V.

Làm tương tự với mẫu trắng, ghi lại giá trị dao động dòng khuếch tán trung bình, G, tại -1,3V và H, tại -1 V.

Tính toán:

Trước hết tính các gía trị sau (theo mA):



trong đó

C là cường độ dòng khuếch tán của “Dung dịch thử A” và

S1 là độ nhạy dòng khi đo "Dung dịch thử A"



trong đó

F là cường độ khuếch tán của “Dung dịch thử B” và

S2 là độ nhạy dòng khi đo "Dung dịch thử B"



trong đó

I là cường độ dòng khuếch tán của “Mẫu trắng” và

S3 là độ nhạy dòng khi đo "Mẫu trắng"



trong đó

J là dòng khuếch tán gây ra do thêm maleat từ Dung dịch chuẩn vào Dung dịch thử B.

trong đó

K dòng khuếch tán gây ra do maleat có trong Dung dịch thử A.

Cuối cùng, tính phần trăm của bis-(2-ethylhexyl)-maleat có trong mẫu ban đầu theo công thức sau:






Chì


- Thử theo JECFA monograph 1 - Vol.4.

- Xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử thích hợp cho hàm lượng quy định. Lựa chọn cỡ mẫu thử và phương pháp chuẩn bị mẫu dựa trên nguyên tắc của phương pháp mô tả trong JECFA monograph 1 - Vol.4 phần các phương pháp phân tích công cụ.


6.2. Định lượng


Các dung dịch

- Dung dịch mẫu: Chuyển khoảng 3,8 g mẫu thử, trước đó đã được sấy khô ở 105C trong 2 giờ và đã được cân chính xác, vào bình định mức 500 ml, hòa tan trong cloroform. Pha loãng đến vạch bằng dung môi trên, trộn đều.

- Dung dịch tetra-n-butylamoni iodid: Chuyển 1,250 g tetra-n-butylamoni iodid vào bình định mức 500 ml, pha loãng đến vạch bằng nước, trộn đều.

- Dung dịch muối: Hòa tan 100 g natri sulfat khan và 10 g natri carbonat vào một lượng nước vừa đủ để có được thể tích cuối cùng là 1000 ml.



Tiến hành

Dùng pipet lấy 10,0 ml "Dung dịch mẫu" vào bình định mức 250 ml, thêm vào đó 40 ml cloroform, 50 ml "Dung dịch muối", 10 giọt dunh dịch xanh bromophenol (TS). Chuẩn độ bằng "Dung dịch tetra-n-butylamoni iodid" đến khi bắt đầu xuất hiện màu xanh trong lớp cloroform sau khi lắc mạnh dung dịch. Tính hàm lượng (%) C20H37NaO7S theo công thức:



trong đó

V = thể tích (ml) của dung dịch tetra-n-butylamoni iodid dùng để chuẩn độ.

444,6 = khối lượng phân tử của dioctyl natri sulfosuccinat

W = khối lượng (g) của mẫu thử

369,4 = khối lượng phân tử của tetra-n-butylamoni iodid.




tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương