HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


MODUL 11. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC



tải về 1.84 Mb.
trang42/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46

MODUL 11. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC




Giới thiệu và mục tiêu chung


Bài 1: Làm rõ những khái niệm then chốt

Bài 2: Những công cụ và phương pháp đánh giá sự học

Bài 3: Đánh giá giảng dạy
36. Tuyên bố Tokyo đã đề cập, không thể đạt đến một bộ tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho tất cả các nước, và đối lập với những tiêu chuẩn mà các thể chế có thể được đánh giá. Ch ất lượng bao gồm tất cả những chức năng và các hoạt động chính của giáo dục đại học: giảng dạy và các chương trình học thuật, nghiên cứu và học bổng, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất, các dịch vụ công cộng và môi trường học tập. Các bản tuyên bố của các nước Ả rập cho rằng “tất cả các hệ thống và các tổ chức giáo dục đại học cần ưu tiên hàng đầu để đảm bảo chất lượng của các chương trình, giảng dạy và kết quả đầu ra. Cấu trúc, thủ tục và các tiêu chuẩn để bảo đảm chất lượng phải được phát triển ở trình độ quốc gia và khu vực tương xứng với các đường lối chỉ đạo của quốc tế trong khi đảm bảo tính đa dạng theo những đặc thù của mỗi nước, mỗi trường hoặc mỗi chương trình”.

37. Tuyên bố Dakar trong đó có ý kiến rằng “chất lượng đòi hỏi sự cụ thể hoá về các kết quả dự định (sự xác định rõ những mục đích và mục tiêu), về chất lượng đầu vào của các trường (theo đó là tiêu chuẩn tuyển chọn) và các quá trình cùng thủ tục xử lí đầu vào (cách hệ thống quản lí sắp xếp cấu trúc, nguồn lực và sự giáo dục nhà trường để đạt được những sản phẩm theo yêu cầu)”. Hội nghị các nước Ả rập cho rằng “cơ chế chất lượng được thực hiện thông qua sự đánh giá và so sánh liên tục giữa các quá trình quan sát và dự định, và thường xuyên tìm ra những căn nguyên của những diễn biến bất thường để sửa chữa chúng”.

65. Những đề nghị gửi cho mỗi tổ chức đại học được thông qua bởi Hội nghị Tokyo dường như cũng tiềm ẩn trong các Hội nghị Havana và Hội nghị Dakar. Tuyên bố Tokyo viết:

“Mỗi trường đại học phải xác định nhiệm vụ của mình trong sự hài hoà với những mục tiêu chung của giáo dục đại học, chuyển nhiệm vụ đó thành những chỉ tiêu có thể quan sát được và phân bổ nguồn lực cần thiết”.

Cùng tinh thần ấy, Hội nghị Bâyrut cho rằng “các sứ mệnh cần được chuyển đổi thành các mục đích rõ ràng, với việc phân bổ nguồn lực cần thiết, và việc thiết lập cơ chế cụ thể thích hợp để đảm bảo sự giám sát và đánh giá đầy đủ quá trình đào tạo và các thành tựu đạt được, dựa trên các dấu hiệu chỉ tiêu có thể quan sát được”.

109. Hội nghị Dakar kêu gọi mỗi trường “hãy tạo ra những cấu trúc thích hợp cho việc đánh giá và kiểm soát chất lượng của chương trình của mình (trong đó có thành tích của sinh viên) trong khi bám sát những đường lối chỉ đạo đã thống nhất. Hội nghị này cũng đề nghị rằng “mỗi nước thành viên hãy thiết lập một cơ chế đánh giá chất lượng của các trường đại học, trên cơ sở thực tiễn hiện tại trong khu vực. Một cơ chế như vậy sẽ có trách nhiệm đánh giá các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và tư vấn dưới ánh sáng của các nhiệm vụ của nhà trường, các chương trình giáo dục quốc gia và nhu cầu của thời cuộc thay đổi. Đó phải là một cơ chế kiểm soát chứ không phải là cơ chế trừng phạt, và cần sử dụng phối hợp các phương pháp đánh giá bên ngoài và bên trong.

110. Những đề xuất của Hội nghị Tokyo được tóm tắt qua sự khẳng định rằng “mỗi nước trong khu vực cần thiết lập một cơ chế đánh giá chất lượng của các tổ chức đại học của nước mình. Các nước cần đưa ra những phương pháp bảo đảm chất lượng cả ở cấp độ trường và hệ thống. Những phương pháp này có thể bao gồm việc kiểm định chương trình, đánh giá cơ sở đào tạo, cung cấp tài chính theo mức độ hoàn thiện công việc, xem xét lại các ngành học và các lĩnh vực chuyên môn, khung trình độ và các phương pháp tiếp cận đào tạo năng lực trong giáo dục và dạy nghề”.

113. Hội nghị Dakar đề nghị các tổ chức giáo dục đại học cần phải thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo tối thiểu cho hoạt động dạy và học đối với mỗi mô hình đào tạo. Trong đó cần phải thể hiện rõ ràng “sự thay đổi hành vi giữa đầu vào và đầu ra về các mặt kỹ năng, giá trị và thái độ, các phương pháp dạy học và đánh giá trong một khung thời gian cụ thể”.



Điều khoản 11: Đánh giá định tính

  1. Chất lượng giáo dục đại học là một khái niệm đa chiều, bao gồm tất cả các chức năng của nó, và các hoạt động như: các chương trình giảng dạy và học tập, nghiên cứu và sinh hoạt học thuật, biên chế, sinh viên, nhà cửa, phương tiện, thiết bị, các dịch vụ cộng đồng và môi trường học tập. Sự tự đánh giá trong và những đánh giá ngoài do các chuyên gia độc lập thực hiện một cách công khai. Trong trường hợp có thể, cần mời các chuyên gia quốc tế đánh giá. Điều đó có ý nghĩa sống còn đối với việc nâng cao chất lượng. Cần thành lập các hội đồng quốc gia độc lập và phải xác định rõ các tiêu chuẩn so sánh về chất lượng ở cấp quốc tế. Mặt khác cần phải chú ý đến khung cảnh riêng của từng trường, từng quốc gia và của khu vực nhằm lưu tâm tới tính đa dạng và hết sức tránh sự rập khuôn giống nhau. Các bên liên quan cần tham gia quá trình đánh giá cơ sở đào tạo.

  2. Yếu tố chất lượng cũng đòi hỏi một điều là, giáo dục đại học phải được đặc trưng bởi những khía cạnh tính quốc tế của nó: trao đổi kiến thức, thiết lập mạng lưới quan hệ, trao đổi giảng viên và sinh viên, và triển khai các dự án nghiên cứu quốc tế, trong khi vẫn phải lưu ý đến các giá trị văn hoá và các hoàn cảnh của đất nước.



Giới thiệu và mục tiêu


“Hội nghị Dakar đề nghị các tổ chức giáo dục đại học cần phải thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo tối thiểu cho hoạt động dạy và học đối với mỗi mô hình đào tạo. Trong đó cần phải thể hiện rõ ràng “các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra về các mặt kỹ năng, năng lực và thái độ, các phương pháp đánh giá việc dạy và học, tất cả trong một cơ cấu thời gian cụ thể”.

Việc đánh giá chất lượng là phần cốt lõi của quá trình phổ cập giáo dục. Theo tuyên bố trích dẫn ở trên, chúng ta có thể thấy rằng Hội nghị Dakar đã tán thành quan điểm này. Nhiều người đang công tác trong hệ thống giáo dục đại học có kinh nghiệm tốt về đánh giá hoạt động dạy và học trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học. Tuy vậy, vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết trong việc đánh giá. Module này nhằm cung cấp những kinh nghiệm hiểu biết cho cả “những người chưa có kinh nghiệm” và cho cả “những chuyên gia”. Dison và De Groot (1999) đã nhấn mạnh sự cần thiết có sự tương thích giữa nội dung, phương pháp giảng dạy và các thủ tục đánh giá. Chỉ khi những cái đó được đặt đúng thứ tự thì mới có thể đánh giá đúng được việc học tập. Hiện nay, mô hình đánh giá sinh viên đại học dựa trên kết quả (OBE) đang được thừa nhận rộng rãi.

Sau khi hoàn thành module này, các bạn có khả năng:


  • giải thích được các khái niệm sử dụng trong việc đánh giá;

  • phát triển được các phương pháp kĩ thuật đánh giá chất lượng sinh viên của bạn;

  • phân tích và đưa ra lời giải thích cho các kết quả đánh giá sinh viên; và

  • tự mình tiến hành đánh giá việc dạy của bạn.


Bài 1: Hiểu những những khái niệm cơ bản

Học xong bài học này, các bạn có thể:



  • định nghĩa rõ các khái niệm sau: đo lường, định giá và sự đánh giá (evaluation);

  • phân biệt được sự khác nhau giữa các loại đánh giá.

Đo lường, trắc nghiệm, đánh giá

Với quan điểm giáo dục, chúng ta có thể phân biệt giữa đo lường (Measurement), trắc nghiệm (Test), định giá (Assessment) và đánh giá (Evaluation) như sau:



Đo lường (Measurement) là một thủ tục gán những con số hay những điểm đặc trưng hoặc đặc tính riêng, bằng cách chuyển đổi bản chất của sự vật thực thành những cái có thể đo được.

Mặt khác, trắc nghiệm (Test), là những thủ tục có tính hệ thống để quan sát những con người và miêu tả họ hoặc bằng một hệ thống thang chia bằng số hoặc một hệ thống phân loại. Vì thế, sự sát hạch có thể cho những thông tin hoặc về mặt định lượng hoặc về mặt định tính.

Để tiến tới một sự đánh giá, các bạn sử dụng nhiều phương pháp định giá (Assessment) như quan sát, phỏng vấn và tổ chức thi trắc nghiệm. Như vậy, việc định giá là một quá trình phán quyết về giá trị của một người, một chương trình hay một sự việc bằng cách sử dụng các bài trắc nghiệm như những công cụ thực hiện.

Sự đánh giá (Evaluation) đi xa hơn phép đo, kiểm tra hay định giá. Nó thực hiện việc phán quyết về giá trị của một sinh viên, của một phương pháp giảng dạy, hoặc của một chương trình đào tạo và đưa ra các quyết định. Những phán quyết và những quyết định được đưa ra có thể hoặc không thể dựa vào những thông tin có được từ trắc nghiệm.

Các trắc nghiệm được sử dụng thường liên quan đến những loại quyết định:



  • Các quyết định lựa chọn được đưa ra khi cần nhận vào một số người này và loại ra một số người khác.

  • Các quyết định vị trí học tập liên quan đến việc sắp xếp học sinh, sinh viên vào các lớp học khác nhau.

  • Các quyết định phân loại dẫn đến việc phân loại người ta vào một hay một vài hạng loại, công việc hoặc chương trình mà những chương trình đó không cần quan tâm đến mức độ công việc.

  • Các quyết định tư vấn và hướng nghiệp được các cá nhân đưa ra khi họ khảo sát tỉ mỉ nhiều nghề và thế giới việc làm. Đây là những quyết định mang tính cá nhân bởi vì chúng tương phản với những quyết định của nhà trường.

  • Các quyết định chẩn đoán và sửa chữa mang tính giáo dục liên quan đến câu hỏi, “những hoạt động học tập nào sẽ thích hợp nhất với những đòi hỏi cá nhân của sinh viên và từ đó tạo ra nhiều cơ hội nhất cho sinh viên đạt được mục tiêu đã chọn?” Sự chẩn đoán có ngụ ý là cả nội dung và bản chất của bài giảng mà sinh viên nhận được đều được biết trước.

  • Các quyết định hoàn thiện và đánh giá chương trình thường được hoàn thiện bằng cách sử dụng những thông tin kiểm tra. Nó luôn giúp ích cho việc đánh giá quá trình giảng dạy cũng như chất lượng sản phẩm của hoạt động giảng dạy.

Các bài trắc nghiệm dùng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như:

  • cung cấp những thông tin để cho điểm sinh viên,

  • cho sinh viên ý kiến nhận xét để tạo thuận lợi cho học tập,

  • cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu quả của việc học tập,

  • tạo động lực thúc đẩy sinh viên học tập, và

  • sử dụng như một công cụ khoa học trong công tác nghiên cứu giáo dục và các môn khoa học xã hội.

Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương