ĐẠi học an giang khoa kinh tế quản trị kinh doanh tóm tắt bài giảng MÔn lý thuyếT & chính sách thưƠng mại quốc tế


Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin



tải về 0.69 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.69 Mb.
#22968
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3.2Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin

3.2.1Giả định


  • Chỉ có 2 yếu tố sản xuất là lao động (L) và tư bản (K). chi phí sử dụng L là tiền lương (w) còn tư bản là lãi suất (r).

  • Để sản xuất mặt hàng vải cần nhiều lao động; để sản xuất mặt hàng thép cần nhiều tư bản. Tỷ lệ K/L của thép lớn hơn K/L của vải ở cả 2 quốc gia.

  • Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là 1 hằng số. Cả hai quốc gia đều chuyên môn hóa ở mức không hoàn hảo.

  • Hoa Kỳ là nước có sẵn (dư thừa) tư bản còn Việt Nam là nước có sẵn lao động vì tỷ lệ r/w ở Hoa Kỳ thấp hơn r/w ở Việt Nam.

3.2.2Lợi thế tương đối


Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đạt được lợi ích lớn hơn nếu Hoa Kỳ tập trung sản xuất thép và Việt Nam tập trung sản xuất vải để trao đổi cho nhau. Mô hình này cũng đúng khi mở rộng ra nhiều yếu tố sản xuất khác.

Hình 3.1 Trước khi có ngoại thương Hình 3.2 Khi có ngoại thương

Một cách tổng quát: Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối rồi trao đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. Một lần nữa theo Heckscher - Ohlin: giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất) của mình.



Định lý Stolper – Samuelson : sự gia tăng giá cả so sánh của một sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia khan hiếm tương đối sẽ làm cho thu nhập thực tế của yếu tố đó tăng lên.

Ví dụ 3.1: hạn chế nhập khẩu thép ở VN mà thép vốn là mặt hàng thâm dụng vốn còn Việt Nam thì khan hiếm vốn. Do đó, cầu về vốn sẽ tăng, lợi tức từ vốn sẽ tăng, làm thu nhập của người sở hữu vốn tăng; trong khi người lao động tại Việt Nam sẽ ít vui hơn vì số lượng việc làm mới tạo ra từ ngành thép không đáng kể so với các ngành thâm dụng lao động như : dệt may, giày da.

3.3Lý thuyết H-O-S

3.3.1Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào?


Giá sản phẩm được hình thành từ nhiều yếu tố như: thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá yếu tố sản xuất, công nghệ. Sự khác nhau về giá của hai quốc gia còn do lợi thế so sánh và mô hình mậu dịch của hai quốc gia này.

3.3.2Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối


Cân bằng tương đối : giá cả so sánh giữa hai sản phẩm ở hai quốc gia bằng nhau.

Cân bằng tuyệt đối: giá cả các yếu tố sản xuất ở hai quốc gia là bằng nhau.


3.3.3Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S


Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất : thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau (Samuelson).

Lý thuyết H-O-S: sự khác biệt giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia làm phát sinh thương mại quốc tế; đến lượt nó, thương mại quốc tế làm giảm dần sự khác biệt đó, dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau.

3.3.4Kiểm chứng thực tế


  • Vốn đi từ các nước có lãi suất thấp sang các nước có lãi suất cao.

  • Lao động đi từ nước có mức lương thấp sang nước có mức lương cao.

  • Mậu dịch quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất dư thừa và giảm giá cả yếu tố sản xuất khan hiếm.

Kết luận: mậu dịch làm thu nhập của người lao động tăng ngược lại người sở hữu tư bản giảm tại các nước đang phát triển.

3.3.5Nghịch lý Leontief


Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Wassily Leontief cho thấy: hàng xuất khẩu của Mỹ sử dụng ít vốn hơn hàng nhập khẩu của Mỹ (trong khi Mỹ đứng đầu về K/L=> thừa vốn). Số liệu thống kê xuất nhập khẩu Mỹ (1945-1970) cũng khẳng định Leontief đúng.

Có nhiều lý giải cho nghịch lý này như:



  • Theo lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế thì: Mỹ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động có tay nghề cao, tiên phong và nhập khẩu hàng sử dụng vốn lớn.

  • Mỹ chủ yếu mua bán với các nước cũng thừa vốn như: Nhật Bản, EU nên mô hình H-O không thể hiện rõ bằng kiểm định kết quả mua bán giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

3.4Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm


Theo Raymond Vernon vòng đời của một sản phẩm quốc tế có ba giai đoạn:

3.4.1Giai đoạn sản phẩm mới:


Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một sản phẩm mới được phát minh (thường từ một nước phát triển cao). Sản phẩm mới này được sản xuất để thăm dò và đáp ứng thị trường. Phản ứng của thị trường là cơ sở để nhà sản xuất điều chỉnh cho sản phẩm phù hợp hơn. Lúc này sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa, chỉ xuất khẩu một ít ra nước ngoài.

3.4.2Giai đoạn sản phẩm chín mùi:


Sản phẩm đạt cực đại trong nước và bắt đầu có nhu cầu lớn ở các nước phát triển khác (theo Thuyết Linder).

Công nghệ sản xuất mới này sẽ được chuyển giao sang các nước phát triển khác, với chi phí nhân công rẻ hơn (hay các yếu tố khác có sẵn hơn) các quốc gia được chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm này với chi phí rẻ hơn nước đầu tiên. Vì thế nước đầu tiên sẽ nhập khẩu sản phẩm này thay vì sản xuất nó với chi phí cao. Lúc này cả xuất khẩu và sản xuất của quốc gia đầu tiền đều giảm, để duy trì cạnh tranh, quốc gia này lại tiếp tục lao vào tìm kiếm, phát minh những sản phẩm mới.


3.4.3Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa:


Sản phẩm trở thành thông dụng, giá của nó trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng.

Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp các yếu tố sản xuất của các quốc gia này.

Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.


Theo Staffan Burenstam Linder (1961) trình bày trong tiểu luận về thương mại và chuyển hóa thì:

  • Cầu là quan trọng trong việc quyết định TM

  • Cầu trong nước quyết định các loại sản phẩm khác nhau được SX trong nước

  • Các loại sản phẩm này có thể được bán chủ yếu ở các quốc gia có cầu tương tự

  • Cầu có quan hệ với mức thu nhập

  • Thương mại diễn ra nhiều giữa các quốc gia tương tự như nhau
Tóm lại:

Mô hình Linder cho rằng thương mại bổ sung lẫn nhau sẽ tăng giữa các nước có cùng mức thu nhập. Vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập vào thị trường các nước đã phát triển mà chỉ có thể tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển khác.

Đầu tư và chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho các nước tham gia.

Để duy trì sức cạnh tranh các nước phát triển phải cạnh tranh không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu. Còn các nước đang phát triển thì cạnh tranh trong việc thu hút chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư. Những nước thành công sẽ tiến đến cạnh tranh với các nước phát triển khác về sáng chế, sáng tác, phát minh sản phẩm mới => cạnh tranh tri thức.



Lưu ý: một nước đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá nhỏ; thêm nữa, trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có khoảng cách quá xa với nước phát minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi phí và cần nhiều thời gian. Do đó, để thực hiện thành công chiến lược “đi tắt đón đầu” các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên.


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương