HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 2: Giảng dạy cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt



tải về 1.84 Mb.
trang39/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   46

Bài 2: Giảng dạy cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt


Mục đích

Học xong bài học này, các bạn có khả năng:



  • Xem xét một cách nghiêm túc quá trình lựa chọn và thực hiện các hoạt động học tập dành cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt trong các trường đại học; và

  • Miêu tả được môi trường giảng dạy thích hợp có thể áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt.

Bài tập

Hãy sử dụng những công cụ quan sát dưới đây để đánh giá những hoàn cảnh đặc biệt của sinh viên trong lớp của bạn. Hãy giữ lại những thông tin thu thập được để chuẩn bị cho các biện pháp sửa chữa của bạn.



Những điều cần quan sát trong lớp học

 Sinh viên để sách vở quá gần hay quá xa mắt?

 Sinh viên có cau mày hay nhoài người về phía trước để nghe hay không?

 Sinh viên có thờ ơ và lãnh đạm không?

 Sinh viên có hiếu động hay không?

 Sinh viên có làm bài kém ở một số hoặc tất cả các môn học hay không?

 Trông xem sinh viên có vẻ chán chường không?

 Sinh viên có lơ đãng thiếu tập trung hay không?

 Sinh viên có vắng mặt ở lớp hay không?

Những khả năng cần có của giảng viên làm công tác giảng dạy cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt

Giảng viên của những sinh viên có hoàn cảnh học tập đặc biệt cần phải có những khả năng sau:



  • sử dụng và hiểu rõ nhiều phương pháp đánh giá con người.

  • tiến hành quan sát và ghi lại cách ứng xử của sinh viên trong nhiều tình huống có kịch bản trước và không có trước.

  • thiết kế, thực hiện và đánh giá các chương trình kế hoạch cá nhân dựa trên cơ sở đánh giá và quan sát.

  • thành thạo và tinh thông trong việc định rõ những mục đích ứng xử, đề ra mục tiêu, phân tích nhiệm vụ, viết chương trình, v.v.

  • sử dụng những kỹ năng giảng dạy bằng cách từng bước hướng sinh viên vào cuộc sống cộng đồng.

  • tăng mức độ yêu cầu trong những tình huống thực tế nhiều hơn so với những yêu cầu trong tình huống lớp học.

  • có kỹ năng làm việc với cha mẹ của sinh viên khi đòi hỏi kỹ năng tư vấn tại nhà.

  • có khả năng làm việc với các chuyên gia khác để biết và thu thập những thông tin có ích đối với các sinh viên.

  • hiểu rõ chương trình đào tạo chung và có khả năng làm việc để tạo ra sự thích nghi đặc biệt cần thiết cho việc thiết lập và thực hiện các chương trình dành cho các sinh viên bị tàn tật.

Con số những sinh viên bị một vài loại bệnh tật hoặc các trường hợp đặc biệt khác đang tăng lên nhanh chóng trong các ký túc xá của các trường đại học. Thật khó có được con số chính xác trong khoảng từ 2 đến 6% sinh viên đại học có những bất lợi về sức khỏe hoặc học tập cần được quan tâm giảng dạy thêm trong lớp học.

Hãy hỏi sinh viên của bạn để tìm ra mọi hoàn cảnh đặc biệt. Vào đầu mỗi học kỳ, bạn có thể làm một thông báo chung: “Sinh viên nào cảm thấy cần có sự giúp đỡ liên quan đến bất cứ sự bất lợi nào về mặt học tập và về sức khoẻ, xin mời hãy đề xuất với tôi sau giờ học, xin hãy hẹn gặp riêng với tôi, hoặc gặp tôi trong giờ làm việc.” Khi bạn gặp một sinh viên, hãy giải thích những yêu cầu của môn học và hỏi xem những can thiệp nào có thể giúp được cho sinh viên. Các sinh viên thường là những người biện hộ tốt nhất của riêng họ, và sinh viên biết những kỹ thuật và biện pháp làm thích ứng nào là phù hợp nhất đối với hoàn cảnh của họ.

Bạn hãy nhớ rằng những sinh viên bị ốm đau tàn tật trước hết là những con người ốm đau tàn tật. Việc những người khoẻ mạnh bình thường cảm thấy lưỡng lự hoặc khó khăn khi lần đầu tiên gặp những người tàn tật là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên những người bị tàn tật, dù ở mức độ nhiều hay ít, thường dễ bị xúc động hơn những người có sức khoẻ bình thường. Bởi vậy, bạn không cần phải lo lắng về sự làm tổn thương đến tình cảm của một sinh viên mù do những động tác ra hiệu. Nhưng những sinh viên bị mù có thể “nhìn thấy” các ý tưởng và các khái niệm, cũng như những sinh viên điếc có thể “nghe thấy” những điều mà người khác muốn nói và những sinh viên sử dụng xe lăn để “đi” đến lớp. Bạn hãy tỏ ý sẵn sàng giúp đỡ khi sinh viên yêu cầu hoặc khi bạn nhận thấy sự cần thiết phải giúp đỡ họ.

Bạn cần linh hoạt về cách chăm sóc và về sự sẵn sàng giúp đỡ. Những sinh viên phải dùng xe lăn có thể gặp phải rào cản về sức khoẻ trong việc đến lớp học đúng giờ. Những sinh viên khác đôi khi có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc có khó khăn trong việc tập trung học tập do nguyên nhân bệnh tật hoặc thuốc men của họ. Bạn hãy cố gắng phân biệt những vấn đề thuộc về sức khoẻ của sinh viên khác với cách đối xử thờ ơ do ý thức.



Bạn cần nhạy cảm với những sự bất lợi “không nhìn thấy” hoặc những sự bất lợi “ẩn”. Có 3 loại bất lợi chính có thể chúng ta không nhìn thấy ngay được là:

  • Những bất lợi học tập cản trở sinh viên có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình trong việc xử lý một cách dễ dàng và đáng tin cậy các loại thông tin khác nhau. Ví dụ, những sinh viên mắc chứng khó đọc có sự hạn chế về giác quan, chính điều này đã ngăn cản họ trong việc phiên dịch một cách chính xác những dãy chữ cái hoặc những dãy số. Điều quan trọng cần nhận ra là, những bất lợi trong học tập không phải là sự phản chiếu về khả năng nhận thức, sức khoẻ thể xác hoặc tinh thần, hoặc nền tảng văn hóa hoặc kinh tế xã hội của sinh viên. Nói chung, việc áp dụng nhiều phương thức giảng dạy khác nhau sẽ thúc đẩy việc học tập của những sinh viên như thế, bằng cách cho phép họ làm chủ được những tài liệu mà có thể họ rất khó hiểu nếu áp dụng một phương thức đặc biệt.

  • Những thiếu hụt ở mức độ nhẹ đến trung bình về giác quan (nhìn kém, tai hơi nghễnh ngãng) có thể được điều tiết thông qua việc sắp xếp chỗ ngồi thích hợp và bố trí ánh sáng trong phòng hợp lý.

  • Những bệnh nặng (đái đường, rối loạn ngập máu, các bệnh về tim hoặc hô hấp, bệnh lupus, bệnh ung thư, AIDS) có thể cản trở khả năng chịu đựng, khoảng thời gian tham gia và tính hoạt bát. Sự tham gia và hoạt động của các sinh viên bị mắc bệnh có thể là thất thường, và họ cần đến một sự mềm dẻo trong việc lập chương trình các công việc được giao.

Quan sát nhu cầu chỗ ngồi. Những sinh viên phải sử dụng gậy chống, dùng nạng hoặc khung tập đi hiểu rõ giá trị của việc có một chỗ ngồi ở gần cửa. Lối đi đến chỗ ngồi cần phải bằng phẳng: không có bậc thang, không có bề mặt gập ghềnh. Những người sử dụng xe lăn cần một lối đi bằng phẳng hoặc dốc thoai thoải, và các bàn học cần phải có đủ khoảng trống để cho họ để chân bên dưới. Bàn phòng thí nghiệm và ngăn kéo để bàn phím máy tính cần bố trí sao cho những người sử dụng xe lăn có thể dễ dàng sử dụng được các thiết bị.

Hãy tuân theo những thủ pháp giảng dạy tốt. Nhiều phương pháp kĩ thuật nhằm giúp đỡ những sinh viên có bất lợi về giác quan hoặc học tập cũng giúp ích cho tất cả các sinh viên trong lớp. Ví dụ như:

  • Mở đầu mỗi buổi học bằng việc nhắc lại tóm tắt những kiến thức của bài học trước và phác ra những nét chính của chủ đề ngày hôm đó. Kết luận mỗi bài học bằng việc đưa ra một bản tóm tắt những điểm then chốt.

  • Nhấn mạnh những từ mới hoặc những thuật ngữ kỹ thuật bằng việc giới thiệu nó một cách trực quan (trên bảng phấn, máy đèn chiếu hoặc tài liệu phân phát) cũng như bằng lời.

  • Hãy diễn tả tất cả những ví dụ có liên quan đến thị giác (vẽ trên bảng, biểu diễn minh hoạ, đạo cụ sân khấu). Khi bạn mô tả trên bảng, thay vì câu nói: “Việc cộng những cái này rồi chia cho những cái kia sẽ cho chúng ta những cái này”, bạn hãy thuật lại những điều bạn đang làm: “Việc cộng tất cả các điểm số rồi đem chia cho số điểm số sẽ cho ta điểm trung bình”.

Hãy tạo cho sinh viên những cơ hội đặt câu hỏi, làm rõ thêm và tổng kết lại bài.

(Nguồn: Mc Guire and O’Donnel, 1989; Smith, n.d.; Wren and Senegal, 1985).

Hãy quay mặt về phía lớp học khi giảng bài. Những sinh viên bị điếc hoặc bị nặng tai thường hiểu qua sự mấp máy môi, vì thế họ không thể theo được bài giảng hoặc hội thoại nếu giảng viên quay lưng về phía lớp. Nếu bạn đang viết trên bảng hoặc đang thuyết minh một hình minh hoạ, hãy cố gắng hạn chế nói trong lúc đang quay mặt lên bảng hoặc lên màn hình. Bạn hãy nhớ rằng những người bị điếc chỉ có thể nghe được 30 đến 40% tiếng Anh bằng cách nhìn môi của người nói. Hãy làm cho họ hiểu bài hơn bằng cách sử dụng diễn đạt bằng bộ mặt, bằng điệu bộ và bằng cử chỉ.

Sắp xếp sự tham gia cùng lớp học hoặc hoạt động đan xen nhau. Những sinh viên không thể giơ tay xin trả lời hoặc nêu câu hỏi có thể cảm thấy bị cô lập hoặc bị lờ đi trong lớp. Trong lần gặp riêng đầu tiên giữa bạn và một sinh viên như thế, hãy hỏi xem những dấu hiệu nào để sinh viên đó được nhận biết trong lớp học. Một số sinh viên muốn được gọi tên; số khác lại muốn thỉnh thoảng gặp giảng viên trước hoặc sau buổi học để hỏi các câu hỏi về nội dung bài học.

Hãy chăm chú lắng nghe khi một sinh viên có tật về nói đang nói. Bạn đừng nên ngắt lời sinh viên. Đừng bao giờ làm ra vẻ hiểu trong khi bạn đang thực sự chưa hiểu ý của họ. Thay vào đó, bạn hãy nhắc lại điều bạn đã hiểu và cho phép sinh viên phản ứng lại xem điều bạn hiểu có đúng ý họ không.

Hãy đưa ra những lựa chọn cho sự trình bày bằng lời nếu cần thiết. Việc trình bày bằng lời có thể đặt ra những khó khăn đối với những sinh viên có tật về nói. Cần khuyến khích những sinh viên muốn tự trình bày không có sự giúp đỡ. Tuy nhiên một vài sinh viên lại muốn trình bày với sự giúp đỡ của người phiên dịch, và một số khác có thể lại muốn viết bài trình bày của họ ra và nhờ người phiên dịch hoặc một sinh viên khác đọc hộ bài trình bày đó trước lớp.

Sự quan tâm về chương trình đào tạo đối với những sinh viên đặc biệt

Những quan tâm về chương trình đối với những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt được thiết kế nhằm thoả mãn những nhu cầu của những người bị tàn tật hoặc có năng khiếu.

Những lĩnh vực sau đây được nhấn mạnh:


  • Các kỹ năng tự giúp đỡ.

  • Những điều chỉnh về mặt xã hội trong gia đình và với những người xung quanh.

  • Lợi ích mặt kinh tế.

  • Các kỹ năng học thuật.

  • Bởi vậy, cần xây dựng một chương trình hữu ích dựa trên kết quả của sự phân tích toàn diện về những sinh viên đặc biệt cần đào tạo. Việc phân tích chương trình cũng cần quan tâm đến các mặt sau đây:

  • Dự báo trước kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ đạt được sau khi kết thúc khoá học chính thức.

  • Cần chẩn đoán chính xác trình độ hiểu biết và năng lực hiện thời của mỗi sinh viên.

  • Việc giảng dạy cần bắt đầu từ những chỗ mà sinh viên có thể thu được lợi nhiều nhất.

  • Đảm bảo khung cảnh giảng dạy tốt cùng với sự phù hợp của nó với môi trường sức khoẻ và tinh thần.

Bất chấp việc giảng dạy có được tiến hành theo chương trình tốt hay không, chắc chắn có sự liên quan với hiệu quả của nó về mặt sinh viên đặc biệt thu được ra sao những kỹ năng cần thiết. Một số yếu tố cần thiết trong việc giảng dạy phù hợp đối với sinh viên đặc biệt bao gồm:

  • Chương trình cần định ra ranh giới các mục tiêu và mục đích cụ thể cho phép đạt được sự tiến bộ liên tục và suôn sẻ về kỹ năng.

  • Chương trình phải được hiểu thấu đáo bởi giảng viên và khả thi bất cứ lúc nào.

  • Cách thức giới thiệu với sinh viên các thành phần của chương trình cần được giám sát chặt chẽ nhằm xác định xem những thay đổi nào trong quá trình trình bày bài giảng có thể tạo thuận lợi cho thành tích của sinh viên đạt kết quả tốt.

  • Bầu không khí trong quá trình giảng dạy cần tỏ ra tin cậy, ấm áp và mang tính động viên khích lệ.

Phương pháp giáo dục hoàn cảnh đặc biệt

Những phương pháp chung dưới đây đặc trưng cho giáo dục các hoàn cảnh đặc biệt:



  • lập kế hoạch công việc để mỗi sinh viên được thưởng bằng các hoạt động theo sở thích cá nhân sau khi hoàn thành công việc được giao.

  • nhấn mạnh tính chất cá tính hoá trong giảng dạy.

  • công việc được đặc trưng bởi ít cấu trúc và nhiều tự lựa chọn trong bộ phận sinh viên.

  • sinh viên được thúc đẩy bởi thành tích, vì vậy, sự làm việc được hướng tới sự thành đạt và hạn chế tối thiểu những cơ hội phạm sai lầm.

  • sự động viên và giúp đỡ của giảng viên là không thể thiếu được nhằm tạo động cơ thúc đẩy sinh viên và đôi khi làm tăng khả năng của họ.

  • những tài liệu kích động có thể gây ra sự lo lắng trong sinh viên cần được vô hiệu hoá hoặc loại bỏ.

  • các biện pháp giác quan được sử dụng và các phương pháp sửa chữa được nhấn mạnh.

  • có ít sự căng thẳng học tập, và việc đánh giá được thực hiện trong một bầu không khí thoải mái.

  • vận dụng khéo léo các tài liệu và các trò chơi để cho các hoạt động lớp học có được kết quả cao.

  • các đề án phân nhóm có một vị trí quan trọng và các sinh viên được pháp tự chọn các nhóm về học tập, nghiên cứu hoặc vui chơi.

  • các phương tiện nghe nhìn bổ trợ như phim ảnh, máy ghi âm và các thiết bị khác được sử dụng một cách tuỳ nghi.

  • sự cạnh tranh được giảm tới mức tối thiểu và mỗi sinh viên được phép đưa ra sự phán xét về công việc của riêng mình.

  • môi trường học tập phải có lợi và phù hợp với những hoàn cảnh đặc biệt của những người tàn tật.

  • loại bỏ những rào cản về mặt kiến trúc có thể gây cản trở cho việc đi lại của những sinh viên sử dụng xe lăn và các thiết bị trợ giúp người bất lợi khác.

  • tạo ra những lối vào tất cả các toà nhà có đường dốc thoai thoải để mọi người có thể vào được.

  • đảm bảo cho các sinh viên được huấn luyện sử dụng tất cả các thiết bị và các máy móc kĩ thuật giúp ích cho quá trình học tập.

  • giảng viên cần phải hiểu được những hoàn cảnh riêng của từng cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt.

  • giảng viên cần hành động với tư cách là chất xúc tác trong việc tăng cường hiểu biết sinh viên bị tàn tật.

  • cần có những điều chỉnh hợp lý trong phân công công việc hoặc các tiêu chuẩn trong những lớp học bình thường.

  • đảm bảo rằng các sinh viên có tất cả những phương tiện học tập trong những hoàn cảnh thích hợp.

  • giới thiệu cho sinh viên những môn học và những hoạt động học thuật đòi hỏi sự thích nghi và tăng cường như là kết quả trực tiếp của điều kiện tàn tật.

Chương trình giáo dục cá biệt hoá (I.E.P)

Mục đích ban đầu của Giáo dục các hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi các giảng viên phải tập trung vào những nhu cầu của từng cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Chương trình giáo dục cá biệt (IEP) là một khía cạnh quan trọng nhất của sự tập trung giải thích xem giảng viên lập kế hoạch làm những gì để đáp ứng được nhu cầu của sinh viên đặc biệt. Trong khi kế hoạch đó phải được cha mẹ hoặc người bảo hộ của sinh viên tán thành. Quá trình bao gồm sáu giai đoạn là:



  1. Tư vấn: Giảng viên hoặc phụ huynh chuyển sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt đến các nhà chuyên môn để có những điều chỉnh cần thiết.

  2. Đánh giá: Việc này nhằm xác định trình độ kiến thức hiện thời của sinh viên thông qua công cụ đánh giá chính thức (các trắc nghiệm tiêu chuẩn) và các thủ tục không chính thức (quan sát, bản liệt kê các mục cần kiểm tra,v.v).

  3. Lập kế hoạch giảng dạy: Vạch ra một chương trình phù hợp cho sinh viên. Việc lập kế hoạch đòi hỏi định rõ mục đích và mục tiêu của chương trình trong những giai đoạn nhất định (mục tiêu ngắn hạn và dài hạn). Trong đó bao gồm cả những phương pháp và phương tiện giảng dạy cụ thể. Phương pháp có thể bao gồm giảng dạy theo nhóm, lập mô hình, giao ước thực hiện, dịch vụ tư vấn, v.v.

  4. Sự sắp xếp: Cha mẹ và những người đỡ đầu có thể đề nghị một sự sắp xếp cho con cái họ theo ý muốn của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ có quyền phản đối sự sắp xếp mà giảng viên đã đưa ra.

  5. Giảng dạy: Việc giảng dạy bao gồm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục và thường đòi hỏi những phương pháp kỹ thuật giảng dạy có ghi rõ số giờ cần thiết mà giảng viên phải dành cho sinh viên.

  6. Thủ tục đánh giá: Điều này đòi hỏi sự đánh giá thường xuyên về sinh viên để xác định chừng mực tiến bộ và nhận biết được những nhu cầu giảng dạy mới hoặc bổ sung.

Quá trình này có thể được thực hiện trong khoảng thời gian định kỳ 4 hoặc 5 tháng. Thông qua chương trình giáo dục này, các mục tiêu của kế hoạch và phương pháp giảng dạy đều được kiểm tra lại.

Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương