ĐẠi cưƠng về logic


VII-CÁC QUI TẮC ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM



tải về 0.74 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.74 Mb.
#10653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

VII-CÁC QUI TẮC ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM.


  1. Định nghĩa phải tương xứng.

Yêu cầu của qui tắc này là khái niệm được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa phải có cùng ngoại diên. Nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa đúng bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa : Dfd = Dfn.

Ví dụ : Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau.



  • Vi phạm các qui tắc này có thể mắc các lỗi :

  • Định nghĩa quá rộng : khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (Dfd).

Ví dụ : Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh song song với nhau.

Đây là định nghĩa quá rộng vì tứ giác có hai cạnh song song với nhau không chỉ là hình bình hành mà còn có hình thang.



  • Định nghĩa quá hẹp :

Khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (Dfd>Dfn).

V
23


í dụ : Giáo viên là người làm nghề dạy học ở bậc phổ thông.

Đây là định nghĩa quá hẹp vì giáo viên không chỉ là người dạy học ở bậc phổ thông mà còn ở các bậc, các ngành khác nữa.



  1. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác.

Yêu cầu của qui tắc này là chỉ được sử dụng những khái niệm đã được định nghĩa để địnhn nghĩa. Nghĩa là khái niệm dùng để định nghĩa phải là khái niệm đã biết, đã được định nghĩa từ trước.

Nếu dùng một khái niệm chưa được định nghĩa để định nghĩa một khái niệm khác thì không thể vạch ra được nội hàm của khái niệm cần định nghĩa, tức là không định nghĩa gì cả.



  • Vi phạm qui tắc này có thể mắc các lỗi :

  • Định nghĩa vòng quanh :

Dùng khái niệm B để định nghĩa khái niệm A, rồi lại dùng khái niệm A để định nghĩa khái niệm B.

Ví dụ : - Góc vuông là góc bằng 90o.



- Độ là số đo của góc bằng 1/90 của góc vuông.

Định nghĩa này đã không vạch ra nội hàm của khái niệm được định nghĩa.



  • Định nghĩa luẩn quẩn :

Dùng chính khái niệm được định nghĩa để định nghĩa nó.

Ví dụ : Người điên là người mắc bệnh điên.



Tội phạm là kẻ phạm tội.

  • Định nghĩa không rõ ràng, không chính xác :

S
24
ử dụng các hình tượng nghệ thuật để định nghĩa.

Ví dụ : Người là hoa của đất.



Pháo binh là thần của chiến tranh.

  1. Định nghĩa phải ngắn gọn.

Yêu cầu của qui tắc này là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từ những thuộc tính khác đã được chỉ ra trong định nghĩa.

Vi phạm qui tắc này sẽ mắc lỗi :



  • Định nghĩa dài dòng :

Ví dụ : Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị và trong suốt.

Đây là định nghĩa dài dòng vì thuộc tính trong suốt được suy ra từ thuộc tính không màu. Do đó chỉ cần định nghĩa : Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.



  1. Định nghĩa không thể là phủ định.

Định nghĩa phủ định không chỉ ra được nội hàm của khái niệm được định nghĩa. Vì vậy, nó không giúp cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của khái niệm đó.

Ví dụ : - Tốt không phải là xấu.



- Chủ nghĩa Xã hội không phải là Chủ nghĩa Tư bản.

VIII-PHÂN CHIA KHÁI NIỆM.


  1. Phân chia khái niệm là gì ?

Phân chia khái niệm là thao tác logic nhằm chỉ ra các khái niệm hẹp hơn (hạng) của khái niệm đó (loại).

  • K
    25
    hái niệm đem phân chia (loại) gọi là khái niệm bị phân chia.

  • Khái niệm được chỉ ra (hạng) gọi là khái niệm phân chia hay thành phần phân chia.

  • Thuộc tính dùng để phân chia khái niệm gọi là cơ sở phân chia.

Ví dụ : Phân chia khái niệm NGƯỜI thành NGƯỜI DA TRẮNG, NGƯỜI DA ĐEN, NGƯỜI DA ĐỎ, NGƯỜI DA VÀNG dựa vào cơ sở phân chia là MÀU DA.

Lưu ý : Phân chia khái niệm khác với phân chia đối tượng thành các bộ phận.

Ví dụ : NGƯỜI bao gồm : ĐẦU, MÌNH, TAY, CHÂN…



  1. Các hình thức phân chia khái niệm.

  • Phân đôi khái niệm.

Phân đôi khái niệm là thao tác logic nhằm chia một khái niệm thành hai khái niệm mâu thuẫn với nhau.

Ví dụ : Giỏi



- Học lực

Không giỏi

Tốt

- Phẩm chất

Không tốt

Phân đôi khái niệm được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống. Đây là cách phân chia giản tiện và dễ dàng, giúp ta nắm được thông tin cơ bản nhưng ngắn gọn nhất , nhanh nhất về đối tượng.



  • P
    26
    hân chia khái niệm theo hạng (phân loại).

Phân chia khái niệm theo hạng là thao tác logic căn cứ vào cơ sở phân chia nhất định để chia khái niệm loại thành các hạng sao cho mỗi hạng vẫn giữ được thuộc tính nào đó của loại, nhưng thuộc tính đó lại có chất lượng mới trong mỗi hạng.

Ví dụ : Phân chia khái niệm Hình thái kinh tế xã hội dựa trên cơ sở phân chia là kiểu quan hệ sản xuất nhất định, ta được 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng mỗi hình thái kinh tế xã hội lại có chất lượng mới so với hình thái kinh tế xã hội khác.



  1. Các qui tắc phân chia khái niệm.

  • Qui tắc 1 : Phân chia phải nhất quán.

Nghĩa là việc phân chia phải được tiến hành với cùng một thuộc tính, cùng một cơ sở phân chia xác định.

Đương nhiên, cùng một khái niệm, nếu dựa vào những cơ sở phân chia khác nhau thì sẽ được các thành phần phân chia khác nhau.

Ví dụ : Phân chia khái niệm NGƯỜI.

Người da vàng

Người da đỏ

NGƯỜI Người da trắng Căn cứ vào MÀU DA

Người da đen

Người châu Á

Người châu Âu

NGƯỜI Người châu Mỹ Căn cứ vào CHÂU LỤC

Người châu phi NƠI HỌ SINH SỐNG.

Người châu Úc


27




Người Lào

Người Nhật

NGƯỜI Người Đức Căn cứ vào QUỐC TỊCH

Người Việt Nam

v.v…

Như vậy, qui tắc này yêu cầu khi phân chia khái niệm không được cùng một lúc dựa vào những cơ sở khác nhau để phân chia.

Ví dụ : Chia khái niệm Người thành Người da đen, Người da trắng và người châu Á là vi phạm qui tắc trên.


  • Qui tắc 2 : Phân chia phải liên lục.

Nghĩa là việc phân chia phải theo tuần tự, không được vượt cấp, thành phần chia phải là khái niệm hạng gần nhất của khái niệm bị phân chia (loại).

Ví dụ : Phân chia :












CÂU











CÂU ĐƠN




CÂU GHÉP






















Câu đơn

bình thường




Câu đơn

đặc biệt




Câu ghép

đẳng lập




Câu ghép

chinh phụ

(Theo Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà nội 1983)


28




  • Qui tắc 3 : Phân chia phải cân đối.

Nghĩa là ngoại diên của khái niệm bị phân chia phải đúng bằng tổng ngoại diên của các khái niệm phân chia, không được trùng lắp hoặc bỏ sót.

Ví dụ :



Hình thang thường (1)

Phân chia HÌNH THANG Hình thang vuông (2)

(A) Hình thang cân (3)

Cách phân chia trên đây là cân đối vì tổng ngoại diên của ba khái niệm 1 + 2 + 3 đúng bằng ngoại diên của khái niệm A.

Ví dụ : Sau đây cho thấy phân chia không cân đối :

Kim loại kiềm

Kim loại

Kim loại kiềm thổ

Vì ngoài kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ còn có các kim loại khác.



  • Qui tắc 4 : Phân chia phải tránh trùng lắp.

Nghĩa là các thành phần phân chia là những khái niệm tách rời, ngoại diên của chúng không được trùng lắp.

Ví dụ : Động vật bao gồm động vật có xương sống, động vật không xương sống và động vật có vú.

S
29
ự phân chia này trùng lặp vì động vật có xương sống bao hàm động vật có vú, ngoại diên của động vật có vú nằm trong ngoại diên của động vật có xương sống.

Chương III


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương