ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế


Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT)



tải về 0.69 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

1.4Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT)

1.4.1Khái niệm


ToT biểu thị số lượng một loại hàng hóa cần thiết để trao đổi lấy một loại hàng hóa khác. Hiện nay, mọi hàng hóa đều được tính bằng tiền, ToT biểu thị giá cả của 2 loại hàng hóa.

Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật Bản với giá 200$/tấn; ngược lại nhập khẩu máy vi tính từ Nhật Bản với giá 400$/cái. Như vậy :

ToT của gạo = ½ máy vi tính hay

ToT của máy vi tính = 2 gạo.


1.4.2Điều kiện thương mại tổng quát


Trong mô hình nền kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm thì ToT là tỷ số giữa chỉ số giá hàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu.

Chỉ số giá hàng xuất khẩu :

Chỉ số giá hàng nhập khẩu :

Với


PX : chỉ số giá hàng xuất khẩu

PM : chỉ số giá hàng nhập khẩu

Xi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị xuất khẩu.

Mi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị nhập khẩu.

Pi : giá sản phẩm thứ i.

N : tỷ lệ mậu dịch (ToT)

Tỷ lệ mậu dịch : =


  • Các yếu tố tác động đến điều kiện thương mại:

  • Sở thích tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu.

  • Sự khan hiếm hàng hóa giao thương trên thế giới.

  • Chất lượng hàng hóa giao thương.

  • Khả năng thuyết phục của các doanh nghiệp xuất khẩu.

  • Chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính phủ các nước lớn.

  • Những nước lớn có khả năng dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất, nhập khẩu của mình từ đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi ToT theo hướng có lợi cho mình.

1.5Một số khái niệm khác

1.5.1Giá quốc tế


Giá quốc tế (giá thế thế giới) là mức giá mà tại đó thị trường quốc tế về hàng hóa đó đạt điểm cân bằng, tức là cầu thế giới bằng cung thế giới về hàng hóa đó trong điều kiện tự do thương mại.

  • Nền kinh tế nhỏ : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu rất nhỏ so với thế giới thì sự thay đổi trong nhu cầu xuất nhập khẩu của nó không có tác động đến giá thế giới.

  • Nền kinh tế lớn : có tỷ trọng xuất khẩu hay nhập khẩu lớn trong tổng kim ngạch của thế giới thì tăng hay giảm xuất nhập khẩu của nó có khả năng tác động đến giá thế giới.

1.5.2Cân bằng mậu dịch cục bộ


Hình 1.1b cho thấy với bất kỳ giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) cao hơn điểm cân bằng của thị trường thế giới (P2), cung xuất khẩu sẽ vượt cầu nhập khẩu; do đó giá cả so sánh sản phẩm X sẽ giảm xuống đến mức cân bằng. Ngược lại, nếu giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) thấp hơn điểm cân bằng thì cầu nhập khẩu lớn hơn cung xuất khẩu; do đó giá cả sản phẩm X tăng lên quay lại điểm cân bằng.



Hình 1.1: Cân bằng mậu dịch cục bộ

Hình 1.1a cho thấy một quốc gia bất kỳ có giá cân bằng nội địa (P1) thấp hơn giá quốc tế (P2) thì sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu. Ngược lại, quốc gia có giá cân bằng nội địa cao hơn giá quốc tế sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu khi tự do thương mại (Hình 1.1c).


1.5.3Đường cong ngoại thương


Đường cong ngoại thương cho biết bao nhiêu hàng xuất khẩu mà quốc gia đó sẵn sàng cung ứng để lấy một số lượng hàng nhập khẩu nào đó tùy theo giá cả quốc tế hay ToT.

Đường cong ngoại thương được xác định nên từ sự kết hợp đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan tại các mức giá khác nhau.





1.5.4Cân bằng mậu dịch tổng quát





Hình 1.2: Cân bằng mậu dịch tổng quát
Điểm giao nhau của hai đường cong ngoại thương của hai nước chính là giá cả sản phẩm so sánh cân bằng mà tại đó hai quốc gia giao thương với nhau.


Chương 2CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN

2.1Thuyết trọng thương


Từ đầu thế kỷ 15 những nhà kinh tế học đã chứng minh giao thương sẽ mang lại phồn thịnh cho các nước tham gia bằng thuyết trọng thương

Học thuyết này được mô tả vắn tắt qua 3 điểm sau:



  • Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang về quí kim cho đất nước.

  • Ủng hộ có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương như: lập hàng rào thuế quan, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và những chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.

  • Coi việc buôn bán với nước ngoài không xuất phát từ lợi ích của hai phía mà chỉ có lợi ích của quốc gia mình. Vì thế các học giả trọng thương còn được gọi là các nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa.

2.2Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage)


Sau trường phái trọng thương được bổ sung hoàn chỉnh bằng lợi thế tuyệt đối của Adam Smith rồi lợi thế so sánh của David Ricardo.

Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã giả sử một tình huống như sau:



  1. Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm.

  2. Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau và thị hiếu của 02 dân tộc cũng giống nhau.

  3. Chi phí sản xuất là cố định.

  4. Không có chi phí vận chuyển, bảo hiểm.

  5. Mậu dịch tự do.

  6. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (lao động, vốn, nguyên vật liệu …) tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng gặp cản trở giữa các quốc gia.

Quan điểm của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối:

  • Bàn tay vô hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung => chính phủ không cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyết định. Và do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng và nền kinh tế có lợi khi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh.

  • Phân công lao động giữa các nước sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Ví dụ 2.1:

Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau:


Bảng 2.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản

Sản phẩm

Việt Nam

Nhật Bản

Cộng

Giới hạn trao đổi

Gạo (kg/giờ/người)

2

1

3

Min 1/3

Chip điện tử (cái/giờ/người)

1

3

4

Max 2/1

Chuyên môn hóa

4G

6C







Tỉ lệ mua-bán (theo 1 giờ lao động)

2/3

2/3







Lợi ích (giờ lao động)

2

1

3



Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, ngược lại Nhật Bản có lợi thế sản xuất chip điện tử. Người Việt Nam sẽ tập trung sản xuất gạo, còn người Nhật thì tập trung vào sản xuất chip. Sau đó hai bên sẽ trao đổi với nhau, tính theo số giờ lao động thì Việt Nam sẽ đổi 2 kg gạo (2G) lấy 3 con chip (3C), tỉ lệ 2/3. Do đó Việt Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng có được 3C, thay vì sản xuất trong nước thì mất 3 giờ. Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao đổi là 2 giờ lao động. Nhật cũng thu được lợi từ mua-bán là 1 giờ lao động.

Cộng lại hai nước sẽ thu lợi 3 giờ công lao động thay vì phải sử dụng 7 giờ công lao động trước đó (giảm giờ lao động 43% tức là tăng hiệu quả công việc lên 43%).

Tổng thể:



  • nếu 01 người Việt và 1 người Nhật dùng 1 giờ đầu tiên sản xuất gạo và giờ thứ 2 sản xuất chip thì tổng sản lượng của 2 người là: 3 kg gạo + 4 con chip.

  • nếu phân công lao động người Việt dùng cả 2 giờ để sản xuất gạo còn người Nhật thì sản xuất chip, lúc này tổng sản lượng của cả hai là tối đa: 4 kg gạo + 6 con chip. Thặng dư cả hai quốc gia là: 1kg gạo + 2 con chip.

Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 2/3 nhưng nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc nhỏ hơn 1/3 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc lớn hơn 2/1 Việt Nam sẽ tự sản xuất chip.

Tóm lại lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy:



  • Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai.

  • Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.

  • Tính ưu việt của chuyên môn hóa.

Từ đó Adam Smith ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ.


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương