ĐẠi cưƠng về logic



tải về 0.74 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.74 Mb.
#10653
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

XIX-BÁC BỎ.


  1. Định nghĩa.

Bác bỏ là thao tác logic dựa vào các luận cứ chân thực và các qui tắc, qui luật logic để vạch ra tính chất giả dối của một luận đề nào đó.

Bác bỏ là một kiểu chứng minh, nhưng không phải chứng minh cho tính đúng đắn, chân thực của luận đề mà vạch trần tính giả dối, sai lầm của luận đề.



  1. Các kiểu (hình thức) ngụy biện.

Nếu như chứng minh có 3 bộ phận : Luận đề, luận cứ và luận chứng thì bác bỏ cũng có 3 hình thức : Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng.

    1. Bác bỏ luận đề.

Bác bỏ luận đề có hai cách :

Cách 1 : - Bác bỏ luận đề thông qua việc vạch ra tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề.

Ví dụ : Đối với luận đề : “Bản chất và hiện tượng là hoàn toàn tách rời nhau”, ta có thể bác bỏ bằng cách trên :



  • N
    96
    ếu bản chất và hiện tượng là hoàn toàn tách rời nhau, có nghĩa là hiện tượng không phản ánh bản chất, thì người ta không thể hiểu được bản chất của sự vật. Thực tế cho thấy, con người hoàn toàn có thể hiểu được bản chất của sự vật. Điều đó chứng tỏ không phải “bản chất và hiện tượng là hoàn toàn tách rời nhau”. Nói cách khác, luận điểm : “Bản chất và hiện tượng là hoàn toàn tách rời nhau” là một luận điểm sai lầm.

Cách 2 : Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận đề.

Muốn bác bỏ luận đề, ta chỉ cần chứng minh cho tính đúng đắn của phản luận đề, do đó theo luật mâu thuẫn, luận đề phải sai.

Ví dụ : Bác bỏ luận đề : “Thủy ngân không có khả năng dẫn điện”. Ta phải chứng minh phản luận đề của nó là đúng đắn :

- Thủy ngân là kim loại.

- Mà kim loại thì dẫn điện.

Vậy thủy ngân thì dẫn điện.

Phản luận đề này đúng, chứng tỏ luận đề là sai.



    1. Bác bỏ luận cứ.

Bác bỏ luận cứ là chỉ ra tính không chân thực, không đầy đủ của luận cứ, luận cứ không chân thực không đầy đủ thì luận đề không thể đứng vững, luận đề cũng bị bác bỏ.

Ví dụ : Có anh chàng giải thích : “Cái kèn nó kêu là tại vì nó có cái tòa loa”.

Người kia bác bỏ liền : “Anh nói cái kèn nó kêu, vì nó có cái tòa loa ? Tôi hỏi anh tại sao cái ống nhổ, nó cũng có cái tòa loa mà nó hỗng kêu ?”.

(Dẫn theo [10], tr.262)

Chuyện vui :

T
97
hỉnh thoảng, mẹ nhờ con gái nhổ tóc sâu. Một hôm, bé thỏ thẻ : “Mẹ ơi, sao tóc mẹ bạc nhiều thế ?”


Mẹ âu yếm trách :

- Tóc mẹ bạc nhiều chứng tỏ con của mẹ hư lắm !

Đức bé ngây thơ hỏi lại :

- Ủa, vậy chắc mẹ hư lắm hả mẹ. Con thấy tóc bà ngoại bạc gần hết rồi !?

(Theo báo Phụ nữ Việt Nam).


    1. Bác bỏ luận chứng.

Bác bỏ luận chứng là vạch ra những sai lầm, vi phạm các qui tắc, qui luật logic trong quá trình chứng minh.

Ví dụ : Có người đã chứng minh luận đề : “Đặng Văn B, sinh viên của nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh sẽ là tay đàn giỏi” như sau :



  • Ông Đặng văn A đã từng học ở nhạc viện thành phố Hồ Phí Minh và là một tay đàn giỏi.

  • Đặng văn B là con của ông Đặng văn A và cũng đang học tại nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.

Suy ra : Đặng văn B cũng sẽ là tay đàn giỏi.

Chúng thấy luận chứng trên không có sức thuyết phục, mặc dù xuất phát từ các luận cứ chân thực, nhưng luận đề không được rút ra một cách tất yếu từ các luận cứ.

Để thấy rõ hơn, ta chia luận chứng trên thành 2 tam đoạn luận :


  • Ông Đặng văn A là một tay đàn giỏi.

  • Đặng văn B là con của ông Đặng văn A.

Đ
98
ặng văn B là một tay đàn giỏi.


  • Ông Đặng văn A học tại Nhạc viên thành phố Hồ Chí Minh trở thành tay đàn giỏi.

  • Đặng văn B học tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.

  • Đặng văn B là một tay đàn giỏi.

Ta thấy cả 2 tam đoạn luận trên đều sai lầm , đều vi phạm qui tắc logic, cả hai đều mắc lỗi “bốn thuật ngữ”. Nên cách luận chứng trên là không thể tin cậy.

  1. NGỤY BIỆN.

  1. Định nghĩa.

Ngụy biện là lối lập luận quanh co, vi phạm luật logic nhằm làm cho người khác hiểu sai sự thật.

Những người ngụy biện thường dùng mọi thủ thuật để đánh lừa người khác bằng cách dựa vào những chỗ giống nhau bề ngoài để đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng, đánh tráo tư tưởng v.v…

Đối với nhà ngụy biện thì mục đích của họ không phải là vạch ra chân lý, mà là che giấu sự thật. Họ luôn luôn muốn thay thế sự chứng minh đúng đắn bằng lòng tin chất phác của người khác vào lý lẽ giả dối của họ.

Ví dụ : Chó có bốn chân.



Dê cũng có bốn chân.

Vậy, Dê là Chó.

T
99


rong phép ngụy biện trên bây, người ta đã cố tình vi phạm qui tắc của tam đoạn luận. Thuật ngữ giữa “có bốn chân” của tam đoạn luận trên có ngoại diên không đầy đủ ở cả hai tiền đề :

Lối ngụy biện sau đây dí dỏm hơn :

Ví dụ :

Một anh học trò đến hàng cơm mượn một cái vạc rồi đem bán mất. Bị người chủ đòi, anh ta bèn đi kiếm hai con cò đưa đến khất, xin để cho vài bữa nữa. Nhưng rồi mãi mãi vẫn chẳng thấy anh ta trả, nhà hàng đành phải kiện lên quan. Quan cho đòi người học trò đến hỏi. Anh ta thưa rằng :

- Tôi mượn bác có một vạc mà đã trả đến hai cò rồi. Bác ấy còn đòi gì nữa?

Nhà hàng cãi :

- Nguyên vạc của tôi là vạc đồng kia mà.

Người học trò liền đáp :

- Thì cò của tôi đâu phải là cò ở trong nhà !

(Dẫn theo [9], tr.172).

Anh học trò đã ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm “cái vạc” (cái chảo lớn) với “con vạc” (một thứ chim chân cao thuộc loại cò) và “đồng” (ruộng) với “đồng” (kim loại), làm cho chủ nhà hàng lúng túng. Anh học trò kia quả thật láu lỉnh!



  1. Các hình thức ngụy biện.

    1. Ngụy biện đối với luận đề.

Trường hợp thường gặp nhất trong hình thức ngụy biện đối với luận đề là tự ý thay đổi luận đề (đánh tráo luận đề) trong quá trình trao đổi, lập luận.

V
100


í dụ : Một người tự kiểm điểm về những sai phạm của mình, nhưng suốt từ đầu đến cuối của bản tự kiểm điểm, anh ta chỉ trình bày hoàn cảnh khách quan và những khó khăn mọi mặt của bản thân, của gia đình.

Vậy là tên luận đề thì “tự kiểm điểm về sai phảm của bản thân” nhưng thực tế luận đề lại được đổi thành “kiểm điểm” hoàn cảnh khách quan và “kiểm điểm” khó khăn về mọi mặt của gia đình, của bản thân.

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thấy kiểu ngụy biện đánh tráo luận đề như : bản kiểm điểm tình hình sản xuất kinh doanh của một đơn vị lại trở thành bản báo cáo thành tích; Luận chứng cho tính khoa học của một chủ trương thì lại ra sức ca ngợi người đề ra chủ trương đó v.v…

Ngụy biện bằng cách đánh tráo luận đề dễ bị phát hiện, nhưng những kẻ ngụy biện vẫn không ngần ngại sử dụng hình thức này.



    1. Ngụy biện đối với luận cứ.

Ngụy biện đối với luận cứ thường được biểu hiện ở các dạng sau :

  1. Sử dụng luận cứ không chân thực :

  • Luận cứ do bịa đặt :

Kẻ ngụy biện bịa đặt ra luận cứ để che lấp sự thật, biện hộ cho hành vi sai trái của mình.

Ví dụ : Nhân viên kiểm tra chất vấn kẻ bị tình nghi là thủ phạm của vụ án (thực ra hẳn chính là thủ phạm) như sau :



- Đêm qua khi xảy ra vụ án, lúc 10 giờ, anh ở đâu ?

Tên thủ phạm cố tình chạy tội bằng cách bịa ra chứng cứ giả để đánh lừa cơ quan điều tra :

- Lúc đó tôi đang ở nhà một người bạn gái.

  • Luận cứ sai sự thật :

K
101
ẻ ngụy biện sử dụng những luận cứ hoàn toàn không đúng hoặc chỉ đúng một phần của sự thật.

Ví dụ : Để qua mắt cơ quan thanh tra, một cơ sở kinh doanh nọ đã đưa ra những hóa đơn, chứng từ không hoàn toàn đúng với sự thật.

Ngụy biện do sử dụng luận cứ không chân thực mà chúng ta thường thấy hàng ngày là những hành vi “nói dối”, “lừa bịp”, v.v…


  1. Sử dụng những luận cứ chưa được chứng minh :

  • Sử dụng dư luận, tin đồn làm luận cứ :

Trường hợp này, kẻ ngụy biện không sử dụng các luận cứ là những luận điểm, những sự kiện đã được chứng minh, mà lại căn cứ vào dư luận, vào tin đồn để biện hộ, để qui kết. Dư luận tin đồn không thể được sử dụng làm luận cứ, bởi vì tính chân thật của chúng không xác định, chưa được chứng minh.

Ví dụ : Theo dư luận thì anh ta là một con người không trung thực, không trong sáng, có nhiều động cơ mờ ám. Vì vậy không thể để anh ta tiếp tục công việc này.

Đây là lối ngụy biện ta thường thấy khi lý lẽ không đủ sức thuyết phục, kẻ ngụy biện tìm cách lấy dư luận để làm luận cứ. Thứ “vũ khí” này không mấy “tối tân” nhưng lại tỏ ra rất lợi hại. Trước các cuộc bầu cử ở phương Tây, các ứng củ viên thường mở các chiến dịch bôi nhọ, tạo dư luận không tốt, nhằm hạ gục đối phương.


  • Dùng ý kiến của số đông (đa số) để làm luận cứ : Sự thật không phải bao giờ cũng thuộc về số đông. Kẻ ngụy biện lại lấy ý kiến của đa số để thay thế cho sự thật.

V
102
í dụ : Tại một kỳ thi người ta phát hiện có đề thi sai, một người đã biện hộ : - Đề thi không có gì phải bàn cãi, nó hoàn toàn đúng vì đã được thông qua một tập thể hội đồng.

Đây là lối giải thích ngụy biện, vì không phải bao giờ đề thi được sự xem xét của một tập thể hội đồng cũng hoàn toàn đúng.

Hoặc ví dụ : Có 85% ý kiến của tập thể khẳng định rằng biện pháp kỹ thuật này đem lại hiệu quả cao.

Lối ngụy biện trên đây là ở chỗ : lấy ý kiến của đa số để khẳng định hiệu quả của một biện pháp kỹ thuật, mà đúng ra phải lấy các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật để xác định hiệu quả của biện pháp kỹ thuật đó.



  1. Sử dụng ý kiến, lời nói của người có uy tín để làm luận cứ :

Ý kiến, lời nói của người có uy tín không phải bao giờ cũng chân thật, đúng đắn. Kẻ ngụy biện đã lợi dụng sự tin yêu, mến mộ, khâm phục của công chúng đối với người có uy tín, để làm cho công chúng tin vào ý kiến, lời nói của người đó thay cho sự thật.

Ví dụ : Ông A, ông X, bà Y đã nói, tất đúng (vì ông A, ông X, bà Y làn có uy tín).

Lối ngụy biện này thể hiện ở chỗ người ta đã dựa vào “giá trị” của người phát biểu để thay cho những chứng cứ khách quan, xác đáng.


    1. Ngụy biện đối với luận chứng.

L
103
à thủ thuật vi phạm các qui tắc, qui luật logic một cách tinh vi trong quá trình lập luận, làm cho người khác tin rằng kết luận của nhà ngụy biện đưa ra là đúng sự thật. Trong hình thức ngụy biện đối với luận chứng, nhà ngụy biện xuất phát từ những luận cứ chân thực, kết luận rút ra cũng có thể là chân thực. Tuy vậy, tính chân thực của kết luận không phải được rút ra một cách tất yếu từ các lập luận và từ các luận cứ (tiền đề) chân thực của nó. Vì vậy, đây là hình thức ngụy biện tinh vi, khó phát hiện nhất, làm cho đối phương lúng túng trong quá trình tranh luận. Chẳng hạn, Giáo sư Hoàng Chúng trong cuốn : Những yếu tố logic trong môn toán ở trường phổ thông cấp II, NXB Giáo dục, Hà Nội 1975, đã nêu ra một loạt các bài toán ngụy biễn. Sau đây là một ví dụ :

Với những giá trị nào của a, b ta có bất đẳng thức :



Lời giải :

a2 + b2 > 2ab; a2 – ab > ab – b2; a (a – b) > b (a – b); a > b.

Vậy bất đẳng thức đã cho đúng với a > b.

(Dẫn theo [3], tr.49).

Ngụy biện đối với luận chứng thường được biểu hiện ở các dạng sau :



  • Đánh tráo khái niệm :

Nhà ngụy biện đánh tráo khái niệm bằng cách lợi dụng ngôn ngữ, lợi dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để đánh tráo nghĩa của từ; lợi dụng hiện tượng chuyển loại từ trong ngôn ngữ để tráo từ loại của từ v.v…

Ví dụ : Lao động là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, bất luận thời đại nào. Học tâm lý học cũng là lao động. Vậy suy ra rằng : học tâm lý là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, bất luận thời đại nào’.

S
104
ự ngụy biện trên đây xuất phát từ khái niệm “lao động”, khái niệm này được dùng với hai nghĩa khác nhau. Ở tiền đề đầu tiên, khái niệm “lao động” được hiểu là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của xã hội. Ở tiền đề thứ hai, khái niệm “lao động” lại được hiểu là một dạng lao động cụ thể của con người : hoạt động nhận thức.


  • Đánh tráo hiện tượng với bản chất, nguyên nhân với kết quả :

Ví dụ : “Định luật 3 Niu-tơn nói rằng hai vật tác động vào nhau đều gây ra những lực có cùng cường độ nhưng ngược chiều nhau. Nhưng khi xe đạp đâm vào ô tô thì xe đạp cong vành, vậy “lực xe đạp tác động vào ôtô bé hơn lực ôtô tác động vào xe đạp”.

(Dẫn theo [2], tr.58).

Trong toán học, nhà ngụy biện cố ý không tuân thủ các điều kiện khi triển khai các công thức, biến đổi các biểu thức v.v…

Ví dụ : Từ biểu thức :


Suy ra : a – b = b – a


Suy ra : 2a = 2b

a = b

Vậy là con kiến có trọng lượng a cũng nặng bằng con voi có trọng lượng b !

(Dẫn theo [2], tr.58)


  • Đánh tráo vật qui chiếu :

Thủ thuật đánh tráo vật qui chiếu làm cho người khác nhìn nhận sự vật theo một qui chiếu khác và do đó không phân biệt được phải trái, đúng sai.

Ví dụ : Phép ngụy biện : “Người che mặt” của Evbulid diễn ra như sau : Người ta dẫn đến Elếchtra một người bị trùm kín mặt, và hỏi :



- Anh có biết người bị che mặt này không ?

- Không biết.

-
105
Orếch đấy. Thế là anh không biết Orếch là người anh của anh mà anh biết.


(Dẫn theo [3], tr.59)

  • Luận chứng không đúng :

  • Vi phạm các qui tắc của tam đoạn luận :

Ví dụ : “Vợ tôi là một phụ nữ xinh đẹp, hoa hậu thế giới cũng là một phụ nữ xinh đẹp. Vậy hoa hậu thế giới chính là vợ tôi”.

Ngụy biện trên đây đã vi phạm qui tắc : thuật ngữ giữa “phụ nữ xinh đẹp” có ngoại diên không đầy đủ trong cả hai tiền đề.



  • Luận chứng vòng quanh :

Luận chứng vòng quanh là lối luận chứng mà kết luận được rút ra từ tiền đề nhưng bản thân tiền đề lại được suy ra từ kết luận (tính chân thật của luận cứ không được chứng minh độc lập với luận đề).

Ví dụ : Một du khách đến thăm một thầy phù thủy ở Congo, thấy trong phòng ông ta có một cái hộp giấy đựng rất nhiều ong. Thầy phù thủy cho biết : “Nếu ông là thù thì lũ ong đã đốt ông rồi. Tuần trước có một kẻ xấu vào đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy”.



- Hắn ta đã nói gì với ông “ Du khách hỏi.

- Chưa kịp nói gì cả.

- Vậy làm sao ông biết hắn là kẻ xấu ?

- Vì ong đã đốt hắn.

(Dẫn theo [9], tr.178)

Đúng là lập luận vòng quanh : Ong thì đốt kẻ xấu và kẻ xấu thì bị ong đốt.


106


PHẦN III

Chương VI


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương