ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ TÒa-thánh tây-ninh chú giảI



tải về 1.6 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.6 Mb.
#8421
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Câu 3 và 4: Anh em ruột thịt thân thiết nhau ngay từ lúc mới lọt lòng người mẹ ra, cùng chia xẻ nhau từng chén cơm từng miếng cá.

Thật vậy, anh em cùng huyết thống, cùng cha mẹ sinh ra, tức là cùng núm ruột, đã từng sống bên nhau, thân thiết nhau từ lúc thơ bé cho đến lớn khôn, cùng vui đùa, cùng chia xẻ, san sớt ngọt bùi cho nhau, từng miếng cơm, miếng cá mà mẹ đút cho ăn cũng giống như răng và lưỡi cùng chung hưởng mùi thức ăn, thế mà nỡ lòng nào dứt tình nhau để răng lại cắn lưỡi. Câu chuyện “răng cắn lưỡi” sau đây tựa như tình anh em bất hòa với nhau.

Chuyện kể rằng: Hồi xảy ra chuyện bất hòa giữa anh em Tây Sơn, Nguyễn Huệ kéo quân vào vây thành Qui Nhơn. Nguyễn Nhạc (anh Huệ) đứng vào thế nguy ngặt đến nỗi phải thân lên đứng trên thành kêu khóc, nhưng Nguyễn Huệ vẫn không chịu rút quân. Bữa đó, trong trại đang lúc ăn cơm, Nguyễn Huệ vô ý để răng cắn nhằm lưỡi, bèn bảo Trần Văn Kỷ là người nổi tiếng hay chữ, đỗ giải nguyên, đang giữ chức tham mưu, làm một bài thơ và lấy tựa là “Răng cắn lưỡi”.

Trần Văn Kỷ liền đọc luôn bốn câu sau đây:



Ngã ký sanh tiền, nhữ vị sanh,

我既生前,汝未生,

Nhữ sanh chi hậu, ngã vi huynh.



汝生之後, 我為兄.

Lý ưng cộng hưởng trân cam vị,



理應共享珍甘味,

Hà nhẫn tương tranh cốt nhục tình.



何忍相爭骨肉情.

Nghĩa là:



Ta đã ra đời, chú mới sanh,

Từ sanh ra chú, ta làm anh.

Lẽ nên cùng hưởng mùi ngon ngọt,

Cốt nhục tranh nhau nỡ đoạn đành?

Nguyễn Huệ nghe xong bài thơ, xúc động, ăn cơm xong, liền ra lệnh rút quân về Phú Xuân.(Việt Nam Danh Nhân Tự Điển, Nguyễn Huyền Anh).
Câu chọc ruột còn đau đớn bấy,

Huống âm dương hết thấy mặt nhau

Câu chọc ruột: Một câu nói động đến anh em ví như lấy cây chọc vào ruột gan.

Còn đau đớn bấy: Còn thấy đau đớn thay.

Huống: Huống hồ.

Âm Dương: Tức cõi Âm hay Âm phủ; cõi Dương hay Dương gian.

Câu 5: Một lời nói động đến anh em, ví như cây chọc vào ruột gan còn đau đớn lắm thay.

Câu 6: Huống hồ giờ đây, kẻ Âm cảnh, người Dương gian đã chia lìa hết thấy mặt nhau.
Rẽ phân cốt nhục đồng bào,

Cảnh Thiên cõi tục lẽ nào không thương.

Rẽ phân: Chia rẽ và phân lìa.

Cốt nhục 骨 肉: Xương và thịt. Chỉ anh em ruột thịt với nhau, tức cùng cha cùng mẹ.

Đồng bào 同 胞: Cùng một bọc sinh ra. Chỉ con cùng một cha một mẹ.

Cảnh Thiên: Hay Thiên cảnh 天 境: Cõi Trời hay cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Cõi tục: Cõi phầm tục, tức là cõi trần của nhơn loại.

Câu 7: Anh em cốt nhục cùng chung một mẹ, bây giờ phải chịu chia rẽ phân lìa nhau.

Câu 8: Người về nơi Thiên cảnh, kẻ còn ở trần gian, lẽ nào không thương nhớ nhau.
Thương những thuở huyên đường ôm ấp,

Thương những khi co đắp chung mền.

Huyên đường 萱 堂: Nhà Huyên, chỉ người mẹ.

Huyên 萱 là một loại cỏ ăn được, khi ăn vào có thể quên tất cả phiền muộn, nên được gọi là vong ưu thảo 忘 憂 草 (Cỏ quên sự lo buồn). Cỏ Huyên thường được người xưa ví như người mẹ hiền, vì lấy điển ở Kinh Thi: Yên đắc huyên thảo ngôn thụ chi bối 焉 得 萱 草 言 樹 背: Ước gì được cỏ huyên mà trồng ở thềm bắc. Do đó, người ta thường gọi mẹ bằng Huyên đường 萱 堂, huyên đình 萱 庭, nhà huyên.



Ôm ấp: Ôm vào lòng mà ấp yêu thắm thiết.

Đắp chung mền: Anh em nằm ngủ đắp chung một cái mền. Do điển tích sau:

Hán Thư chép: Khương Quảng cùng hai em là Trọng Hải, Quí Giang rất nên hòa thuận, cùng thương yêu nhau chí thiết. Tuy mỗi người đều có vợ, nhưng tình cảm anh em không đành ngủ riêng, bèn sắm một cái mền to, khi ngủ cùng chung nhau đắp. Do vậy sách Ấu học có câu: “Khương gia đại bị dĩ đồng miên 姜 家 大 被 以 同 眠”: Nhà họ Khương sắm mền rộng để anh em cùng nhau đắp chung.



Câu 9: Thương những lúc còn nhỏ bé, anh em được mẹ ôm vào lòng ấp yêu thương mến.

Câu 10: Thương đến hồi anh em vì lạnh nằm chung đắp một chiếc mền.
Thương hồi thơ bé tuổi tên,

Thương cơn khôn lớn giữ bền nghĩa nhau.

Thơ bé tuổi tên: Lúc còn thơ dại, còn kêu gọi nhau bằng tên tuổi.

Giữ bền nghĩa nhâu: Giữ vẹn việc cư xử có đạo lý giữa anh chị em với nhau.

Câu 11: Thương những lúc còn thơ dại, kêu gọi nhau bằng tên tuổi.

Câu 12: Thương đến hồi khôn lớn cũng vẫn giữ bền nghĩa anh chị em với nhau.
Rủi Thiên số Nam Tào đã định,

Giải căn sinh xa lánh trần ai.

Thiên số 天 數: Vận mệnh do Trời định trước, hay số tuổi thọ do Trời định.

Nam Tào 南 曹: Là một ngôi sao ở phương nam, còn gọi là Nam Cực tinh 南 極 星.

Nam Tào và Bắc Đẩu là hai vì sao nằm trên trục Nam Bắc của Địa cầu. Khi Địa cầu tự quay, hay quay xung quanh mặt trời, hai vì sao này vẫn luôn luôn nằm theo hai hướng Nam Bắc của Địa cầu.

Tương truyền, Nam Tào và Bắc Đẩu là hai vị Tiên nắm bộ sanh và bộ tử của nhơn loại. Nam Tào còn gọi là Nam Cực Tiên Ông coi về bộ sanh, Bắc Đẩu Tiên Ông coi về bộ tử.

Theo Đức Hộ Pháp, nơi Cung Nam Tào Bắc Đẩu “có một quyển sách Thiên Thơ để trước mặt ta, dở ra xem thấy tên mình và kiếp sanh của mình đã làm gì thì trong quyển Thiên Thơ ấy nó hiện tượng ra hết; chúng ta tự xử chúng ta, mình làm tòa để xử mình, hoặc mình phải đầu kiếp hay là đoạt đến địa vị nào, mình đứng đến mức nào, thì cũng do mình định đoạt lấy.



Vị chưởng quản nơi cung ấy theo tiếng phàm của chúng ta đặt tên là NAM TÀO BẮC ĐẨU”.

Giải căn sinh 解 根 生: Cởi bỏ hết tất cả những oan nghiệt đã gây ra từ những hành vi hung ác trong kiếp sống trước.

Trần ai 塵 埃: Bụi bặm, chỉ cõi trần, tức cõi của nhơn loại đang sống.

Câu 13: Nay nhằm số tuổi thọ do Nam Tào đã định sẵn.

Câu 14: Nên cởi bỏ hết những căn nghiệt của kiếp sống trước đã gây ra và xa lìa cõi trần ai.
Khá tua theo bóng CAO ĐÀI,

Nương mây thoát tục ra ngoài Càn Khôn.

Khá tua: Khá nên.

Theo bóng Cao Đài: Theo ánh sáng chân lý của Đấng Cao Đài, tức là nương theo Đức Chí Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế trong thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Thoát tục 脫 俗: Thoát khỏi cảnh trần tục.

Ra ngoài Càn khôn: Ra khỏi nơi trần để đi vào Càn khôn Vũ trụ.

Câu 15: Khá nên theo ánh sáng chân lý của Đức Chí Tôn.

Câu 16: Nương theo mây để đi ra ngoài cõi trần, vào Càn khôn Vũ trụ.
Khối tình ái hương hồn dầu nhớ,

Tránh oan gia giải nợ trầm luân.

Tình ái 情 愛: Cái tình cảm thương yêu nhau.

Giải nợ: Cởi bỏ các món nợ kiếp trước.

Trầm luân 沈 淪: Chìm đắm.

Câu 17 và 18: Khối tình thương yêu dù hương hồn còn nhớ tới, nên xa lánh khỏi những oan khiên nghiệt chướng và cởi bỏ các món nợ để Chơn linh không bị chìm đắm nữa.
Viếng thăm hôm sớm ....(1).........,

Trọn câu thần tỉnh ân cần cung Tiên.

(1). Chú thích: Trong quyển Kinh “Thiên Đạo và Thế Đạo” chú thích: Song thân hoặc phụ thân hay mẫu thân đã qui vị, tức là điền vào câu ấy chữ song thân khi cha mẹ đều chết, phụ thân khi cha chết mẹ còn, mẫu thân khi mẹ chết cha còn. Như vậy, trong trường hợp cha mẹ còn sống hết thì phải điền như thế nào? Do điểm này mà có nhiều địa phương gặp hoàn cảnh cha mẹ còn sống hết, không cho đọc bài kinh em tế anh chị, bởi vì họ cho rằng không thể điền vào câu trên. Thiết tưởng hễ anh hay chị mãn phần thì vẫn phải tụng bài kinh này để cho em tế lễ, dù còn đầy đủ cha mẹ hay cha chết hoặc mẹ chết hoặc cha mẹ chết hết.



Viếng thăm hôm sớm: Thăm viếng vào buổi tối và buổi sáng. Hay luôn luôn thăm viếng.

Thần tỉnh 晨 省: Do câu: “Thần định hôn tỉnh 晨 定 昏 省”, tức là sớm thăm tối viếng.

Trong Kinh Lễ có dạy: Bổn phận làm con, tối đến phải dọn dẹp chỗ cha mẹ ngủ, sáng ra phải vào thăm cha mẹ, đêm qua có ngủ được không. Do đó mới có câu: Thần định hôn tỉnh 晨 定 昏 省.



Ân cần 慇 勤: Lo lắng săn sóc một cách chu đáo.

Cung Tiên: Hay Tiên cung 仙 宮, chỉ cõi Tiên.

Câu 19: Hôm sớm phải viếng thăm (Cha, hoặc mẹ, hoặc cha mẹ).

Câu 20: Để làm tròn câu thần hôn định tỉnh, tức là lo lắng ân cần cho vẹn bề hiếu thảo nơi cõi Thiên.
Gởi Tổ Phụ .......hiền cung phụng,

Gởi sắp em còn sống nơi đời.

Tổ phụ 祖 父: Ông nội. Song ở đây nghĩa Kinh chỉ Tổ tiên dòng họ.

Anh hay chị hiền: Chỉ Chơn linh anh hay chị đã quá cố.

Cung phụng 供 奉: Dâng hiến phẩm vật hay vật thực lên cho người trên mình.

Gởi sắp em còn sống nơi đời: Gởi đám em út còn sống lại nơi cõi đời.

Câu 21: Gởi Chơn linh Tổ phụ cho (Anh hay chị hiền) lo lắng cung phụng nơi cõi Thiêng Liêng.

Câu 22: Và gởi lại đám em út còn sống ở lại cõi đời này.
Rót chung ly biệt lưng vơi,

Mảnh lòng tha thiết đưa người bạn xưa.

Lưng vơi: Không đầy.

Rót chung ly biệt: Rót chung rượu chia tay.

Tha thiết 磋 切: Nói tắt câu trong sách Đại Học: Như thiết như tha 如 切 如 磋: Ý chỉ sự giồi mài, khắc dũa cho bóng, vì thế bạn bè gắng gỏi gọi là thiết tha.

Câu 23: Xin rót chung rượu ly biệt lưng vơi với giọt nước mắt đầm đìa.

Câu 24: Tấm lòng tha thiết để đưa tiễn người bạn xưa cũ.



CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM


KINH TỤNG KHI CHỒNG QUI VỊ

I.-KINH VĂN:

KINH TỤNG KHI CHỒNG QUI VỊ
Niềm ân ái thân hòa làm một,

Nghĩa sơ giao khắc cốt ghi xương.

Nhắn mưa gởi gió đưa thương,

Từ đây thiếp tỏ đoạn trường với ai?

Càng nhớ đến những ngày hội ngộ,

Càng ngổn ngang mối nợ tình chung.

Đã đành bẻ gãy chữ đồng,

Hiển linh chứng chiếu tấm lòng tiết trinh.

Dầu sống sót cũng đành gọi thác,

Vui chi còn man mác tơ duyên.

Thiệt thòi cam phận thuyền quyên,

Chứa chan giọt lệ cửu tuyền cuộn trôi.

Chàng đã đặng phủi rồi nợ thế,

Xin hiển linh giúp kẻ góa thân.

Chở che khỏi kiếp phong trần,

Gìn gương liệt nữ hồng quần để soi.

Chàng dầu đặng thảnh thơi cảnh trí,

Hộ dâu con giữ kỹ nhơn luân.

Chàng dầu vinh hiển cảnh Thần,

Gởi trong giấc mộng đặng gần cùng nhau.

Chàng dầu hưởng Thiên Tào quyền phép,

Đỡ đường trần chật hẹp thân côi.

Chàng dầu cung Ngọc an ngôi,

Xin thương thân thiếp nợ đời còn mang.

Gởi hồn phách cho chàng định số,

Gởi kiếp căn chàng mở dây oan.

Thiếp cam bao tóc thờ chàng,

Rót chung ly biệt đôi hàng lụy sa!

ĐOÀN THỊ ĐIỂM
II.-NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA:
Đạo Cao Đài lấy Nho Tông chuyển thế, nên việc cư xử giữa con người với nhau đều được qui định theo một phép tắc hợp với lẽ phải, nhứt là cách ứng xử của con người với nhau trong gia đình cho hợp với đạo đức.

Trong Kinh Thư viết: Vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho Thuấn, bèn gả hai nàng công chúa là Nga Hoàng và Nữ Anh cho, để xem cách tề gia của Thuấn. Ông Thuấn lấy ngũ điển ra đối đãi với mọi người, nên sau được vua Nghiêu nhường ngôi cho.

Trong nền đạo Cao Đài, theo ngũ luân của Nho giáo, coi đạo vợ chồng là nền tảng của gia đình, bổn phận người vợ hoàn toàn gởi thân cho chồng, cho nên đạo vợ chồng phải lấy ơn nghĩa mà sống đời với nhau. Khi chồng chết, người nữ tín đồ phải giữ lòng trinh tiết mà thờ phượng và cúng tế chồng theo đạo nghĩa của người đàn bà.

Kinh “Tụng Khi Chồng Qui Vị” dành cho người vợ cúng tế cho chồng nhằm nói lên cái ơn che chở, đùm bọc của đấng lang quân, mà nàng đã bao năm đem thân “sắn bìm nương bóng”. Người góa phụ Cao Đài, trong cảnh đau buồn mất đi một nguời yêu thương đã cùng chia vui sớt thảm, gắn bó với cuộc đời nàng, khiến cho nàng có lời tâm nguyện thờ chồng:



Thiếp cam bao tóc thờ chàng,

Rót chung ly biệt đôi hàng lệ sa.
III.-CHÚ GIẢI:
Niềm ân ái thân hòa làm một,

Nghĩa sơ giao khắc cốt ghi xương.

Ân ái 恩 愛: Chỉ vợ chồng thương yêu nhau.

Thân hòa làm một: Vợ chồng thương yêu nhau, hòa hợp nhau dù là hai người nhưng coi như là một.

Bộ Dịch Trình truyện viết: Sự tương cảm của muôn vật ở thế gian, không gì bằng nam nữ. Nam nữ tuy là hai cá thể nhưng khi kết hợp nhau, vì tình yêu vì bổn phận trở nên một thân vậy. Sách Ấu Học nói: Nam nữ có cái nghĩa cảm kích nhau, vợ chồng là tình thân một cá thể (Nam Nữ hữu tương cảm chi nghĩa; phu phụ vi nhất thể chi thân 男 女 有 相 感 之 義, 夫 婦 為 一 體 之 親).



Sơ giao 初 交: Lúc mới giao tiếp với nhau, tức là lúc đầu mới quen biết nhau.

Khắc cốt ghi xương: Ý nói ghi nhớ vào lòng, không bao giờ quên.

Câu 1: Tình thương yêu giữa vợ chồng hòa hợp nhau như là một vậy.

Câu 2: Tình nghĩa gặp gỡ lúc ban đầu thiếp nguyện khắc ghi vào cõi lòng mãi mãi.
Nhắn mưa gởi gió đưa thương,

Từ đây thiếp tỏ đoạn trường với ai?

Nhắn mưa gởi gió: Nhờ mưa gió để nhắn gởi nỗi niềm.

Đưa thương: Đem niềm thương đưa đến.

Đoạn trường 斷 腸: Đứt ruột.

Do tích: Một vượn con bị giết, vượn mẹ đau lòng kêu mãi cho đến chết mới thôi. Mổ ra thì thấy ruột vượn mẹ đứt từ khúc một. Nghĩa bóng chỉ sự đau đớn như ruột đứt ra từng đoạn.



Câu 3: Nhắn gởi theo mưa gió những nỗi niềm thương nhớ đến chàng.

Câu 4: Kể từ phút này, thiếp biết tỏ nỗi niềm đau đớn này với ai?
Càng nhớ đến những ngày hội ngộ,

Càng ngổn ngang mối nợ tình chung.

Hội ngộ 會 遇: Gặp gỡ nhau.

Ngổn ngang: Lộn xộn không thứ tự, lòng bối rối.

Mối nợ: Mối dây nợ nần ràng buộc nhau.

Tình chung: Hay chung tình 終 情: Mối tình chung thủy, tức là từ lúc yêu nhau phút ban đầu cho đến rốt cuộc đời cũng vẫn yêu nhau.

Câu 5 và 6: Càng nhớ tới những ngày cùng nhau gặp gỡ, lòng càng ngổn ngang, mối nợ tình chung thủy.
Đã đành bẻ gãy chữ đồng,

Hiển linh chứng chiếu tấm lòng tiết trinh.

Chữ đồng: Hay giải đồng. Do chữ “Đồng tâm đái 同 心 帶”, “Đồng tâm kết 同 心 結” là một sợi dây thắt lưng có hai giải lụa buộc lại với nhau, biểu hiện sự kết hợp vợ với chồng, cùng một lòng như nhau.

Nguyễn Du có câu:



Đã đành hai chữ đồng tâm,

Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.

Hoặc:

Bấy lâu khắn khít giải đồng,

Thân người, người cũng chia lòng riêng tây.



Bẻ gãy chữ đồng: Làm đứt giải đồng tâm, tức là vợ chồng bị gãy gánh do có người chết.

Hiển linh 顯 靈: Hiển hiện ra một cách linh thiêng.

Chứng chiếu 證 照: Chứng minh và soi xét.

Tiết trinh: Hay trinh tiết 貞 節: Tấm lòng kiên trinh và trong sạch của người đàn bà.

Câu 7: Chàng đành làm đứt giải đồng tâm mà ra đi vĩnh viễn.

Câu 8: Thiếp xin chàng có linh hiển chứng chiếu cho tấm lòng tiết trinh của thiếp.

Sự quan hệ giữa vợ chồng được ơn Trên sắp đặt gặp gỡ nhau, chung sống nhau là để yêu thương đền đáp ơn nghĩa nhau, giúp đỡ cho nhau, đó gọi là duyên; hoặc một trong hai: vợ hay chồng phải nhận chịu những khổ đau, nói cách khác là phải trả những nghiệp quả, đó gọi là nợ.

Khi duyên nợ đã dứt, người chồng đành bẻ gãy chữ đồng mà ra đi mãi mãi, khiến cho mối tình chồng vợ phải chịu phân ly: Kẻ ra đồng nội ngàn thu yên giấc, người sống sót nơi cô phòng ở xóm nhà quạnh quẽ. Bà Đoàn Thị Điểm đã tả sự đau lòng của người quả phụ trong Nữ Trung Tùng Phận như bốn câu sau:

Để thân thiếp mình ngồi hiu quạnh,

Còn thây chàng tuyết lạnh, nắng nồng.

Đã đành bẻ gãy chữ đồng,

Chia đôi thiếp xóm, chàng đồng không hay.

Tuy có sự đau thảm trong lòng, người thiếu phụ Cao Đài được Bà Đoàn dạy phải một lòng giữ vẹn tiết trinh mà luôn hướng về Đức Từ bi:



Biết chăng cái thảm mất chồng,

Xin cho thiếp dựa nơi lòng Từ bi.
Dầu sống sót cũng đành gọi thác,

Vui chi còn man mác tơ duyên.

Sống sót: Còn sống sót trở lại. Hai vợ chồng, một người chết đi, còn một người sống ở lại gọi là sống sót.

Gọi thác: Coi như chết.

Dầu sống sót cũng đành gọi thác: Người đàn bà ngày xưa khi chồng đã chết rồi, thường tự xưng mình là “vị vong nhân 未 亡 人”, người chưa chết, ý muốn nói phận đàn bà buộc phải theo chồng, lẽ ra chồng chết phải chết theo, nếu còn sống sót là người đáng chết mà chưa chết vậy.

Theo nghĩa câu Kinh, người vợ tuy còn sống sót (vị vong nhân) nhưng xem như mình đã chết rồi, tức khong còn tha thiết với cuộc đời nữa.

Trong Cung Oán Ngâm Khúc có câu:

Thôi di đâu biết có trời,

Bỗng không mà hóa ra người vị vong.

Man mác: Dìu dịu, phơn phớt.

Tơ duyên: Sợi dây tơ ràng buộc nên duyên vợ chồng.

Do tích tơ hồng, tơ thắm, chỉ hồng như sau: Trương Gia Trinh có năm người con gái, muốn gả một người cho Đặng Nguyên Chấn, mà không biết phải gả người nào. Ông mới dạy năm người con ông ngồi sau một bức màn, mỗi người cầm một sợi tơ, mỗi sợi một màu; Còn Đặng Nguyên Chẩn ở ngoài, nắm được mối tơ của ai thì cưới người đó. Nguyên Chẩn nắm dây tơ màu đỏ, nhằm người con gái thứ ba, đẹp hơn hết. Do tích này, tơ hồng hay tơ duyên là sợi chỉ ràng buộc lương duyên hai người.



Câu 9: Dù thiếp có sống sót ở lại nơi đời, nhưng cũng đành coi như đã chết rồi.

Câu 10: Còn vui vẻ làm chi nữa, lòng thiếp đang buồn dìu dịu cho mối tơ duyên.
Thiệt thòi cam phận thuyền quyên,

Chứa chan giọt lệ cửu tuyền cuộn trôi.

Thiệt thòi: Chịu thua thiệt.

Cam phận: Cam chịu số phận.

Thuyền quyên: Theo cách phát âm của Tự Điển Hán Việt, Thiều Chửu, hay Từ Điển Hán Việt, Đào Duy Anh, thì viết là Thiền quyên.

Thiền quyên 嬋 娟: Dáng đẹp đẽ dễ thương, thường dùng để chỉ riêng về đàn bà con gái đẹp đẽ diệu hiền.

Chứa chan giọt lệ:Giọt nước mắt đầm đìa.

Cửu tuyền 九 泉: Chín suối, chỉ cõi Âm phủ.

Cuộn trôi: Cuốn trôi theo dòng nước.

Câu 11: Người con gái đẹp đẽ diệu hiền phải cam chịu cảnh thiệt thòi vắng người bạn tình chung.

Câu 12: Giọt nước mắt chứa chan cuốn trôi xuống tuyền đài (chàng có hay chăng?).
Chàng đã đặng phủi rồi nợ thế,

Xin hiển linh giúp kẻ góa thân.

Phủi rồi nợ thế: Phủi sạch hết nợ đời.

Theo triết lý tôn giáo, con người sống là để trả nợ đời và nợ oan khiên nghiệt chướng. Do đó, khi con người chết, tức là phủi hết nợ đời, mới ra đi một cách nhẹ nhàng, người ở lại thì còn nặng nợ thế gian, còn mang nhiều khổ sở.

Trong bài Kinh, người cô phụ cho rằng: Giờ đây “Chàng đã đặng phủi rồi nợ thế”, còn nàng thì:

Xin thương thân thiếp nợ đời còn mang.

Thật đáng thương tâm!



Góa thân: Thân góa bụa, tức là người đàn bà có chồng chết, còn gọi là quả phụ 寡 婦.

Câu 13: Chàng đã chết rồi, tức là đã được phủi hết nợ của thế gian.

Câu 14: Xin chàng có linh hiển thì giúp cho kẻ góa bụa này.
Chở che khỏi kiếp phong trần,

Gìn gương liệt nữ hồng quần để soi.

Phong trần 風 塵: Gió bụi, chỉ những nỗi gian nan vất vả của cuộc đời.

Kiếp phong trần: Hay phong trần kiếp 風 塵 劫: Kiếp sống phải chịu nhiều gian nan vất vả.

Liệt nữ 烈 女: Những người phụ nữ có khí tiết khẳng khái, anh hùng.

Gương liệt nữ: Những người phụ nữ có khí tiết khẳng khái, có thể dùng làm gương cho người đời sau noi theo.

Sách Ấu học có kể lại hai trang liệt nữ như sau: “Hàn Cửu Anh khủng tặc uế, nhi tự đầu ư uế; Trần Trọng thê khủng vẫn đức, nhi ninh vẫn ư nhai, thử nữ chi liệt giả 韓 玖 英 恐 賊 穢, 而 自 投 於 穢; 陳 仲 妻 恐 隕 德, 而 寧 隕 於 崖, 此 女 之 烈 者”: Nàng Hàn Cửu Anh sợ cướp làm nhơ mà tự gieo vào chỗ nhơ; vợ anh Trần Trọng sợ chết mất đức hạnh thà chết ở hố, đấy là những trang liệt nữ.

Bộ Đường thư có chép rằng con gái ông Hàn Trọng Thành là nàng Cửu Anh, sợ cướp bắt làm nhục, bèn tự gieo mình vào trong phẩn dơ, lấy miệng hớp phẩn, bọn cướp thấy vậy bèn bỏ đi, không bức hiếp nàng.

Vợ anh Trần Trọng là em gái Trương Thúc Minh, cùng hai người chị dâu gặp cướp, sợ phải chịu nhục với bọn cướp, bèn bảo nhau rằng: Người đàn bà lấy thân người trong sạch làm cao cả, đâu được để thân bị ô nhục ư! Bèn nhảy xuống hố mà chết.



Hồng quần 紅 裙: Quần màu đỏ. Thời xưa tục bên Trung Quốc các người con gái sang giàu thường mặc quần màu đỏ. Vì vậy, hồng quần dùng để chỉ về nữ giới.

Câu 15: Xin chàng chở che cho thiếp thoát khỏi kiếp khó khăn vất vả này.

Câu 16: Thiếp nguyện gìn giữ tiết trong sạch để làm gương liệt nữ cho giới nữ nhi soi chung.
Chàng dầu đặng thảnh thơi cảnh trí,

Hộ dâu con giữ kỹ nhơn luân.

Cảnh trí: Hay trí cảnh 智 境: Cảnh của bậc Thánh trí, tức cõi Thánh.

Hộ dâu con: Gìn giữ và che chở cho con và dâu.

Nhơn luân 人 倫: Đạo luân thường của con người, hay nói cách khác, là phép cư xử của con người ở thế gian hợp với lẽ đạo đức.

Câu 17: Dù cho chàng có được thảnh thơi, nhàn hạ nơi cõi Thánh.

Câu 18: Xin hãy phù hộ cho con và dâu giữ vẹn được mối đạo nhơn luân.

Trong cơn đau buồn của cuộc tử biệt sanh ly này, người quả phụ dù còn sống sót mà xem như đã chết rồi, thế mà còn nghĩ đến và mong muốn cho dâu con giữ vẹn được mối đạo nhơn luân. Quả là người đàn bà hiền thục và đạo đức vậy!


Chàng dầu vinh hiển cảnh Thần,

Gởi trong giấc mộng đặng gần cùng nhau.

Vinh hiển 榮 顯: Vẻ vang hiển hách.

Cảnh Thần: Hay Thần cảnh 神 境, tức cõi giới Thần.

Gởi trong giấc mộng: Hiện vào trong giấc chiêm bao.

Câu 19: Cho dù chàng hiện giờ có vinh hiển nơi cõi Thần.

Câu 20: Nhưng cõi Âm dương xa cách, thiếp mong chàng hiện trong giấc mộng để đặng gần gũi nhau.
Chàng dầu hưởng Thiên Tào quyền phép,

Đỡ đường trần chật hẹp thân côi.

Thiên tào 天 曹: Như Thiên đình.

Quyền phép: Có phép thuật và quyền hành.

Đỡ đường trần chật hẹp: Giúp đỡ cho cuộc sống nơi cõi trần đầy khó khăn, vất vả.

Thân côi: Dịch từ chữ cô thân 孤 身: Tấm thân lẻ loi, cô độc.

Câu 21: Cho dù chàng có hưởng được quyền phép nơi cõi Thiêng Liêng.

Câu 22: Xin giúp đỡ cho mảnh thân cô độc của thiếp nơi cõi trần đầy những khó khăn vất vả này.
Chàng dầu cung Ngọc an ngôi,

Xin thương thân thiếp nợ đời còn mang.

Cung Ngọc: Hay Ngọc cung 玉 宮: Chỉ cõi Tiên.

An ngôi: Yên trên ngôi vị.

Nợ đời còn mang: Còn đeo mang những món nợ nơi thế gian.

Câu 23: Dù cho chàng đã được an ngôi vị nơi cung Ngọc.

Câu 24: Xin chàng thương cho tấm thân thiếp còn mang nhiều mối nợ đời.
Gởi hồn phách cho chàng định số,

Gởi kiếp căn chàng mở dây oan.

Hồn phách 魂 魄: Linh hồn và thể phách.

Cho chàng định số: Cho chàng định đoạt số phận.

Kiếp căn : Hay căn kiếp 根 劫: Cái gốc rễ của kiếp sống, tức là do cái nguyên nhân của đời trước, gọi là tiền nhân 前 因 thì sẽ có kết quả đời sau, gọi là hậu quả 後 果.

Trong Truyền Đăng Lục của nhà Phật nói: “Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị, dục tri lai sinh quả, kim sinh tác giả thị 欲 知 前 世 因, 今 生 受 者 是; 欲 知 來 生 果, 今 生 作 者 是”: Muốn biết nguyên nhân đời trước ta thế nào, thì cứ xem hưởng thụ của ta đời nay; muốn biết sự kết quả đời sau thế nào, ta cứ xem việc ta làm đời nay đó.

Như vậy, kiếp căn là tất cả những hành vi thiện ác trong một hay nhiều kiếp sống trước tạo thành gốc rễ để báo ứng cho kiếp này hay kiếp sau. Nếu việc làm lành, gọi là thiện căn 善 根 thì tạo phúc đức cho người làm hưởng, nếu việc làm hung dữ, gọi là ác căn 惡 根 thì gây quả báo cho người làm phải trả.

Dây oan: Sợi dây oan nghiệt.

Câu 25: Thiếp xin gởi linh hồn và thể phách cho chàng định dùm số phận.

Câu 26: Thiếp cũng xin gởi kiếp căn cho chàng nhờ cởi bỏ mối dây oan nghiệt.
Thiếp cam bao tóc thờ chàng,

Rót chung ly biệt đôi hàng lụy sa!

Thiếp cam bao tóc: Thiếp đành là bao kín mái tóc, để giữ lòng chung thủy đối với chàng (Xem điển tích ở câu 12 Kinh Hôn Phối).

Đôi hàng lụy sa: Hai hàng nước mắt rơi.

Câu 27: Thiếp đành cam bao mái tóc lại để giữ lòng chung thủy thờ phụng chàng.

Câu 28: Với hai dòng nước mắt đầm đìa, thiếp xin rót chung rượu ly biệt dâng lên cho chàng.

Trong phút cuối nơi đàn tế cho chồng, người quả phụ lòng sầu thảm vì mối tử biệt sinh ly giữa đôi vợ chồng, nên có tâm nguyện là sẵn sàng nhận chịu những đau thương mất mát và nhứt là hứa sẽ giữ lòng chung thủy, vẹn nghĩa tiết trinh để thờ chồng.

Đạo thờ chồng từ xưa đã được người đời khen tặng và triều đình ban cho tinh biểu, tức là ban biển khen cho những người trung, hiếu, tiết liệt để tỏ lòng kính mến mà làm gương cho mọi người đều biết.

Người tiết phụ ở làng Thạch Thán được vua ban cho một tấm biển vàng có bốn chữ: Khâm tứ tiết phụ 欽 賜 節 婦 được sách Kiến Văn Lục chép lại như sau:

Bà tiết phụ đây là vợ Ông Cử nhân họ Nguyễn ở làng Thạch Thán. Lúc Ông Cử Nguyễn mất, bà mới mười chín tuổi, không có con và hai bên cha mẹ đều còn cả. Bà khóc nói: “Chết dễ lắm, chỉ nỗi hai bên cha mẹ sớm tối biết trông cậy vào ai thôi!”. Rồi Bà thủ tiết, không cải giá, chăm nuôi bố mẹ chồng, bố mẹ mình hơn ba mươi năm, mọi việc phụng dưỡng khi sống, ma chay khi chết, thảy đều hợp lễ. Năm Bính Tuất đời vua Cảnh Hưng (1766) có chiếu chỉ nhà vua muốn ban biển khen cho những người hiếu tử, tiết phụ, Quan Phủ Huyện sở tại tâu rõ việc bà lên cho vua biết, bà đặc cách được đội ơn tinh biểu.




tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương