ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế


Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter



tải về 0.69 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

3.5Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter

3.5.1Nhu cầu thị trường


Nhu cầu thị trường sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào. Những doanh nghiệp đáp ứng được cầu thị trường sẽ có lợi thế trong cạnh tranh rất lớn.

3.5.2Các yếu tố sản xuất


Các yếu tố sản xuất bao gồm tất cả các các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: lao động, vốn, đất, nguyên vật liệu …. Những nền kinh tế nắm giữ những yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm lợi thế cạnh tranh.

3.5.3Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ


Một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ. Ngược lại các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ phát triển sẽ giúp ngành công nghiệp then chốt có lợi thế cạnh tranh.

3.5.4Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty


Những yếu tố nội tại, bên trong của các doanh nghiệp của một quốc gia cũng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế nước này. Những quốc gia có đội ngũ doanh nhân năng động, tài ba sẽ nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia này.

Tóm lại : Mô hình Porter tiên đoán rằng các quốc gia xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế theo 4 đỉnh của viên kim cương và nhập khẩu những hàng hóa khác.



Hình 3.3 : Viên kim cương Michael Porter



Chương 4THUẾ QUAN

4.1Khái niệm


Chính sách thương mại quốc tế (Chính sách ngoại thương) là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.

Những công cụ chính của chính sách ngoại thương là hàng rào mậu dịch, bao gồm: thuế quan và phi thuế quan.


4.2Các phương pháp đánh thuế


  • Đánh một số tiền thuế cố định trên một đơn vị sản phẩm hàng xuất hay nhập.

  • Đánh thuế tỷ lệ trên giá trị hàng xuất nhập khẩu.

  • Hỗn hợp hai cách trên.

4.3Thuế xuất khẩu


  • Thuế xuất khẩu: là khoản thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu.

  • Thuế xuất khẩu làm giá hàng xuất khẩu tăng và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa này so với các nước khác.

  • Ngày nay nhiều nước đã bỏ thuế xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

4.4Thuế nhập khẩu


  • Khái niệm: là khoản thuế chính phủ đánh vào hàng hóa nhập khẩu.

  • Tác động của thuế nhập khẩu:

  • Góp phần tăng thu ngân sách chính phủ.

  • Khuyến khích sản xuất trong nước.

  • Làm tăng giá hàng nhập khẩu nên làm người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để mua hàng.

4.5Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu

4.5.1Thuế suất danh nghĩa


Thuế suất danh nghĩa (NTR) là suất thuế đánh trên hàng hóa xuất nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế này vì nó sẽ được tính vào giá cuối cùng của hàng hóa.

4.5.2Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu


Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) biểu thị mối tương quan giữa NTR đánh trên sản phẩm cuối cùng và NTR đánh trên nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm đó, nhằm bảo hộ cho sản xuất nội địa.

hoặc công thức :

Trong đó:

t: thuế suất danh nghĩa của mặt hàng X.

ai: tỷ số giữa giá trị nguyên liệu i với giá trị sản phẩm X (tham gia trong sản phẩm X) với giá trị sản phẩm X khi không có thuế quan.

ti: thuế suất danh nghĩa của nguyên liệu i (tham gia trong sản phẩm X).

v: giá trị gia tăng trước khi có thuế

v’: giá trị gia tăng sau khi có thuế

Ví dụ 4.1 :

Giả sử nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất một đôi giày là 10$; còn giá mậu dịch tự do của 1 đôi giày thành phẩm là 20$.







Nguyên vật liệu giày

Giày thành phẩm

Giá tự do thương mại

10$

20$

Thuế

0%

10%

Giá trong nước sau thuế




22$

ERP




20%

; giả sử chính phủ tăng dần thuế đánh trên nguyên vật liệu, lúc đó:

ti

t

ai

ERP

0%

10%

50%

20%

5%

10%

50%

15%

10%

10%

50%

10%

20%

10%

50%

0%

30%

10%

50%

-10%

Nhận xét:

  • Khi ti = 0 : nhà sản xuất được bảo hộ ở mức cao nhất.

  • ti càng tăng thì tỷ lệ bảo hộ càng giảm dần.

  • ti= t, tỷ lệ bảo hộ thực sự bằng thuế danh nghĩa.

  • Khi aiti > t, tỷ lệ bảo hộ âm, không kích thích sản xuất trong nước vì chi phí lớn hơn doanh thu.

Tóm lại để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ thường giữ cho mức thuế thành phẩm luôn cao hơn mức thuế nguyên vật liệu. Đối với những nguyên vật liệu trong nước không sản xuất được hoặc kém hiệu quả, chính phủ thường dùng mức thuế suất bằng 0%.


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương