HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 1.84 Mb.
trang38/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   46

Thiểu năng thính giác


Những sinh viên bị thiểu năng thính giác là những sinh viên gặp khó khăn trong việc nghe của họ. Vấn đề này có thể ở mức độ nhẹ ví dụ như những sinh viên nặng tai. Những sinh viên thuộc loại này có vấn đề khi nghe hoặc nghe giảng viên giảng nếu họ ngồi cuối lớp. Các sinh viên nặng tai có thể được trợ giúp bằng việc cung cấp cho họ một thiết bị trợ thính. Trường hợp đặc biệt khác là những người bị điếc. Những sinh viên bị điếc sẽ rất khó khăn để hiểu được những lời nói ở lớp, ngay cả khi họ đã được cung cấp thiết bị trợ thính. Trong lớp học, những sinh viên điếc được tạo điều kiện bằng cách được phép sử dụng tất cả các hình thức giao tiếp. Tất cả các hình thức giao tiếp bao gồm ngôn ngữ ra hiệu, đánh vần bằng các ngón tay, diễn tả bằng điệu bộ, hiểu theo cách mấp máy môi, luyện nghe, sử dụng các tranh vẽ và hình in.

Thiểu năng nhìn


Ngoài việc lôi cuốn sự chú ý và sở thích, những phương tiện cơ sở cung cấp cho việc dạy và học còn giảm tối thiểu khó khăn cho những sinh viên thiểu năng nhìn. Những phương tiện đó bao gồm hệ thống chữ nổi, máy ghi âm, máy cassette, máy chữ, luyện tập di chuyển và khả năng định hướng, các đồ dùng di động, máy phóng đại ảnh, v.v. Những sinh viên bị thiểu năng thị giác là những sinh viên có khó khăn về khả năng nhìn của họ. Các vấn đề về thị giác có thể được chia thành hai nhóm chủ yếu. Có những sinh viên có tật về thị giác, chẳng hạn bị mù, thị lực thấp và thị lực không hoàn toàn. Những sinh viên bị mù hoặc thị lực thấp cần được dạy đọc và viết chữ nổi. Họ cũng cần có máy ghi âm ở lớp để ghi lại lời giảng của giảng viên để rồi sau đó họ lại chuyển sang chữnổi. Những sinh viên có khả năng nhìn không hoàn toàn tốt có thể học cùng trong lớp học bình thường bằng cách dùng kính lúp và giảng viên viết bằng chữ in đậm nét. Nhóm sinh viên thiểu năng thị giác thứ hai là những sinh viên chịu thiệt thòi từ những khuyết tật về khúc xạ. Họ có thể phải nhìn gần (chứng cận thị), phải nhìn xa (chứng viễn thị), hoặc nhìn mập mờ (chứng loạn thị). Những sinh viên thuộc loại này được cung cấp dụng cụ trợ giúp như thấu kính lõm hay thấu kính lồi tuỳ theo trường hợp họ bị cận thị hay viễn thị.

Thiểu năng sức khoẻ và thể lực

Đây là những vấn đề hay gặp nhất ở các trường đại học và cao đẳng. Những sinh viên bị thiểu năng về sức khoẻ và thể lực là những sinh viên tàn tật hoặc không có khả năng đi lại. Những hoàn cảnh khác bao gồm các sinh viên bị rối loạn hệ thần kinh chẳng hạn như chứng động kinh, rạn hoặc gai cột sống, chứng liệt não, thiếu hồng cầu (bệnh thiếu máu nặng do di truyền), rối loạn hô hấp (lao phổi), bệnh hen suyễn. Những sinh viên có vấn đề về chỉnh hình cần có các xe đẩy. Các toà nhà cũng cần có những cải tiến thay đổi, ví dụ cần có những đường dốc thoai thoải lên lầu. Nhiều sinh viên cần có dụng cụ trợ giúp về cơ bắp khi họ viết. Một số điều kiện y tế và sức khoẻ cần cho việc giáo dục và giúp đa số sinh viên thay đổi thái độ hoặc hướng theo những quan điểm tích cực trong việc giúp đỡ những sinh viên có những hoàn cảnh như bị động kinh, lao phổi, chứng liệt não, bệnh hen suyễn, v.v. Kinh nghiệm cho thấy rằng, nói chung các sinh viên thường ngại và lảng tránh các bệnh đó.



Những sinh viên khác yêu cầu giúp đỡ hoàn cảnh đặc biệt

Khái niệm về những hoàn cảnh học tập đặc biệt gần đây đã được mở rộng. Trong một Hội thảo do UNESCO tổ chức ở Dakar (1999), nhóm chuyên gia châu Phi đã mở rộng khái niệm về các hoàn cảnh học tập đặc biệt bao gồm nhóm người bị đặt bên lề của xã hội. Nhóm người này gồm những sinh viên bị nhiễm HIV/AIDS, những sinh viên bị ngược đãi, những sinh viên nghèo, những sinh viên có năng khiếu, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em đường phố. Vấn đề HIV/AIDS đã trở thành một trong những cuộc tranh luận nhạy cảm nhất trong các trường đại học bởi lẽ sự lan tràn tình trạng này đã trở thành nỗi lo lắng không chỉ đối với sinh viên mà còn đối với cả những người quản lý. HIV/AIDS hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Một nữ sinh viên năm thứ tư đột nhiên bị mù hai mắt. Nhà trường rất lo lắng và đưa cô ta đi bệnh viện. Sau hàng loạt xét nghiệm người ta đã phát hiện ra cô ta bị mắc bệnh AIDS. Những sinh viên bị AIDS, hoặc những người xuất thân từ gia đình quá bần cùng, hoặc những người bị cha mẹ kế ngược đãi đều thấy rất khó tập trung vào việc học tập của họ. Những sinh viên rơi vào loại này thường trông cậy vào hoạt động tư vấn khi sử dụng nhiều cách giải quyết phù hợp.

Cần phải thành lập một bộ phận giải quyết các nhu cầu học tập của những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, các giảng viên phải quan tâm đến các hoạt động ở lớp học và ở phòng thí nghiệm dành cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt. Khi cần thiết có thể phải cải tiến cả nội dung và hình thức thi kiểm tra. Đồng thời, có thể phải cho những sinh viên đó nhiều thời gian hơn khi thi và kiểm tra viết. Các trường đại học cần xem xét lại qui mô cơ sở hạ tầng của họ dành cho sinh viên cá biệt đã đủ thuận lợi để giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt hay chưa. Một trung tâm có thể cung cấp các thiết bị phù hợp, ví dụ các máy chữ nổi, máy trợ thính, gậy chống, máy ghi âm, băng trắng, xe lăn, nạng, v.v. Trung tâm này có thể phục vụ với tư cách là cầu nối giữa những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt và các mặt hoạt động dạy và học khác của nhà trường.

Cho đến nay vấn đề tín ngưỡng và tập quán của người châu Phi cũng đang được thảo luận do nó có ảnh hưởng đến những vấn đề nhận thức xã hội. Người ta tin một cách mù quáng rằng bệnh tật là một tai hoạ hay một sự trừng phạt, hoặc những người “bạch tạng” là những ma quỷ. Do vậy những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt phải chịu sự hắt hủi và/hoặc xa lánh của bộ phận sinh viên còn lại. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân những sinh viên đó mà còn ảnh hưởng đến cách thức quan hệ của các giảng viên đối với họ. Vì vậy cần phải thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên đối với những sinh viên đặc biệt này bất luận qui mô lớp học lớn hay nhỏ. Điều đó sẽ dẫn đến khả năng quan sát những đặc trưng của các loại bệnh tật, cần chuyển đến những khu vực xã hội thích hợp ở đâu.



Nguồn trích dẫn:

Abosi, C.O. (1999). Nhu cầu giáo dục đặc biệt trong các trường đại học ở châu Phi. Tài liệu giới thiệu tại Hội thảo Khu vực về Hoạt động dạy và học ở đại học, Đại học Witwatersrand, Johannesburg, Nam Phi, 13-16 tháng Chín.


Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương