ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế


Chương 1KHÁI QUÁT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ



tải về 0.69 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Chương 1KHÁI QUÁT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ




1.1Đối tượng và nội dung môn học

1.1.1Khái niệm


Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua mua bán.

Ngoại thương của một nước được biểu hiện qua xuất khẩu, nhập khẩu của nước đó. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của một nước càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều đến thị trường thế giới.


1.1.2Đối tượng và mục đích nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của thương mại quốc tế chính là hoạt động mua bán giữa các nước trên thế giới. Thương mại quốc tế nghiên cứu quy luật điều chỉnh luồng hàng giao thương giữa các quốc gia, và các tác động của nó đến kinh tế các nước.

Mục đích của môn học là:



  • Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó.

  • Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự di chuyển quốc tế các nguồn lực.

1.1.3Nội dung nghiên cứu


Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống thì có hai bộ phận cấu thành sau:

Các chủ thể kinh tế quốc tế, bao gồm:



  • Hơn 200 nền ­kinh tế của các quốc gia độc lập trên toàn thế giới.

  • Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia.

  • Các định chế, tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WB, IMF, WTO, ADB, EU, APEC, ….

Các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm:

  • Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ.

  • Các quan hệ về di chuyển quốc tế tư bản.

  • Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động.

  • Các quan hệ về di chuyển quốc tế tài chính - tiền tệ.

Từ cách tiếp cận trên nên môn học này tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính như sau:

  • Thương mại quốc tế (hàng hóa và dịch vụ).

  • Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nội dung này được trình bày lần lượt qua bảy chương sau:

Chương 1 : Khái quát thương mại quốc tế.

Chương 2 : Các lý thuyết thương mại cổ điển

Chương 3 : Các lý thuyết hiện đại

Chương 4 : Thuế quan

Chương 5 : Các hàng rào phi thuế quan

Chương 6 : Liên kết kinh tế và các định chế quốc tế

Chương 7 : Mậu dịch quốc tế ở các nước đang phát triển

1.2Tại sao các nước phải giao thương với nhau?


Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự như điện thoại di động, máy vi tính, máy bay, ô tô, … Ngược lại người Nhật sản xuất không đủ gạo cho tiêu dùng nên họ phải mua gạo Việt Nam. Singapore thì mua dầu thô Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng thành phẩm lại cho Việt Nam. Từ đó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ nguồn lực để sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân. Những nguồn lực đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ …. Người ta gọi đấy là sự giới hạn nguồn lực quốc gia.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn có người mua gạo Thái Lan ăn; ngược lại tôi biết có một hợp tác xã tại Phú Tân – An Giang đã xuất sang Thái Lan rất nhiều nếp trong năm 2005. Người Mỹ sản xuất được rất nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng họ vẫn mua xe hơi Nhật. Có nhiều quốc gia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống rượu vang Pháp thì mới “sành điệu”. Rõ ràng tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến khích việc mua bán hàng hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hai lí do này thì đúng nhưng hoàn toàn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước còn thu được lợi ích lớn hơn rất nhiều từ những lí do khác; chúng được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo.

1.3Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế

1.3.1Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity


Các quốc gia dành cho nhau những ưu đãi, nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với nhau. Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia.

Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc này ít được các nước đề cập trong các văn bản chính thức.


1.3.2Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN)


Trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.

Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện ngang bằng nhau trong cạnh tranh giữa các nước bạn hàng nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển.

MFN được tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cam kết thực hiện lẫn nhau. Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước. Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thỏa thuận MFN với gần 100 quốc gia, sau khi gia nhập WTO danh sách các nước này được kéo dài hơn gấp rưỡi nữa.

Hiện nay các nước chuyển sang cụm từ Quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade Relations - NTR) hay Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations - PNTR) thay thế MFN.


1.3.3Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT)


Về hàng hóa: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà kinh doanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư. Hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh, nhưng phải tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm so với hàng hóa sản xuất nội địa.

Về người lao động: công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (Trừ quyền bầu cử và tham gia nghĩa vụ quân sự).


1.3.4Ưu đãi cho các nước đang phát triển


  • Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences): là hình thức ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển.


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương