HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Những yêu cầu hoặc tiêu chí của các bài trắc nghiệm đánh giá



tải về 1.84 Mb.
trang44/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46

Những yêu cầu hoặc tiêu chí của các bài trắc nghiệm đánh giá


Mục đích cuối cùng của bất cứ sự đánh giá nào cũng đều là thu thập những thông tin có giá trị nhất định, có độ tin cậy và tiết kiệm để đưa ra những quyết định phù hợp. Sự xác đáng, tính hiệu lực, độ tin cậy và khía cạnh kinh tế là những yêu cầu hoặc những tiêu chuẩn mong đợi nhất hiện nay đối với bất kỳ sự kiểm tra đánh giá nào.

Tính xác đáng của những số liệu thu thập được bao hàm ý rằng thông qua việc đánh giá, vấn đề được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu đã đặt ra. Ví dụ, tính xác đáng của các bài thi kết thúc một chương trình nào đó rất cần thiết để nhận ra sự khác nhau giữa các bài thi nhằm đánh giá trình độ sinh viên để cho lên lớp cao hơn hoặc để đưa họ vào thị trường việc làm và vào cuộc sống.

Tính hiệu lực của số liệu thu thập được hàm ý rằng trên thực tế, sự đánh giá đã được tập trung vào chủ đề đã được nhắm tới ban đầu. Chẳng hạn, không thể đánh giá kỹ năng viết và nói của sinh viên bởi cùng một bài trắc nghiệm (hay nói cách khác độ hiệu lực hoặc độ có lợi của đề thi trắc nghiệm phản ánh đúng cái cần đánh giá. ND)

Độ tin cậy của các số liệu thu thập được chỉ ra rằng, các số liệu đó được xác định không phải bằng cách tuỳ tiện hay ý muốn chủ quan của người ra đề. Ví dụ, việc chấm hai vòng (phải cho kết quả không khác nhau không nhiều đối với một tập hợp ngẫu nhiên của các bài thi. ND) các bài thi có tác dụng củng cố và làm chắc chắn thêm cho độ tin cậy.


Phân tích và lý giải các kết quả trắc nghiệm


Việc phân tích dữ liệu là bước tiếp theo của trắc nghiệm. Các dữ liệu thu thập được sau khi kết thúc sự đánh giá về mặt định lượng hoặc đánh giá về mặt định tính luôn phải qua xử lý thống kê.

Sự phân bố về điểm số: Điểm số của các nhóm có thể thấy rõ thông qua việc lập thành bảng phân loại theo tần xuất và/hoặc thông qua vẽ biểu đồ hình đa giác. Các số hạng đặc biệt mô tả các dạng phân bố bao gồm tính đối xứng, thể thức, độ chóp nhọn và độ nghiêng lệch của chúng. Các đồ thị này cũng có thể được dùng để so sánh hai hay nhiều sự phân bố về điểm số.

Đo xu hướng trung tâm: Trong bản tóm tắt, các con số hoặc số thống kê, trên cơ sở điểm thi, phản ánh điểm trung bình hoặc điểm số đặc trưng của nhóm. Chỉ số này có thể được dùng để miêu tả chung hoặc đơn lẻ đặc trưng phân bố về điểm số.

Sự biến thiên về điểm số: Việc mô tả thống kê sự biến thiên hoặc khoảng phân bố điểm số giúp hiểu rõ sự phân bố điểm của nhóm. Về phương diện này, độ lệch chuẩn hay được sử dụng nhất trong các bài trắc nghiệm giáo dục và trắc nghiệm tâm lý. Chỉ số này là giá trị trung bình của các độ lệch so với kỳ vọng, đánh giá phạm vi khác nhau về điểm số giữa những người này so với nhau.

Vi trí tương đối trong sự phân bố về điểm số: Điểm số của một cá nhân có thể được diễn giải trên bình diện vị trí tương đối của nó trong sự phân bố chung về điểm. Những điểm số trực tiếp thể hiện vị trí tương đối này được gọi là điểm tham chiếu chuẩn (liên quan đến chuẩn). Trong đó chúng được mô tả xếp hạng độc lập trong nhóm, xếp hạng phần trăm, hoặc phần trăm của nhóm mà điểm của người đó đã vượt qua; và điểm tiêu chuẩn tuyến tính được gọi là điểm Z.

Hệ số tương quan: Mức độ tương quan giữa hai tâphợp điểm chấm được mô tả một cách định lượng bởi hệ số tương quan. Hệ số tương quan xác định về lượng mối liên hệ giữa điểm Z của hai bài trắc nghiệm. Mối tương quan này cũng có thể được trình bày ở dạng đồ thị phân bố.

Bài tập


Một nhóm gồm 19 sinh viên được chấm điểm như sau;

15;13;7; 8; 9;12;11;10; 8;17;18;19;10;12;13;16; 5;12;13.



  1. Hãy lập bảng tần xuất cho 19 điểm trên

  2. Mode của 19 điểm đó là bao nhiêu?

  3. Median nằm ở đâu?

  4. Điểm số trung bình của 19 điểm trên là bao nhiêu

  5. Hãy tính mức chênh lệch tiêu biểu trong 19 điểm trên

  6. Hãy tính điểm chuẩn của mỗi điểm trong số 19 điểm trên.


Đánh giá việc dạy và học ở đại học

E. A. Yoloye

Việc đưa ra định nghĩa về sự đánh giá là rất cần thiết đối với giáo dục đại học. Bất luận sử dụng định nghĩa nào thì quá trình đánh giá cũng phải bao gồm 3 thành phần sau đây:


  • Thực thể được đánh giá có thể là một sản phẩm, một quá trình hoặc một sự thực hiện.

  • Phép đo của một đối tượng để gán điểm số, một thang bậc hoặc sự mô tả mang tính định lượng khác.

  • Đánh giá sự đo về mặt định lượng bằng cách gán cho nó một giá trị. Giá trị có thể thể hiện dưới các dạng khác nhau như đỗ/trượt, loại 1/loại 2/loại 3/đỗ/trượt.

Cơ sở cho việc đánh giá


Việc gán một giá trị cho phép đo có thể được căn cứ vào những điểm số. Điểm số đó có thể là:

  • Điểm tham chiếu chuẩn, tức là so với nhóm tham khảo nhất định, ví dụ thông qua việc sử dụng xếp hạng trong mỗi khoảng 1/4 của phân bố điểm.

  • Điểm tham chiếu tiêu chí là so với các mức thành tích tuyệt đối đã định, ví dụ biểu thị mức độ nắm vững dựa trên điểm phần trăm.

Mục đích của việc đánh giá


Nói chung, việc đánh giá bao hàm hai mục đích:

Đánh giá nhằm mục đích giải trình – thông thường tiến hành ở cuối một giai đoạn cụ thể nhằm mục đích thông qua sự xét đoán về qui mô của những cái đã đạt được so với những cái mong đợi. Việc này đôi khi dẫn đến giống như đánh giá hết môn. Tiếp theo là sự công nhận thành tích, ví dụ như cho lên lớp hoặc cho ở lại lớp, cấp cho một chứng chỉ hoặc không cấp chứng chỉ, hoặc cho thôi học.

Đánh giá nhằm hoàn thiện dạy và học – thông thường tiến hành ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình dạy và học nhằm xác định những điểm yếu và những điểm mạnh có thể ảnh hưởng đến thành công hay thất bại ở cuối khoá học. Đôi khi việc này còn được gọi là đánh giá thường xuyên (hình thành) và tiếp theo đó thường là ý kiến nhận xét của giảng viên đối với từng sinh viên cụ thể để giúp họ khắc phục thiếu sót trong các học, thi và gia tăng cơ hội thành công khi kết thúc khoá học. Về mặt này, sự đánh giá thường xuyên có thể coi là đánh giá chẩn đoán.


Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương