HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 1.84 Mb.
trang43/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46

Bài tập


Một giảng viên chữa các bài kiểm tra của sinh viên. Ông ta cho điểm vào mỗi bài kiểm tra mà không ghi thêm một lời nhận xét nào về bài làm của sinh viên.

a) Vị giảng viên kia đã đánh giá bài làm của mỗi sinh viên? hay:

b) Vị giảng viên kia đã đo mức độ hoàn thành của mỗi sinh viên?

Theo quan điểm của Yoloye (1998), hiểu về quá trình đưa ra quyết định đánh giá là rất cần thiết đối với giáo dục đại học. Bất luận một người sử dụng định nghĩa về đánh giá như thế nào, song chắc chắn quá trình đánh giá phải có 3 yếu tố cấu thành sau đây:



  • Một thực thể được đánh giá có thể là một sản phẩm, một quá trình hoặc một sự hoàn thiện.

  • Phép đo về một thực thể hướng tới một kết quả bằng điểm số, bằng cấp độ hay các thể hiện về mặt lượng khác.

  • Đánh giá định lượng bằng cách gán vào đó một giá trị. Giá trị có thể cho ở các dạng khác nhau như đạt/trượt hoặc loại 1/loại 2/loại 3 đạt/trượt.

Bản chất của đánh giá


Sự đánh giá khác nhau về bản chất của nó, tuỳ theo nó đánh giá về mặt số lượng hay chất lượng. Trong lĩnh vực giáo dục, sự đánh giá thường mang bản chất định lượng. Việc cho điểm (bằng con số) và xếp loại theo thứ tự (A,B,C,D) được dùng để đo kết quả bằng điểm số của sinh viên. Phương pháp này được xếp vào loại đánh giá định lượng. Ví dụ, đánh giá hiệu quả bên trong về mặt định lượng của một năm học có thể dựa trên:

  • tỷ lệ giữa số người lấy được bằng tốt nghiệp và số người học đã đăng kí.

  • tỷ lệ giữa số sinh viên bị lưu ban và tổng số vào trường.

Sự đánh giá cũng có thể là về mặt chất lượng. Chẳng hạn, hiệu quả bên trong của một năm học có thể được đánh giá một cách định tính thông qua:

  • so sánh kỹ năng của sinh viên đạt được cuối năm học với kỹ năng của sinh viên ở đầu năm học.

  • so sánh những kỹ năng đạt được với những kỹ năng đề ra trong mục tiêu.

Phương pháp đánh giá


Tuỳ thuộc vào mục tiêu nhắm tới, đánh giá có thể được tiến hành dựa trên các phương pháp khác nhau. Phương pháp đánh giá có thể mang tính chất:

  • chẩn đoán

  • chuẩn hoá

  • dựa theo tiêu chí

Đánh giá mang tính chẩn đoán khi nó nhằm vào việc đánh giá những đặc điểm riêng của người học trong mối liên quan đến những yêu cầu của các môn học hoặc của chương trình. Bởi vậy, mục đích của đánh giá chẩn đoán là để xác định những tính chất khác nhau của vấn đề đã đặt ra và thông qua đánh giá những tính chất đó có thể xác định được những kết quả kỳ vọng.

Đánh giá chẩn đoán có thể được tiến hành ở đầu một khoá học mới hoặc một chương trình mới. Trong trường hợp đó, mục đích của nó là xác định xem người học có được những kỹ năng yêu cầu của đầu vào khoá học hay không. Đánh giá chẩn đoán cũng có thể thực hiện ở giữa hoặc cuối một khoá học riêng biệt.

Đánh giá được gọi là chuẩn hoá khi nó so sánh thành tích học tập của một sinh viên với thành tích của những sinh viên khác cùng cấp hoặc cùng lớp dùng làm nhóm tham chiếu. Việc lập danh sách sinh viên dựa trên thành tích liên quan đến sự đánh giá chuẩn hoá như vậy.

Đánh giá căn cứ theo tiêu chí khi việc này nhằm đánh giá trình độ học tập của một sinh viên dựa theo những tiêu chí kết quả được định nghĩa một cách tường minh hoặc không tường minh (implicitly) theo các mục đích. Nó không bao hàm việc so sánh mức độ hoàn thành(hoàn hảo) của một sinh viên này với mức độ hoàn thành của những sinh viên khác. Nó nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu và mục đích của môn học.


Các hình thức đánh giá


Mục tiêu chủ yếu của việc đánh giá, trong phạm vi giáo dục, là để chuẩn bị cơ sở cho việc đưa ra những quyết định về các hoạt động giáo dục. Các hoạt động được đánh giá có thể liên quan đến:

  • Những thành tích của sinh viên

  • Các môn học

  • Các giảng viên

  • Các tổ chức giáo dục

Bài tập:

Những người muốn vào học năm thứ nhất của các trường đại học phải trải qua một kỳ thi tuyển sinh. Các môn thi tuyển sinh được thiết kế dựa trên cơ sở nội dung các vấn đề cần thiết để có thể học tốt các môn học trong năm thứ nhất. Sau kỳ thi, những người ghi tên dự tuyển vào năm thứ nhất sẽ được lập danh sách xếp thứ tự dựa theo điểm thi. Chỉ có 20 thí sinh đầu tiên là được quyền vào học.

Các trường đại học áp dụng những phương pháp đánh giá nào để lựa chọn những người dự tuyển vào học năm thứ nhất?

Một giảng viên đã sắp xếp nội dung các môn học hàng năm của ông thành các module. Ông ta giao bài kiểm tra ở cuối mỗi module. Trong đầu vị giảng viên đó có mục tiêu kép:

1/ Để so sánh mức độ làm bài của tất cả các sinh viên và phân loại họ theo kết quả mỗi bài kiểm tra của họ;

2/ Để cung cấp cho mỗi sinh viên thông tin đầy đủ nhằm giúp họ cải thiện thành tích của mình.

Các bài kiểm tra mà vị giảng viên trên đã áp dụng vào cuối mỗi module thuộc loại hình đánh giá nào?

Bài 2: Công cụ và kỹ thuật đánh giá học tập

Học xong bài này, bạn có thể:



  • nhận biết các công cụ đánh giá khác nhau;

  • phân tích các dữ liệu thu thập được để đánh giá; và

  • giải thích rõ kết quả đánh giá.

Những công cụ đánh giá trong giáo dục đại học


Những công cụ chính được sử dụng để đánh giá sự học tập là:

  1. Các bài kiểm tra

  2. Các phiếu hỏi

  3. Sổ tay quan sát theo dõi

  4. Sách hướng dẫn phỏng vấn
Các bài trắc nghiệm với chức năng là công cụ để đánh giá

Công cụ chính của việc đánh giá trong các trường đại học là các bài trắc nghiệm. Bài trắc nghiệm có thể có nhiều loại khác nhau. Chúng có thể được phân loại dựa trên các tiêu thức sau đây:

Theo loại câu trắc nghiệm (item):

  • Chọn câu (đúng-sai, đa lựa chọn, đối chiếu)

  • Hoàn chỉnh câu

  • Trả lời ngắn

  • Tự luận.

Theo cách quan sát nào để cho điểm:

  • Trắc nghiệm khách quan

  • Trắc nghiệm chủ quan

Theo mức độ chuẩn hoá:

  • Các bài trắc nghiệm chuẩn

  • Các bài trắc nghiệm không theo tiêu chuẩn

Theo điều kiện tổ chức:

  • Các bài trắc nghiệm cá nhân

  • Các bài trắc nghiệm theo nhóm

Theo sự nhấn mạnh trả lời bằng ngôn ngữ nói:

  • Các bài kiểm tra miệng

  • Các bài trắc nghiệm mức độ hoàn thiện

Theo sự nhấn mạnh về thời gian:

  • Các bài trắc nghiệm thể lực

  • Các bài trắc nghiệm tốc độ

Theo kiểu tham chiếu điểm:

  • Trắc nghiệm tham chiếu chuẩn

  • Trắc nghiệm tham chiếu tiêu chí

Theo thuộc tính nào cần đo:

Các bài trắc nghiệm thành tích

  • Bộ dụng cụ khảo sát

  • Các bài trắc nghiệm môn học cụ thể

Các bài trắc nghiệm năng khiếu

  • Các bài trắc nghiệm năng khiếu tổng hợp

  • Các bài kiểm tra sự sẵn sàng

  • Các bài trắc nghiệm các năng khiếu đặc biệt

Các phép đo nhân cách và điều chỉnh

  • Các bài trắc nghiệm kết cấu

  • Các phiếu câu hỏi tự thuật

Các sở thích

  • Các mối quan tâm về nghề nghiệp

  • Các bản ghi tóm tắt những mối quan tâm khác

Các phiếu điều tra thái độ và các giá trị thực

Mô tả các bài trắc nghiệm


Các bài trắc nghiệm có thể được mô tả theo nhiều cách sau:

  • Các bài trắc nghiệm cá nhân và theo nhóm có sự khác nhau về số người được kiểm tra đồng thời, cũng như cách quản lý các bài trắc nghiệm đó. Các bài trắc nghiệm nhóm làm hạn chế tương tác lớn nhất giữa người thi và người chấm thi, các điều kiện trắc nghiệm cá nhân và các quan sát thực tế do chi phí và hiệu quả..

  • Các bài kiểm tra khác nhau về tính khách quan của chúng – trong đó, mỗi một người chấm trong kỳ thi sẽ đưa ra kết luận giống nhau hoàn toàn về những gì đã quan sát được. Việc cho điểm bài thi sẽ mang tính chủ quan nếu như điểm đánh giá giữa những giảng viên rất khác nhau đối với cùng một nhóm đối tượng.

  • Tiêu chuẩn hoá là phạm vi mà theo đó, các thủ tục giám sát một bài thi, các thiết bị và tài liệu, và nguyên tắc cho điểm được quy định trước. Do vậy, thủ tục thi hoàn toàn giống nhau sẽ được áp dụng ở mọi thời gian và địa điểm khác nhau. Quan điểm về tính tiêu chuẩn hóa không còn gì để bàn, bất luận các dữ liệu tham chiếu đến chuẩn có được cung cấp hay không. Đó là cách để nâng cao tính khách quan của trắc nghiệm và hiểu rõ bài làm của thí sinh.

  • Các bài trắc nghiệm vấn đáp tập trung vào những câu trả lời miệng của thí sinh, trong khi các bài trắc nghiệm mức độ hoàn thiện chú trọng đến các kỹ năng thực hành. Khả năng nói có thể là cần thiết để hiểu những định hướng về trắc nghiệm mức độ hoàn thiện.

  • Nếu một bài trắc nghiệm được thiết kế để đo tốc độ trả lời thì thông thường các câu không khó trong điều kiện bình thường. Nhiều bài trắc nghiệm liên quan đến việc đánh giá lượng kiến thức và sự hiểu biết của một cá nhân, không phụ thuộc vào tốc độ, và điều kiện kiểm tra không cần thiết ấn định thời gian. Những bài trắc nghiệm như thế được gọi là bài trắc nghiệm thể lực. Nhiều bài trắc nghiệm trong giáo dục liên quan chút ít đến tốc độ: thường thì bài thi này cả người thi và người chấm thi đều chưa biết.

  • Các bài trắc nghiệm tham chiếu chuẩn mô tả thí sinh thông qua việc xác định rõ vị trí của thí sinh trong một nhóm người nhất định. Các bài trắc nghiệm tham chiếu tiêu chí đo vốn kiến thức của mỗi thí sinh độc lập với thành viên trong nhóm.

  • Các câu hỏi trong một bài trắc nghiệm được gọi là các item, và một bài trắc nghiệm có thể được thể hiện dưới dạng bao gồm nhiều câu (item) khác nhau. Có sự lựa chọn các câu: đúng-sai, lựa chọn câu trả lời đúng trong số các câu trả lời đã cho và các bài tập ghép cặp phù hợp. Cũng có cả những bài như: hoàn chỉnh câu, trả lời ngắn, và tự luận. Không có loại tiết mục nào luôn luôn có ưu điểm rõ rệt trong mọi hoàn cảnh.

  • Các bài kiểm tra cũng có thể được thể hiện dưới dạng những thuộc tính được thiết kế nhằm mục đích quan sát. Những thuộc tính đó là những thành tích đạt được về mặt học thuật; năng lực học tập; đặc điểm cá nhân; sở thích, mối quan tâm; các quan điểm và các giá trị đạo đức.

Những nguyên tắc chung về cấu trúc bài kiểm tra


Lập kế hoạch kiểm tra

Để lập kế hoạch cho một bài kiểm tra, bạn cần chuẩn bị một bảng kế hoạch kiểm tra. Trong đó hàng đầu các cột của bảng là tên phân loại theo nguyên tắc Bloom, còn các hàng của bảng thể hiện các chủ đề chính của nội dung môn học cần kiểm tra. Nội dung trong các ô được tạo thành bởi sự phối hợp theo từng nội dung riêng của môn học và phân loại mục tiêu giảng dạy (xem phân loại Bloom. ND). Các ô đó thể hiện những mục tiêu giảng dạy cụ thể. Sau đó, các mục tiêu được phân loại, những câu trắc nghiệm sẽ được dùng để kiểm tra từng mục tiêu đều được ghi vào trong bảng. Như vậy, bảng kế hoạch kiểm tra dùng như một bản kế hoạch trong đó bảo đảm có bao hàm tất cả những mục tiêu quan trọng và những mục tiêu đó được nhấn mạnh một cách đúng mức trong bài kiểm tra.



Những gợi ý cho việc ra đề thi viết (tự luận)

  • Trước khi viết câu hỏi thi, cần xác định rõ kiến thức và kỹ năng (behaviour) nào mà của thí sinh cần phải thể hiện.

  • Hãy đặt ra những câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải thể hiện năng lực sử dụng sự hiểu biết cần thiết của mình để giải quyết những tình huống mới và lạ đối với thí sinh, chứ không phải chỉ đơn giản là nhắc lại những thông tin có trong sách vở và từ lớp học.

  • Hãy nêu ra những câu hỏi tương đối cụ thể và tập trung, yêu cầu các câu trả lời hết sức ngắn gọn.

  • Nếu một bài trắc nghiệm viết, cần đảm bảo các câu hỏi phải bao trùm các chủ đề tương ứng và hành vi phức tạp được nêu trong bảng kế hoạch kiểm tra. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, mức độ phức tạp của các câu hỏi phải giới hạn ở mức độ phù hợp với khả năng của sinh viên.

  • Yêu cầu tất cả các thí sinh trả lời những câu hỏi giống nhau; không ra những câu hỏi tuỳ chọn.

  • Hãy diễn đạt các câu hỏi sao cho mọi thí sinh đều hiểu được nhiệm vụ đúng như cách mà giảng viên dự định.

  • Hãy diễn đạt các câu hỏi sao cho mọi thí sinh đều bết được giới hạn của nhiệm vụ, mục đích của nó và có thể trả lời các câu hỏi đó trong thời gian ấn định.

  • Hãy diễn đạt các câu hỏi sao cho các giảng viên có thể đồng ý về tính đúng đắn của câu trả lời của thí sinh.

  • Hãy diễn đạt các câu hỏi nhằm tìm biết ý kiến của thí sinh về các vấn đề mang tính tranh luận, sao cho các câu hỏi đó buộc thí sinh đưa ra những bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình. Đồng thời đánh giá các câu trả lời của thí sinh dựa trên những bằng chứng đưa ra chứ không phải chỉ là ý kiến và quan điểm.

  • Hãy diễn đạt các câu hỏi sao cho thí sinh có thể lượng định được độ dài cần thiết của câu trả lời mong muốn và biết được trọng số điểm của mỗi câu hỏi đã cho.

Cách diễn đạt các câu hỏi dạng viết tiểu luận


Dưới đây là một vài gợi ý trong việc diễn đạt các câu hỏi dạng yêu cầu viết tiểu luận.

1. So sánh:

  • Hãy trình bày những sự giống nhau và khác nhau giữa …

  • Hãy so sánh hai phương pháp dưới đây về mặt …

2. Liên hệ nguyên nhân và kết quả:

  • Đâu là nguyên nhân chính của …?

  • Những hậu quả nào có thể xảy ra nhất của …?

3. Chứng minh:

  • Anh (chị) thích cái nào trong số các lựa chọn dưới đây và tại sao?

  • Hãy giải thích tại sao anh (chị) đồng ý hoặc không đồng ý với lời phát biểu dưới đây:

4. Tóm tắt:

  • Hãy nêu những điểm chính được bao hàm trong …

  • Hãy tóm tắt một cách ngắn gọn nội dung của …

5. Khái quát hóa:

  • Hãy phát biểu một cách có hệ thống một vài điểm khái quát có giá trị trên cơ sở các dữ liệu dưới đây.

  • Hãy nêu lên các nguyên tắc giúp cho việc giải thích các hiện tượng sau.

6. Phỏng đoán:

  • Qua những sự việc đã nêu, điều gì dễ có khả năng xảy ra nhất, khi nào …?

  • Anh (chị) có thể suy luận thế nào từ ý kiến phát biểu về …?

7. Phân loại:

  • Hãy chia nhóm các nội dung sau đây theo …

  • Các câu dưới đây có những điểm gì chung?

8. Sáng tạo:

  • Hãy liệt kê các cách suy nghĩ của anh (chị) đối với …

  • Hãy viết ra một danh sách những câu hỏi theo câu trả lời cho ở trên.

9. áp dụng:

  • Bằng việc áp dụng nguyên tắc về …, hãy trình bày cách thức anh (chị) sẽ giải quyết tình huống vấn đề dưới đây.

  • Hãy mô tả một hoàn cảnh minh hoạ cho nguyên tắc về …

10. Phân tích:

  • Anh (chị) hãy mô tả những sai sót về lập luận trong đoạn văn dưới đây.

  • Hãy liệt kê và miêu tả những đặc trưng chủ yếu của …

  • Hãy mô tả mối liên hệ giữa các phần của … dưới đây.

11. Tổng hợp:

  • Hãy mô tả một kế hoạch để chứng minh rằng …

  • Hãy viết một bản báo cáo có kết cấu chặt chẽ trình bày rõ …

  • Hãy viết rõ những chi tiết kĩ thuật đối với việc xây dựng một …

12. Đánh giá:

  • Hãy phê bình hoặc biện hộ cho mỗi ý kiến dưới đây.

  • Hãy miêu tả những điểm mạnh và những điểm yếu của … dưới đây.

  • Bằng việc sử dụng những chuẩn mực đã thiết lập ở lớp, hãy viết một bài đánh giá phê bình về …
Những gợi ý đối với việc cho điểm các câu trả lời trong thi viết

  1. Hãy soạn ra một số điều hướng dẫn việc cho điểm (ví dụ như một bản đáp án, một bài trả lời lý tưởng, hay những câu trả lời “mẫu”).

  2. Hãy chấm điểm tất cả các câu trả lời về một câu hỏi trước khi chuyển sang chấm câu tiếp theo.

  3. Định kỳ chấm lại các bài đã cho điểm trước rồi.

  4. Chấm điểm bài thi không quan tâm đến dấu hiệu nhận dạng của thí sinh (ví dụ như số báo danh hoặc tên).

  5. Viết nhận xét về những điểm mạnh và những điểm yếu của các câu trả lời.

  6. Trường hợp việc cho điểm có tính quyết định, cần có hai hoặc ba người đọc và chấm điểm các bài thi một cách độc lập.

Những gợi ý đối với việc soạn các câu của bài trả lời ngắn (loại bài điền chỗ trống/hoàn thành)

  1. Sử dụng càng nhiều câu hỏi càng tốt.

  2. Diễn đạt mỗi câu bằng từ ngữ thể hiện các nghĩa rõ ràng sao cho câu trả lời dự định chỉ có một, và sao cho câu trả lời là một từ đơn, một cụm từ ngắn hoặc một con số.

  3. Diễn đạt mỗi câu sao cho khoảng trống hoặc chỗ dành cho câu trả lời nằm ở phía cuối của câu.

  4. Cần tránh sao chép lại từng câu từng chữ những câu trình bày trong sách hoặc trong các tài liệu ở lớp.

  5. Hãy bỏ đi những từ quan trọng chứ không phải là những từ ít quan trọng.

  6. Cần tránh những câu đa nghĩa; chỉ nên sử dụng một hoặc hai chỗ trống cần điền cho mỗi câu.

  7. Nên để các khoảng trống có độ dài như nhau và sắp xếp các câu sao cho có thể viết các câu trả lời vào một cột ở phía phải hoặc trái của các câu đã cho.

  8. Cần nêu rõ độ chính xác, các đơn vị bằng số, hoặc độ của các đại lượng mong muốn trong câu trả lời.

  9. Cần diễn đạt các câu để tránh lộ những đầu mối hoặc những từ xác định cụ thể.

Những gợi ý đối với việc soạn các câu thuộc loại bài Đúng-Sai

    1. Cần đảm bảo chắc chắn rằng câu hỏi chỉ có một phương án trả lời hoặc đúng hoặc sai.

    2. Cần tránh lộ đầu mối để thí sinh “mò” ra câu trả lời.

    3. Hãy kiểm tra những ý quan trọng, kiến thức và hiểu biết (chứ không phải những kiến thức vặt vãnh hoặc chung chung)

    4. Cần để độ dài của từ trong câu đúng tương đương bằng độ dài của từ trong câu sai.

    5. Nên tránh sao chép trực tiếp các câu từ trong giáo trình và các tài liệu văn bản khác.

    6. Nên tránh đưa ra câu theo kiểu lặp đi lặp lại hoặc được biết quá dễ.

Những gợi ý đối với việc cấu trúc loại bài thi ghép cặp tương ứng

  1. Trong một bài ghép cặp cần tạo ra sự thống nhất giữa tiền đề (hoặc câu hỏi) và sự đáp lại (hoặc câu trả lời).

  2. Hãy viết những hướng dẫn có thể giải thích đầy đủ phương án ghép cặp đúng.

  3. Cần kiểm tra lại xem tất cả các câu trả lời sao cho cứ như là những lựa chọn có thể đối với mỗi tiền đề hay không.

  4. Trong cùng một bài thi, cố gắng để các tình huống tiền đề và các tình huống đáp lại ở tương đối gần nhau.

  5. Nên tránh tạo ra “sự phù hợp hoàn hảo”, trong đó mỗi câu trả lời chỉ hợp với một tiền đề.

  6. Hãy đặt các cụm từ (hoặc các câu) dài hơn vào danh sách các tiền đề còn các cụm từ, các từ hoặc các ký hiệu ngắn hơn vào danh sách các câu trả lời.

  7. Nếu có thể được, hãy sắp xếp các câu trả lời theo một thứ tự logic và có nghĩa.

  8. Nên dùng các con số để xác định các tiền đề còn các chữ cái để xác định các câu trả lời.

  9. Nên tránh sử dụng các câu không hoàn chỉnh để làm các tiền đề.

  10. Cố gắng để các tiền đề và các câu trả lời thuộc một bài trong cùng một trang giấy.



Những gợi ý đối với việc cấu trúc các câu thuộc loại bài lựa chọn câu trả lời đúng trong số những câu trả lời đã cho (với sự nhấn mạnh vào cách thức viết các câu trắc nghiệm)


Nên làm

Nên tránh

Nếu có thể, bạn hãy biên soạn một câu hỏi hướng dẫn.

Nên tránh dùng những từ xa lạ, không cần thiết, tối nghĩa và các câu hoa mỹ.

Nếu sử dụng một câu chưa hoàn chỉnh thì nhất thiết nó phải bao hàm một câu hỏi trực tiếp.

Những sự lựa chọn nên để ở cuối câu (không nên để ở giữa câu).



Nên tránh (hoặc sử dụng hạn chế) các câu phủ định.

Kiểm tra cách diễn đạt sao cho cấu trúc từ và câu ở mức độ tương đối thấp và không dùng những từ chuyên môn sâu.

Tránh lối diễn đạt câu để cho ý kiến cá nhân của thí sinh là một sự lựa chọn.

Trong các câu trắc nghiệm các định nghĩa hãy để từ trong câu và dùng các định nghĩa hoặc mô tả là những lựa chọn.

Tránh lối diễn đạt sách vở và lối nói “tầm chương trích cú” hoặc rập khuôn.




Tránh để lộ đầu mối và sự liên hệ (ví dụ,có câu trả lời đúng trở thành đầu mối hoặc liên quan đến một câu trả lời đúng ở câu trước.



Những gợi ý giúp nâng cao chất lượng của các câu đa lựa chọn

Nên làm, nên tránh


  1. Nói chung nên cố gắng tạo ra 3 đến 5 lựa chọn. Nên tránh những lựa chọn chồng chéo.

  2. Tất cả những lựa chọn phải đồng nhất và gần giống nhau đối với tập hợp của các câu đúng-sai.

  3. Nên để các từ và các cụm từ được lặp đi lặp lại ở trong câu hỏi. Tránh sử dụng các lựa chọn “không cho trước”, hoặc “không lựa chọn nào trong số các lựa chọn ở trên” trong loại bài lựa chọn câu trả lời đúng nhất (chỉ áp dụng với loại chọn câu trả lời đúng).

  4. Nên sử dụng dấu chấm câu thích hợp và chính xác trong quan hệ với câu. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những câu trên”.

  5. Nên sắp xếp các lựa chọn theo kiểu liệt kê, tránh bố trí song song. Tránh để lộ “đầu mối”.

  6. Bố trí các câu lựa chọn phải theo logic, tránh sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật, các từ hoặc các tên chưa biết và các thuật ngữ hoặc các tên “vớ vẩn”.

  7. Các câu gây nhiễu (đánh lạc hướng) phải viết đúng ngữ pháp, tránh làm khó việc “khoanh vùng” đối với câu trắc nghiệm




Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương