ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế



tải về 0.69 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

4.6Chi phí và lợi ích của Thuế quan

4.6.1Thuế quan đối với một nước nhỏ


Là một nước nhỏ thì đánh thuế không ảnh hưởng đến giá thế giới mà chỉ làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trong nước.

Trong đó:

PF: mức giá thế giới.

SF: lượng cung trong nước ở mức giá thế giới.

DF: lượng cầu trong nước ở mức giá thế giới.

SF - DF: lượng nhập khẩu ở mức giá thế giới, khi nhập khẩu tự do.

PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước.

ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.

DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.

ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu.

Tác động thu nhập:



  • Nhắc lại:

    • Thặng dư của người tiêu dùng là khoản chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn lòng trả với số tiền mà họ phải trả ứng với mỗi mức tiêu dùng.

    • Thặng dư của nhà sản xuất là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng biến phí ở mỗi mức sản lượng.
    Thặng dư của người tiêu dùng:
    - (A+B+C+D)

  • Thặng dư của nhà sản xuất : + A

  • Nguồn thu từ thuế : + C

  • Thu nhập quốc dân : - (B + D)

Như vậy, thuế quan đã làm tăng giá hàng nhập khẩu, giảm tiêu dùng, giảm nhập khẩu; đồng thời tăng sản xuất và tăng thu cho chính phủ. Tổng thể thuế quan làm giảm thu nhập của nền kinh tế.

Hình 4.2 : Thuế quan đối với một nước nhỏ

Khi mậu dịch tự do, mức thỏa dụng của nền kinh tế này được xác định tại điểm A. Khi đánh thuế hàng hóa X sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu nên cầu sản phẩm X giảm; mức thỏa dụng tại điểm C. Do C < A nên lợi ích của nền kinh tế này giảm.

Mặt khác, nền kinh tế này dành nhiều nguồn lực để sản xuất X nên mức độ chuyên môn hóa cho sản phẩm Y sụt giảm.

Như vậy, thuế quan làm chuyên môn hóa sản xuất và lợi ích từ mậu dịch đều giảm sút. Xét tổng thể, nền kinh tế cũng bị thiệt hại một khoảng (B+D) như đã phân tích ở Hình 4.1.



Ví dụ 4.2 : Thép là sản phẩm thâm dụng vốn, việc đánh thuế cao thép nhập khẩu làm gia tăng sản xuất thép trong nước dẫn đến cầu về vốn tăng; làm tăng lãi suất và thu nhập cho những người sở hữu vốn (Định lý Stolper – Samuelson).

4.6.2Thuế quan đối với một nước lớn


Hình 4.3 cho thấy giá cả thế giới (PW) là giá mua bán của thị trường nội địa với bên ngoài trong điều kiện thương mại tự do. Tại mức giá này, cung hàng hóa bằng cầu hàng hóa với mức sản lượng là QW. Khi nước nhập khẩu đánh thuế lên hàng nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng lên PT. Giá tăng làm cầu ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới đều sụt giảm (QT). Khi cầu thế giới giảm làm giá thế giới giảm theo (P*T). Giá giảm lại tiếp tục làm Cung hàng ở nước xuất khẩu giảm đồng thời cầu trong nước tăng nên hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm.


Hình 4.3 : Ảnh hưởng của Thuế quan đối với hai nước lớn

Thị trường nội địa

Thị trường thế giới

Thị trường nước ngoài
Tóm lại Thuế quan ở một nước lớn thì làm giảm giá trên thị trường thế giới nhưng lại làm tăng giá trong thị trường nội địa. Số lượng hàng hóa mua bán sẽ giảm.

Nói theo cách khác, Thuế quan làm tỷ lệ mậu dịch thay đổi theo hướng có lợi cho nước nhập khẩu.

Đo lường lợi ích và chi phí của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng thấy không khác trường hợp phân tích trường hợp nước nhỏ. Nhưng vì thuế quan ở nước lớn có khả năng thay đổi giá thế giới nên tiền thuế thu được của chính phủ ngoài khoảng c còn thu thêm được khoảng e (xem hình 4.4).




Hình 4.4 : Lợi ích của Thuế quan (trường hợp nước lớn)

NTD = - (a + b + c + d)

Nhà SX = a

Thuế CP = c + e

Tổng thể = - b - d + e


Do đó, xét tổng thể lợi ích của nền kinh tế được đo bằng e – (b+d) khi đánh thuế hàng nhập khẩu.

Ba khả năng có thể xảy ra :



  • Nếu e = (b+d) => đánh thuế không mang lại lợi ích gì cho nước nhập khẩu.

  • Nếu e > (b+d) => đánh thuế mang lại lợi ích cho nước nhập khẩu.

  • Nếu e < (b+d) => đánh thuế gây thiệt hại nước nhập khẩu.

Ngoài ra, định lý Stolper – Samuelson cũng đúng trong trường hợp những nước lớn.

4.6.3Phản ứng của các doanh nghiệp


Các doanh nghiệp có xu hướng né tránh thuế quan bằng nhiều cách khác nhau.

Ví dụ:


  • Sau chiến tranh thế giới II, Đức xuất khẩu giày vào Pháp.

  • Thập niên 70, Nhật tặng máy chụp hình cho lính Mỹ.

  • Thập niên 90, Việt Nam nhập linh kiện Ô tô.



Chương 5HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN




5.1Hạn ngạch nhập khẩu


  • Khái niệm: là những hạn chế về lượng của những hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia trong một khoản thời gian nhất định.

Trong đó:

PF: mức giá quốc tế của hàng hóa A.

XS: mức cung hàng hóa A trên thị trường thế giới.

MD: mức cầu trong nước về hàng hóa A ở mức giá thế giới.

SFT: lượng hàng hóa cân bằng thị trường trong nước ở mức giá thế giới.

SQ: lượng hàng hóa chính phủ cho phép nhập khẩu (hạn ngạch nhập khẩu).

PQ: mức giá của hàng hóa A sau khi chính phủ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu.

Thặng dư của người tiêu dùng : - A.


Hình 5.2 : Tác động của hạn ngạch nhập khẩu
Tác động của hạn ngạch nhập khẩu:

  • Hạn chế nhập khẩu và giảm tiêu dùng giống như thuế quan.

  • Kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn so với áp dụng thuế quan nên bảo hộ sản xuất trong nước triệt để hơn.

  • Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan (ngắn hạn).

  • Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu dùng còn được chuyển vào ngân sách. Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế không chỉ mất không 1 khoản mà còn là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực.

Ví dụ: hạn ngạch dệt may của EU, Hoa Kỳ; hạn ngạch nhập khẩu lá thuốc lá, hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam …


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương