HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Môi trường ít hạn chế nhất



tải về 1.84 Mb.
trang41/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46

Môi trường ít hạn chế nhất


Giáo dục sinh viên tàn tật trong một môi trường ít hạn chế nhất sẽ tạo ra những hoàn cảnh giáo dục vô hạn, những hoàn cảnh không hề giới hạn sự tham gia và hoà nhập của họ với những sinh viên không bị tàn tật trong xã hội. Giáo dục sinh viên bị tàn tật, bao gồm các hệ thống đã được thể chế hoá và mang tính hoà nhập, cần cung cấp cho mỗi sinh viên một môi trường ít hạn chế nhất dựa trên bản chất của nhu cầu của họ.

Các trường nội trú: Hệ thống này cung cấp các điều kiện ăn ở thuận lợi dành cho những sinh viên tàn tật. Đôi khi, các trường nội trú trở thành nơi vứt rác thải và do vậy, có xu hướng làm giảm tính thể chế của hệ thống.

Sự hội nhập: Điều này liên quan đến thực tế bằng cách những người bị tàn tật được học cùng với những người bạn khoẻ mạnh của họ trong các trường học bình thường. Tên khác dành cho sự hội nhập là sự hoà nhập là (mainstreaming). Cần phải nhận thức rằng, tất cả những người tàn tật không thể hoà nhập một cách có hiệu quả.

Sự bình thường hoá: Các hệ thống thừa nhận những quyền và các cơ hội giống nhau như đã từng có sẵn đối với những người khoẻ mạnh.

Các hoạt động trợ giúp: Để lập chương trình có hiệu quả trong môi trường ít hạn chế nhất, mọi sự giúp đỡ và trợ giúp cần thiết phải được tiến hành để tránh những hạn chế tiếp theo. ở những nơi có các thiết bị cần thiết, chúng phải luôn sẵn sàng giúp đỡ hệ thống.

Sự phục hồi: Đây là cách đưa một người trở lại điều kiện bình thường và vốn có của anh ta/cô ta để có lợi cho bản thân và xã hội bằng các liệu pháp tâm lý, y học, hướng nghiệp và tập luyện chữa bệnh. Bởi lẽ bệnh tật có thể làm cho mỗi cá nhân mất khả năng thực hiện nghề nghiệp của họ, sự hồi phục có kết quả có thể làm thay đổi hoàn cảnh.

Các hoạt động trợ giúp

Kết quả cao nhất, thành quả nỗ lực, tính hiệu lực và tính hiệu quả có thể đạt được thông qua sự phối hợp hành động của các nhà sư phạm chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Sự giúp đỡ của các nhà sư phạm không chuyên này là cần thiết trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt bởi tính chất liên ngành của nó. Những nhân viên giúp đỡ là những nhà chuyên môn trong lĩnh vực riêng của họ nhưng họ sẽ cung cấp sự giúp đỡ cần thiết nhằm đạt được kết quả tốt nhất trước những mục tiêu đã đề ra trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt. Không phải riêng các nhà chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp độc quyền nghiên cứu về các khía cạnh sức khoẻ, thể lực, nhận thức, tình cảm, xã hội và tâm lý trong vấn đề giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt. Trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt, đòi hỏi các hoạt động hỗ trợ như:

Những người làm công tác xã hội.

Các bác sĩ.

Các bậc cha mẹ.

Các nhà tâm lí học.

Các bác sĩ chữa bệnh nghề nghiệp.

Các bác sĩ chuyên khoa chữa trị những tật về nói và ngôn ngữ.

Các nhà vật lí trị liệu.

Các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh.

Các bác sĩ chuyên khoa mắt.

Các nhà tư vấn hướng dẫn.

Các chuyên gia về chữ nổi Bray.

Những người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu bằng cử chỉ.

Những người đọc giúp người mù.

Tập huấn về tận dụng các cơ hội kiếm việc làm

Chương trình đào tạo đại học dành cho những người có năng khiếu, những người tàn tật và cả những người dạy họ cần biến đổi theo hướng tự làm chủ cũng như làm việc trong mạng lưới tư nhân và công cộng. Có như vậy thì sự đầu tư lớn mới không bị uổng phí. Tóm lại, cần thiết phải:



  • Thành lập một trung tâm sắp xếp việc làm để khảo sát việc làm cho những người tàn tật đã tốt nghiệp và cả những người chưa tốt nghiệp.

  • Trợ cấp các khoản vay lãi xuất thấp cho những người tàn tật đã được đào tạo và có nghề để họ tự làm chủ.

Công nghệ trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt

Có thể nói không quá rằng, vấn đề nhận thức về vai trò của công nghệ và thông tin trong giáo dục những người tần tật đang ngày càng được nâng cao. Với sự bùng nổ về tri thức và tiến bộ nhanh chóng của công nghệ trong sự phát triển đất nước, những người tàn tật không cảm thấy được ảnh hưởng nhiều. Nói cách khác, những người tàn tật không có được những lợi ích đầy đủ của sự đột phá về thông tin và công nghệ. Công nghệ giáo dục trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt được phân loại theo sự liên quan đến từng đối tượng tàn tật như sau:



  1. các phương tiện nhìn

  2. các công nghệ nghe

  3. thiết bị nghe - nhìn

  4. thiết bị trợ giúp di chuyển

  5. sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm hoặc tài liệu điện tử khác là cần thiết đối với sinh viên để cập nhật kiến thức của họ.

Dành cho những người có tật về thị giác/hoặc người mù

  • Máy chữ Bray, máy sao chép và máy đánh chữ nổi là một vài thiết bị cốt yếu nhất dùng trong giáo dục những người khiếm thị. Các thiết bị đó thuận tiện cho việc sản xuất những cuốn sách chữ Brây, Toán học Brây, mã tốc ký bằng chữ Brây, công thức và phương trình hoá học, mã chữ nổi của tiếng Nigeria, mã máy tính Brây, mã âm nhạc Brây và các cuốn sách biết nói.

  • Bản đồ dùng khứu giác: Nó được thiết kế để chiếu lên màn ảnh cho những người khiếm thị.

  • Optacon: Đây là một thiết bị điện tử có thể biến đổi các ấn phẩm thành những hình ảnh có thể sờ thấy được.

  • Máy tính điện tử: Các thiết bị có thể trợ giúp trong các tính toán toán học và được làm thích ứng để tạo ra tiếng nói hoặc để nói.

  • Bàn tính và các cơ cấu chuyển đổi: Chúng được sử dụng để dạy toán cho những người khiếm thị.

  • Những con chó dẫn đường: Chúng được huấn luyện để dẫn đường cho người mù.

  • Máy tính biết nói: Máy tính tạo ra một màn hiển thị bằng âm thanh.

  • Gậy: Những chiếc gậy gấp lại được và gậy điện tử rất có ích cho việc đi lại.

  • Máy tính biết đọc: Là chiếc máy tính được thiết kế để biến đổi bản in ra thành lời nói khi ta đặt tờ giấy đó lên máy scanner.

  • Máy định dạng bằng nhiệt: Nó được sử dụng để chụp những bản chữ Brây.

  • Băng ghi tiếng: Nó được sử dụng để đọc chính tả hoặc ghi lại bài giảng.

Dành cho những người bị tật về nghe

  • Thiết bị đo sức nghe (Thính lực kế): Đây là một thiết bị dùng để đo mức độ nghe của một người. Nó được chia độ theo tần số và cao độ. Có các loại như Máy chẩn đoán, Máy đo thính lực, Máy đo thính lực xách tay, Máy đo màng nhĩ.

  • Thiết bị trợ thính: Chúng là những thiết bị được thiết kế để trợ giúp việc nghe của một người có tật về nghe.

  • Thiết bị trợ thính cho nhóm người: Chúng được thiết kế cho nhiều người. Nó dùng để dạy nghe và nói.

  • Thiết bị dạy nói: Chúng là những thiết bị âm thanh được dùng để dạy trẻ em nói.

  • Những cuốn sách ngôn ngữ kí hiệu rất quan trọng trong giảng dạy cho những người khiếm thính hoặc bị điếc.

  • Máy tính: Máy tính có khả năng to lớn giúp cho giảng viên trong việc phân phát các chương trình giảng dạy cho sinh viên có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Các chương trình có trợ giúp máy tính có thể giúp sinh viên có nhu cầu đặc biệt và giảm bớt khó khăn cho giảng viên trong truyền đạt kiến thức.

Trợ giúp kĩ thuật cho những người bị tàn tật về thân thể

  • Xe lăn đẩy tay và xe lăn chạy điện: Chúng được dùng cho những sinh viên có sức khoẻ hạn chế về mặt đi lại.

  • Những chiếc gậy gỗ hoặc gậy nhân tạo: Những người già từng dùng nó để chống đỡ cơ thể khi về già.

  • Cái nạng: Nó được làm bằng gỗ và kim loại để hỗ trợ cho việc đi lại.

  • Máy chữ điện: Chúng giúp cho những sinh viên có khó khăn khi viết bằng tay.

Những bất lợi trong học tập và những người có khó khăn lớn về học tập

  • Các thiết bị nghe-nhìn như radio, ti-vi, máy đèn chiếu, máy chiếu ảnh.

  • Máy khuếch đại.

  • Máy tính

  • Các phòng nhỏ có ghế.

Những sinh viên có năng khiếu và có tài

  • Các trò chơi thử kiến thức.

  • Mô phỏng máy tính.

  • Internet.



Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương