ĐẠi cưƠng về logic


PHÁN ĐOÁN IX-ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁN ĐOÁN



tải về 0.74 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.74 Mb.
#10653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

PHÁN ĐOÁN



IX-ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁN ĐOÁN.


  1. Định nghĩa phán đoán.

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.

Phán đoán là cách thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người.

Phán đoán là sự phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, sự phản ánh đó có thể hợp hoặc không phù hợp với bản thân thế giới khách quan. Vì vậy, mỗi phán đoán có thể là đúng hoặc sai, không có phán đoán nào không đúng cũng không sai và không có phán đoán vừa đúng lại vừa sai.

Ví dụ : - Trái đất quay xung quanh mặt trời.



- Mọi kim loại đều dẫn điện.

là những phán đoán đúng, vì nó phù hợp với thực tế khách quan.



- Mèo đẻ ra trứng.

- Nguyễn Trãi là tác giả của Truyện Kiều.

là những phán đoán sai, vì nó không phù hợp với thực tế khách quan.

K
30
hác với khái niệm phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của sự vật, hiện tượng, phán đoán phản ánh những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và giữa các mặt của chúng. Cho nên, phán đoán là hình thức biểu đạt các qui luật khách quan.


  1. Cấu trúc của phán đoán.

Mỗi phán đoán bao gồm hai thành phần cơ bản : Chủ từ và Vị từ.

  • Chủ từ của phán đoán chỉ đối tượng của tư tưởng.

Ký hiệu : S.

  • Vị từ của phán đoán là những thuộc tính mà ta gán cho đối tượng. Ký hiệu : P.

Chủ từ và vị từ của phán đoán được gọi là các thuật ngữ của phán đoán. Giữa chủ từ và vị từ là một liên từ làm nhiệm vụ liên kết hai thành phần của phán đoán. Các liên từ thường gặp trong các phán đoán : - LÀ, - KHÔNG PHẢI LÀ, - KHÔNG MỘT… NÀO LÀ… v.v…

Ví dụ : Trường điện từ một dạng của vật chất (S là P)



(chủ từ) (liên từ) (vị từ)

- Một số trí thức không phải là giáo viên (S không phải là P)

(chủ từ) (liên từ) (vị từ)

  1. Phán đoán và câu.

Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán là câu, phán đoán không thể xuất hiện và tồn tại nếu không có câu. Mỗi phán đoán bao giờ cũng được diễn đạt bằng một câu nhất định.

Ví dụ : - Gần mực thì đen.



- Mọi lý thuyết đều màu xám.

T
31


uy vậy, phán đoán là hình thức của tư duy phản ánh sự có (khẳng định) hay không có (phủ định) thuộc tính nào đó của đối tượng trong mối liên hệ với đối tượng khác. Mặt khác, phán đoán chỉ có giá trị đúng hoặc sai khi nó phản ánh phù hợp hoặc không phù hợp với đối tượng. Do đó, không phải câu nào cũng diễn đạt một phán đoán.

Ví dụ : - Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi !



- Không được làm việc riêng trong giờ học !

- Em là ai, cô gái hay nàng tiên ?

Những câu trên không phải là phán đoán, vì nó không khẳng định hay phủ định thuộc tính nào đó của đối tượng, cũng không thể nói rằng chúng phản ánh đúng hay sai đối tượng.


X-PHÂN LOẠI PHÁN ĐOÁN.


  1. Phân loại phán đoán theo chất.

Chất của phán đoán biểu hiện ở liên từ logic. Liên từ logic phản ánh mối liên hệ giữa chủ từ (S) và vị từ (P), hoặc qui S vào cùng lớp với P (liên từ khẳng định), hoặc tách S ra khỏi lớp P (liên từ phủ định).

  • Phán đoán khẳng định :

Là phán đoán xác nhận S cùng lớp với P.

Ví dụ : - Sắt là kim loại.



- Mặt trăng là vệ tinh của trái đất.

Thông thường phán đoán khẳng định có liên từ logic LÀ, tuy vậy, nhiều trường hợp không có liên từ LÀ mà vẫn là phán đoán khẳng định.

Ví dụ : - Rùa đẻ ra trứng.


32


- Trái đất quay xung quanh mặt trời.

  • Phán đoán phủ định.

Là phán đoán xác nhận S không cùng lớp với P.

Ví dụ : - Thủy ngân không phải là chất rắn.



- Lê nin không phải là người Việt Nam.

Công thức : S không là P.

Phán đoán phủ định thường có liên từ logic KHÔNG LÀ, KHÔNG PHẢI LÀ.


  1. Phân loại phán đoán theo lượng.

Lượng của phán đoán biểu hiện ở chủ từ (S), nó cho biết có bao nhiêu đối tượng của S thuộc hay không thuộc về P.

  • Phán đoán chung (phán đoán toàn thể).

Là phán đoán cho biết mọi đối tượng của S đều thuộc hoặc không thuộc về P.

Công thức : - Mọi S là P.

- Mọi S không là P.

Ví dụ : Mọi kim loại đều là chất dẫn điện.



Mọi con sáo đều không dẻ dưới nước.

Phán đoán chung thường được bắt đầu các lượng từ phổ biến, Mọi, Tất cả, Toàn thể v.v…



  • Phán đoán riêng (phán đoán bộ phận).

Là phán đoán cho biết chỉ có một số đối tượng của S thuộc hoặc không thuộc về P.

Công thức : - Một số S là P.


33
- Một số S không là P.

Ví dụ : - Một số thanh niên là những nhà quản lý giỏi.



- Một số sinh viên không phải là đoàn viên.

Phán đoán riêng thường được bắt đầu bằng các lượng từ bộ phận : Một số, Hầu hết, Nhiều, Đa số, Một vài, v.v…



  • Phán đoán đơn nhất :

Là phán đoán cho biết một đối tượng cụ thể, duy nhất trong hiện thực thuộc hoặc không thuộc về P.

Công thức : - S là P.

- S không là P.

Ví dụ : - Paris là thủ đô của nước Pháp.



- Lào không phải là một cường quốc.

Ghi chú : Có thể coi phán đoán đơn nhất cũng là một loại phán đoán chung, bởi vì cho dù phán đoán chỉ phản ánh một đối tượng, nhưng đối tượng đó là cái duy nhất, trong hiện thực không có cái thứ hai. Vì thế, nói một cái duy nhất cũng là nói đến toàn thể cái duy nhất đó, do vậy mà ngoại diên của chủ từ trong phán đoán này luôn luôn đầy đủ.

  1. Phân loại phán đoán theo chất và lượng.

  • Phán đoán khẳng định chung (phán đoán A).

Công thức : Mọi S là P.

Ví dụ : Mọi người Việt Nam đều yêu nước.

Trong nhiều trường hợp, phán đoán không có dạng : Mọi S là P mà vẫn là phán đoán khẳng định chung :

Ví dụ : - Nước là chất dẫn điện.



- Ớt nào là ớt chẳng cay.

  • P
    34
    hán đoán khẳng định riêng (phán đoán I).

Công thức : - Một số S là P.

Ví dụ : Một số sinh viên thông thạo tin học.



  • Phán đoán phủ định chung (phán đoán E).

Công thức : - Mọi S không là P.

Ví dụ : Mọi người đều không muốn chiến tranh.

Trong ngôn ngừ tự nhiên, phán đoán phủ định chung nhiều lúc không bắt đầu bằng lượng từ phổ biến : MỌI, TẤT CẢ, TOÀN THỂ, thậm chí còn không có liên từ phủ định.

Ví dụ : - Mấy đời bánh đúc có xương,



Mấy đời địa chủ mà thương dân cày.

- Rượu nào rượu lại say người,

Bớ người say rượu chớ cười rượu say.

  • Phán đoán phủ định riêng (phán đoán O).

Công thức : - Một số S không là P.

Ví dụ : Một số điều luật không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay.



  • Người ta dùng các chữ A và I, hai nguyên âm đầu trong từ Latinh : Affirmo (khẳng định) để chỉ hai phán đoán khẳng định chung và khẳng định riêng. Các chữ E và O là hai nguyên âm trong từ Latinh : Nego (phủ định) để chỉ hai phán đoán phủ định chung và phủ định riêng.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương