ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiêN


Hệ số đáp ứng của chất chuẩn thường với chất chuẩn đánh dấu đồng vị (RR)



tải về 1.38 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.38 Mb.
#2030
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

Hệ số đáp ứng của chất chuẩn thường với chất chuẩn đánh dấu đồng vị (RR): Từ nồng độ của chất chuẩn thường (CNS ­– ppb), nồng độ của chất chuẩn đánh dấu đồng vị (CLS – ppb), diện tích pic mảnh định lượng của chất chuẩn thường (AN­S) và diện tích pic mảnh định lượng của chất chuẩn đánh dấu đồng vị (AL­S) có công thức tính RR như sau:

RR = (ANS × CLS) / (ALS × CNS) (1)

Với mỗi chất phân tích, ở mỗi nồng độ của chất chuẩn thường trong dung dịch chuẩn CS sẽ có một giá trị RR, như vậy có 4 giá trị RR tính toán được. Tính giá trị RR trung bình và độ lệch chuẩn tương đối RSD, nếu RSD < 20% thì có thể sử dụng giá trị RR trung bình cho chất đó. Giá trị RR này được sử dụng để tính toán nồng độ PBDEs trong dung dịch mẫu.



Hệ số đáp ứng của chất chuẩn đánh dấu đồng vị với chất nội chuẩn (RF): Từ nồng độ của chất chuẩn đánh dấu đồng vị (CLS ­– ppb), nồng độ chất nội chuẩn (CIS – ppb), diện tích pic mảnh định lượng của chất chuẩn đánh dấu đồng vị (ANS­) và diện tích pic của mảnh định lượng của chất chuẩn đánh dấu đồng vị (ALS­) ta có công thức tính RF như sau:

RF = (ALS × CIS) / (AIS × CLS) (2)

Trong các dung dịch chuẩn CS, nồng độ chất chuẩn đánh dấu đồng vị và chất nội chuẩn được cố định. Với mỗi hợp chất đánh dấu đồng vị trong một dung dịch CS sẽ có một giá trị RF, như vậy có 4 giá trị RF, tính giá trị RF trung bình và sử dụng giá trị RF trung bình này để tính toán độ thu hồi của chất chuẩn đánh dấu đồng vị trong mẫu.



Tính toán nồng độ chất phân tích trong dung dịch mẫu: Từ diện tích pic mảnh định lượng của chất phân tích (AN), diện tích pic mảnh định lượng của chất chuẩn đánh dấu đồng vị tương ứng (AL), nồng độ chất chuẩn đánh dấu đồng vị thêm vào mẫu (CL – ppb) và giá trị RR trung bình tính toán được từ đường chuẩn ta có công thức tính nồng độ chất phân tích trong dung dịch mẫu (C – ppb) như sau:

C = (AN × CL) / (AL × RRtb) (3)

Tính toán hàm lượng chất phân tích trong mẫu: Từ nồng độ của PBDEs trong dung dịch mẫu (C – ppb), thể tích dung dịch mẫu cuối cùng trước khi phân tích trên GC-MS (V – ml) và khối lượng mẫu lấy để phân tích (m – gam) ta có công thức tính hàm lượng PBDEs trong mẫu rắn (S – ng/g) như sau:

S = (C × V) / m (4)

Tính toán độ thu hồi của chất chuẩn đánh dấu đồng vị: Từ diện tích pic mảnh định lượng của chất chuẩn đánh dấu đồng vị (AL), diện tích pic mảnh định lượng của chất nội chuẩn (AIS), nồng độ chất nội chuẩn (CIS – ppb), hệ số RF ta tính được nồng độ chất chuẩn đánh dấu đồng vị (CL,mẫu – ppb), cùng với nồng độ chất chuẩn đánh dấu đồng vị thêm vào (CL,thêm – ppb) sẽ tính được độ thu hồi theo công thức sau:

H = (CL,mẫu / CL,thêm) × 100% = [(AL × CIS) / (AIS × RFtb × CL,thêm)] × 100% (5)

2.3.1.3. Đánh giá độ ổn định của tín hiệu phân tích:

Để đánh giá sự ổn định của tín hiệu phân tích (diện tích pic) chúng tôi tiến hành phân tích lặp 3 lần các dung dịch chuẩn CS10 và CS500, đại diện cho mức nồng độ thấp và mức nồng độ cao của đường chuẩn. Diện tích pic trên sắc đồ tổng ion được lấy ra để tính toán độ lệch chuẩn tương đối.



2.3.1.4. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của thiết bị:

Đối với phương pháp phân tích sắc kí nói chung, việc xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) bằng cách sử dụng mẫu trắng hay dựa trên phương trình hồi qui của đường chuẩn là không phù hợp do công thức tính toán phức tạp và tốn nhiều thời gian. Do đó chúng tôi xác định LOD, LOQ của thiết bị đối với các chỉ tiêu PBDEs dựa trên công thức:



LOD = Nồng độ tại đó có tỉ lệ tín hiệu / nhiễu bằng 3 (6)

LOQ = Nồng độ tại đó có tỉ lệ tín hiệu / nhiễu bằng 10 (7)

Trong đó, tỉ lệ tín hiệu / nhiễu có thể xác định một cách dễ dàng trên phần mềm xử lí số liệu của hệ thống GC-MS. Chúng tôi tính toán giá trị LOD, LOQ dựa trên điểm chuẩn có nồng độ thấp nhất là CS10.



2.3.2. Nghiên cứu qui trình xử lí mẫu và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp:

2.3.2.1. Các thí nghiệm với mẫu trắng:

Mẫu trắng thiết bị: Tiêm 1 μl dung môi isootan vào hệ thống GC-MS để kiểm tra đường nền. Nếu đường nền cao và không ổn định hoặc xuất hiện pic thì kéo dài thời gian duy trì nhiệt độ cột ở 3200C (30 phút). Lặp lại thao tác tiêm 1 μl dung môi isootan và kiểm tra đến khi đường nền ổn định mới có thể bơm các mẫu khác. Sau mỗi ngày bơm mẫu, tiêm 1 μl dung môi isootan để kiểm tra đường nền và duy trì nhiệt độ cột ở 3200C trong 1 giờ để dòng khí mang làm sạch cột.

Mẫu trắng dung môi: Các dung môi sử dụng để xử lí mẫu cần được kiểm tra độ tinh khiết. Chuẩn bị 04 bình cầu 250 ml, lấy vào mỗi bình 100 ml các dung môi n-hexan, axeton, diclometan và toluen. Cô quay chân không các dung môi trên về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml chính các dung môi đó. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl các mẫu trắng dung môi vào hệ thống GC-MS để kiểm tra độ tinh khiết. Nếu đường nền cao và không ổn định hoặc xuất hiện pic lạ thì phải thay dung môi có độ tinh khiết cao hơn hoặc tiến hành tinh chế lại dung môi bằng phương pháp chưng cất đơn.

Mẫu trắng hóa chất: Các hóa chất được kiểm tra độ tinh khiết là natri sunfat (đã nung), silicagel (đã hoạt hóa) và giấy lọc, đây là các hóa chất được sử dụng trong nhiều bước của qui trình xử lí mẫu. 100 gam chất rắn và 20 tờ giấy lọc được chuyển vào cốc đựng mẫu của bộ chiết soxhlet rồi tiến hành chiết với 300 ml n-hexan trong 4 giờ. Các dịch chiết sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl các mẫu trắng hóa chất vào hệ thống GC-MS để kiểm tra độ tinh khiết. Nếu đường nền cao và không ổn định hoặc xuất hiện pic lạ thì phải thay hóa chất có độ tinh khiết cao hơn hoặc kéo dài thời gian và tăng nhiệt độ nung / hoạt hóa.

Mẫu trắng dụng cụ: Dụng cụ thủy tinh có khả năng giữ các chất hữu cơ trên bề mặt bởi sự hấp phụ nên cần phải kiểm tra độ sạch của các dụng cụ này. Các dụng cụ thủy tinh được kiểm tra độ sạch bao gồm bộ chiết soxhlet, bình nón, bình cầu, phễu chiết và cột làm sạch. Đối với bộ chiết soxhlet, thêm 300 ml n-hexan vào bình cầu chứa dung môi rồi chiết trong 4 giờ. Đối với các dụng cụ còn lại, thêm 100 ml n-hexan vào bình nón, bịt kín miệng bình rồi rung siêu âm trong 10 phút, chuyển n-hexan vào phễu chiết rồi lắc mạnh trong 5 phút, chuyển tiếp lên cột làm sạch, rồi cho chảy từ từ với tốc độ 1 giọt/s vào bình cầu 250 ml, bịt kín miệng bình cầu rồi rung siêu âm trong 10 phút. Các dung dịch sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl các mẫu trắng dụng cụ vào hệ thống GC-MS để kiểm tra độ tinh khiết. Nếu đường nền cao và không ổn định hoặc xuất hiện pic lạ thì phải tiến hành làm sạch lại dụng cụ.

2.3.2.2. Các thí nghiệm đánh giá độ thu hồi PBDEs trong các bước của qui trình:

Độ thu hồi PBDEs trong quá trình chiết soxhlet: Thêm vào 2 bình cầu chứa dung môi của bộ chiết soxhlet, bình thứ nhất 300 ml toluen, bình thứ hai 300 ml hỗn hợp axeton : n-hexan (1:1, v/v), thêm vào mỗi bình 1 ml dung dịch chuẩn LS10, lắc đều. Tiến hành chiết trong 4 giờ. Các dung dịch sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Độ thu hồi PBDEs trong quá trình chiết siêu âm: Thêm vào 2 bình nón 250 ml, mỗi bình 100 ml hỗn hợp axeton : n-hexan (1:1, v/v), 1 ml dung dịch chuẩn LS10, lắc đều, bịt kín. Tiến hành chiết trong 15 phút. Các dung dịch sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình nón 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Độ thu hồi PBDEs trong quá trình chiết lỏng rắn dùng máy lắc: Thêm vào 2 bình nón 250 ml, mỗi bình 100 ml hỗn hợp axeton : n-hexan (1:1, v/v), 1 ml dung dịch chuẩn LS10, lắc đều, bịt kín. Tiến hành lắc trong 2 giờ. Các dung dịch sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình nón 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Độ thu hồi PBDEs trong quá trình rửa mẫu bằng axit: Thêm vào 2 phễu chiết 250 ml, mỗi phễu chiết 100 ml n-hexan, 1 ml dung dịch chuẩn LS10, lắc đều. Thêm 10 ml axit H2SO4 đặc, lắc cẩn thận trong 2 phút, để yên 10 phút cho chất lỏng phân lớp rõ ràng. Tháo bỏ lớp axit phía dưới, lặp lại thao tác trên thêm 2 lần nữa. Sau 3 lần rửa mẫu bằng axit, thêm 100 ml nước cất vào phễu chiết, lắc mạnh trong 2 phút, để yên 10 phút cho chất lỏng phân lớp rõ ràng, tháo bỏ lớp nước, cho lớp n-hexan chảy qua một phễu thủy tinh có lớp Na2SO4 khan vào bình cầu 250 ml, tráng phễu chiết 3 lần, mỗi lần bằng 2 ml n-hexan. Các dung dịch sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Độ thu hồi PBDEs trong quá trình rửa mẫu bằng kiềm: Thêm vào 2 phễu chiết 250 ml, mỗi phễu chiết 100 ml n-hexan, 1 ml dung dịch chuẩn LS10, lắc đều. Thêm 20 ml axit KOH 10%, lắc cẩn thận trong 2 phút, để yên 10 phút cho chất lỏng phân lớp rõ ràng. Tháo bỏ lớp dung dịch kiềm phía dưới, lặp lại thao tác trên thêm 2 lần nữa. Sau 3 lần rửa mẫu bằng kiềm, thêm 100 ml nước cất vào phễu chiết, lắc mạnh trong 2 phút, để yên 10 phút cho chất lỏng phân lớp rõ ràng, tháo bỏ lớp nước, cho lớp n-hexan chảy qua một phễu thủy tinh có lớp Na2SO4 khan vào bình cầu 250 ml, tráng phễu chiết 3 lần, mỗi lần bằng 2 ml n-hexan. Các dung dịch sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Độ thu hồi PBDEs trên cột làm sạch: Chuẩn bị 2 cột silicagel đa lớp, thêm vào mỗi cột 1 ml dung dịch chuẩn LS10, cho dung dịch chuẩn chảy từ từ đến sát bề mặt chất rắn, hứng dung dịch chảy ra vào bình cầu 250 ml. Tiến hành rửa giải bằng hỗn hợp diclometan : n-hexan (5:95, v/v) bằng từng lượng 25 ml (4 lần) và thu riêng vào các bình cầu khác nhau. Các dung dịch sau đó được cô quay chân không về thể tích khoảng 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

2.3.2.3. Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích đối với mẫu nhựa:

Chiết mẫu nhựa bằng phương pháp chiết soxhlet: Chuẩn bị 3 mẫu nhựa giả, mỗi mẫu khoảng 1 gam cho vào bình cầu 250 ml, thêm vào mỗi mẫu 1 ml dung dịch chuẩn LS10, để bình cầu trong tối đến khi dung môi bay hơi hết. Chuyển mẫu vào cốc đựng mẫu của bộ chiết soxhlet, cho vào bình cầu chứa dung môi 300 ml toluen, tráng bình cầu chứa mẫu giả bằng 10 ml n-hexan và chuyển vào bình chứa dung môi. Tiến hành chiết soxhlet trong 8 giờ. Sau đó tháo cột chiết ra khỏi hệ thống, tráng cột bằng 10 ml toluen rồi chuyển hết vào bình cầu. Cô quay chân không dịch chiết về thể tích 5 ml. Nhỏ từ từ 100 ml n-hexan vào 5 ml dịch chiết để kết tủa nền polyme hòa tan, lọc dung dịch qua giấy lọc vào phễu chiết 250 ml, tráng bã bằng 10 ml n-hexan rồi chuyển vào phễu chiết. Tiến hành rửa mẫu bằng axit, dung dịch kiềm, làm sạch trên cột silicagel đa lớp rồi cô đến gần khô trong ống nghiệm chia vạch, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Chiết mẫu nhựa bằng phương pháp chiết siêu âm: Chuẩn bị 3 mẫu nhựa giả, mỗi mẫu khoảng 1 gam cho vào bình nón 250 ml, thêm vào mỗi mẫu 1 ml dung dịch chuẩn LS10, để bình nón trong tối đến khi dung môi bay hơi hết. Thêm vào bình nón 150 ml toluen, bịt kín. Tiến hành chiết siêu âm trong 30 phút. Cô quay chân không dịch chiết về thể tích khoảng 5 ml. Nhỏ từ từ 100 ml n-hexan vào 5 ml dịch chiết để kết tủa nền polyme hòa tan, lọc dung dịch qua giấy lọc vào phễu chiết 250 ml, tráng bã bằng 10 ml n-hexan rồi chuyển vào phễu chiết. Tiến hành rửa mẫu bằng axit, dung dịch kiềm, làm sạch trên cột silicagel đa lớp rồi cô đến gần khô trong ống nghiệm chia vạch, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

2.3.2.4. Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích đối với mẫu bụi:

Chiết mẫu bụi bằng phương pháp chiết soxhlet: Chuẩn bị 3 mẫu bụi giả, mỗi mẫu khoảng 5 gam cho vào cốc đựng mẫu của bộ chiết soxhlet, thêm vào mỗi mẫu 1 ml dung dịch chuẩn LS10, cho vào bình cầu chứa dung môi 300 ml hỗn hợp axeton : n-hexan (1:1, v/v). Lắp bộ chiết và để yên trong 30 phút để mẫu và chất chuẩn ổn định. Tiến hành chiết soxhlet trong 8 giờ. Sau đó tháo cột chiết ra khỏi hệ thống, tráng cột bằng 10 ml n-hexan rồi chuyển hết vào bình cầu. Cô quay chân không dịch chiết về thể tích 5 ml. Chuyển 5 ml dịch chiết này vào phễu chiết 250 ml, tráng kĩ bình cầu và thêm n-hexan đến 100 ml. Tiến hành rửa mẫu bằng axit, dung dịch kiềm, làm sạch trên cột silicagel đa lớp rồi cô đến gần khô trong ống nghiệm chia vạch, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Chiết mẫu bụi bằng phương pháp chiết siêu âm: Chuẩn bị 3 mẫu bụi giả, mỗi mẫu khoảng 5 gam cho vào bình nón 250 ml, thêm vào mỗi mẫu 1 ml dung dịch chuẩn LS10, để bình nón trong tối đến khi dung môi bay hơi hết. Thêm vào bình nón 150 ml hỗn hợp axeton : n-hexan (1:1, v/v), bịt kín. Tiến hành chiết siêu âm trong 30 phút. Lọc dịch chiết qua giấy lọc vào phễu chiết 250 ml, tráng bã bằng 10 ml n-hexan rồi chuyển vào phễu chiết. Tiến hành rửa mẫu bằng axit, dung dịch kiềm, làm sạch trên cột silicagel đa lớp rồi cô đến gần khô trong ống nghiệm chia vạch, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

Chiết mẫu bụi bằng phương pháp chiết lỏng rắn dùng máy lắc: Chuẩn bị 3 mẫu bụi giả, mỗi mẫu khoảng 5 gam cho vào bình nón 250 ml, thêm vào mỗi mẫu 1 ml dung dịch chuẩn LS10, để bình nón trong tối đến khi dung môi bay hơi hết. Thêm vào bình nón 150 ml hỗn hợp axeton : n-hexan (1:1, v/v), bịt kín. Tiến hành lắc trên máy lắc trong 2 giờ, tốc độ lắc 300 vòng/phút. Lọc dịch chiết qua giấy lọc vào phễu chiết 250 ml, tráng bã bằng 10 ml n-hexan rồi chuyển vào phễu chiết. Tiến hành rửa mẫu bằng axit, dung dịch kiềm, làm sạch trên cột silicagel đa lớp rồi cô đến gần khô trong ống nghiệm chia vạch, thêm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

2.3.2.5. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp:

Trên cơ sở giá trị MDL ước tính từ LOD của thiết bị, thêm chuẩn một lượng chất chuẩn đánh dấu đồng vị vào nền mẫu giả mẫu nhựa và nền mẫu giả mẫu bụi ở 2 mức nồng độ tương ứng với 2 lần MDL ước tính và 5 lần MDL ước tính, tiến hành phân tích theo qui trình được lựa chọn qua các bước khảo sát trên, đánh giá tỉ số tín hiệu trên nhiễu của sắc đồ thu được và tính toán giá trị MDL và MQL thực nghiệm.



2.3.3. Phân tích mẫu:

2.3.3.1. Phân tích mẫu nhựa:

Chuẩn bị mẫu: Các mẫu nhựa được rửa sạch bằng nước máy, tráng bằng nước cất rồi để khô tự nhiên. Các mảnh nhựa được cắt bằng kéo đến kích thước khoảng 1 cm × 1 cm rồi nghiền thành dạng bột mịn và rây qua sàng có kích thước 0,1 mm. Mẫu ở dạng bột mịn nếu chưa phân tích ngay được gói trong phoi nhôm, giữ trong túi PE kín ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng.

Chiết mẫu: Cân chính xác khoảng 0,5 gam mẫu vào cốc đựng mẫu của bộ chiết soxhlet, cho vào bình cầu chứa dung môi 300 ml toluen, 1 ml dung dịch chuẩn LS10 và vài viên đá bọt. Tiến hành chiết soxhlet trong 8 giờ, nên chiết trong phòng tối hoặc che phủ bộ chiết bằng phoi nhôm. Sau đó tháo cột chiết ra khỏi hệ thống, tráng cột và cốc đựng mẫu bằng 20 ml toluen rồi chuyển hết vào bình cầu. Cô quay chân không dịch chiết về thể tích 5 ml.

Làm sạch dịch chiết: Nhỏ từ từ 100 ml n-hexan vào 5 ml dịch chiết để kết tủa nền polyme hòa tan, lọc dung dịch qua giấy lọc vào phễu chiết 250 ml, tráng bã bằng 10 ml n-hexan. Rửa mẫu bằng axit H2SO4 đặc, 3 lần, mỗi lần 10 ml axit. Sau khi loại bỏ lớp axit, rửa mẫu bằng 100 ml nước cất, nếu chất lỏng phân lớp khó có thể thêm 10 ml dung dịch CaCl2 5%, lắc mạnh, chờ phân lớp rồi loại bỏ dung dịch nước. Tiếp tục rửa mẫu bằng dung dịch KOH 10%, 3 lần, mỗi lần 20 ml. Sau khi loại bỏ lớp dung dịch kiềm, rửa mẫu bằng 100 ml nước cất rồi chuyển mẫu qua phễu chứa Na2SO4 khan vào bình cầu 250 ml, cô quay chân không về 2 ml. Chuẩn bị cột silicagel đa lớp và bình cầu để hứng dung dịch, chuyển mẫu lên cột, tráng bình cầu 3 lần bằng 10 ml n-hexan, chuyển dịch tráng lên cột, mỗi lần chuyển mẫu lên cột phải cho dung dịch chảy đến sát bề mặt chất rắn rồi mới tiếp tục chuyển. Rửa giải PBDEs bằng 75 ml hỗn hợp diclometan : n-hexan (5:95, v/v). Cô quay chân không dung dịch rửa giải về 2 ml, chuyển vào ống nghiệm chia vạch, tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1 ml n-hexan rồi cô dưới dòng khí nitơ đến gần khô. Thêm vào ống nghiệm 10 μl dung dịch IS1000 rồi thêm isooctan đến 100 μl, lắc vortex và chuyển vào vial. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

2.3.3.2. Phân tích mẫu bụi:

Chuẩn bị mẫu: Các mẫu bụi được dàn mỏng trên khay inox, nhặt bỏ các mảnh dị vật còn sót lại (như mảnh giấy, nhựa, kim loại, tóc, da, móng tay) rồi rây qua sàng có kích thước 0,1 mm. Mẫu ở dạng bột mịn nếu chưa phân tích ngay được gói trong phoi nhôm, giữ trong túi PE kín ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng.

Chiết mẫu: Cân chính xác khoảng 5 gam mẫu vào cốc đựng mẫu của bộ chiết soxhlet, cho vào bình cầu chứa dung môi 300 ml hỗn hợp axeton : n-hexan (1:1, v/v), 1 ml dung dịch chuẩn LS10 và vài viên đá bọt. Tiến hành chiết soxhlet trong 8 giờ, nên chiết trong phòng tối hoặc che phủ bộ chiết bằng phoi nhôm. Sau đó tháo cột chiết ra khỏi hệ thống, tráng cột và cốc đựng mẫu bằng 20 ml n-hexan rồi chuyển hết vào bình cầu. Cô quay chân không dịch chiết về thể tích 5 ml.

Làm sạch dịch chiết: Chuyển 5 ml dịch chiết vào phễu chiết 250 ml, tráng bình cầu bằng 20 ml n-hexan và thêm n-hexan vào phễu đến 100 ml. Để có được vial chứa 100 μl dung dịch mẫu phân tích, thực hiện các bước làm sạch tương tự như trong mục 2.3.3.1 ở trên. Tiêm 1 μl mẫu vào hệ thống GC-MS.

2.3.4. Ứng dụng tập số liệu phân tích để đánh giá phát thải và đánh giá rủi ro:

2.3.4.1. Đánh giá mức độ phát thải:

Nguyên tắc chung để tính hệ số phát thải (EF) của một chất từ nguồn phát thải ra môi trường tiếp nhận được thể hiện trong công thức sau:


Khối lượng PBDE trong môi trường tiếp nhận

EF = (8)

Khối lượng PBDE trong nguồn phát thải

Trong đó, nguồn phát thải là phần nhựa chứa PBDEs trong các thiết bị điện, điện tử và môi trường tiếp nhận là bụi trong nhà.

Tuy nhiên do sự tích tụ của PBDEs trong bụi phụ thuộc vào thời gian nên cần tính tốc độ phát thải (ER), tức là lấy hệ số phát thải chia cho số năm sử dụng sản phẩm đó, còn gọi là tuổi thọ (tính bằng năm). Để tính tốc độ phát thải PBDEs từ hoạt động sử dụng tivi hay máy tính cá nhân ra bụi trong nhà có thể sử dụng công thức sau:

ERbụi = EFbụi / Tuổi thọ

(CPBDE, bụi × mbụi trong thiết bị )

= (9)

(CPBDE, nhựa trong thiết bị × mnhựa trong thiết bị ) × Tuổi thọ

Để tính được tốc độ phát thải cần có các giá trị hàm lượng PBDEs trong bụi, khối lượng bụi trong thiết bị, hàm lượng PBDEs trong nhựa và khối lượng nhựa trong thiết bị.



2.3.4.2. Đánh giá rủi ro:

Để đánh giá rủi ro với sức khoẻ con người do phơi nhiễm PBDEs cần tính toán giá trị lượng PBDEs hấp thu hàng ngày (DI) do tiếp xúc với bụi, công thức tính như sau:



DIbụi = Ibụi × Cbụi (10)

Trong đó Ibụi là tốc độ hấp thụ bụi, tính bằng mg/ngày và Cbụi là nồng độ PBDEs trong bụi. So sánh giá trị tính được với các giá trị ngưỡng an toàn cho phép của một số tổ chức quốc tế để đưa ra những đánh giá ban đầu về mức độ phơi nhiễm PBDEs trên người có tiếp xúc với bụi chứa PBDEs.



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THIẾT BỊ:

3.1.1. Sắc đồ tổng ion và thời gian lưu của các chỉ tiêu PBDEs:

Với các điều kiện tách sắc kí và phân tích bằng detector khối phổ đưa ra trong Bảng 18, chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt các dung dịch chuẩn CS10 đến CS500. Sắc đồ tổng ion của dung dịch chuẩn CS100, trong đó nồng độ BDE 209 là 1000 ppb, các BDE còn lại có cùng nồng độ 100 ppb được đưa ra trong Hình 3.1.





Hình 3.1. Sắc đồ tổng ion của 08 chỉ tiêu PBDEs và chất nội chuẩn

Mỗi một pic trong sắc đồ trên ứng với cả chất chuẩn thường và chất chuẩn đánh dấu đồng vị tương ứng của nó. Từ sắc đồ này chúng tôi thấy các pic tách khỏi nhau đều đạt đến độ phân giải đường nền, tuy rằng với chế độ quan sát chọn lọc ion thì vẫn có thể định lượng một cách chính xác ngay cả khi các pic sắc kí không tách khỏi nhau hoàn toàn. Đối với 2 cặp chất khó tách nhất là 2 chỉ tiêu PentaBDE (BDE 99 và BDE 100) và 2 chỉ tiêu HexaBDE (BDE 153 và BDE 154) chúng tôi cũng thu được độ phân giải lần lượt là 1,66 và 2,18 (trong khi 2 pic được coi là tách khỏi nhau hoàn toàn nếu độ phân giải đạt giá trị 1,5). Thời gian lưu của các chỉ tiêu PBDEs (bao gồm cả chất chuẩn thường và chất chuẩn đánh dấu đồng vị tương ứng) và chất nội chuẩn được đưa ra trong Bảng 3.1.



Bảng 3.1. Thời gian lưu sắc kí của các 08 chỉ tiêu PBDEs và chất nội chuẩn

TT

Chất

Thời gian lưu (phút)

1

Phenanthrene d10 (IS)

4,11

2

BDE 28 và BDE 28L

11,39

3

BDE 47 và BDE 47L

15,32

4

BDE 100 và BDE 100L

18,17

5

BDE 99 và BDE 99L

19,00

6

BDE 154 và BDE 154L

21,27

7

BDE 153 và BDE 153L

22,36

8

BDE 183 và BDE 183L

25,46

9

BDE 209 và BDE 209L

36,46

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương