Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang76/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   72   73   74   75   76   77   78   79   ...   99
[Đại] Việt sử lược là một bộ sử khuyết danh, không rõ thời gian được viết. Những sự kiện lịch sử trong quyển sách này khác với những sự kiện trong những bộ sử khác. Việc xác định thời gian sáng tạo ra bộ sử này sẽ cho phép giải quyết những vấn đề như sau: văn bản bộ sử này có phải là bản tóm tắt của các sử liệu khác không, các sự kiện lịch sử trong sách này có thật không, vị trí của nó đứng trong hàng các bộ sử trung nguyên khác, mục đích viết, khuynh hướng tôn giáo…

[Đại] Việt sử lược ở Đại Việt đã thất truyền. Người Trung Hoa đã đưa ra nó sang Trung Quốc trong thời gian thống trị Đại Việt hoặc sớm hơn - ngay sau năm 1377 (A.V. Nikitin, một học giả Nga đã viết bài về sự lưu thông của nó ở Trung Quốc216. Đến đời Càn Long (Cao Tông) nhà Thanh (1736 - 1795), bộ sử này mới được đưa vào bộ sưu tập quyển sách của hoàng đế này Tứ khố toàn thư. Theo lời tựa của Tiền Hi Tộ, người hiệu đính và in (khắc mộc bản) năm 1844 bộ sử này, “Sách này nguyên đề là Đại Việt sử lược, tức là lấy quốc hiệu làm tên sách”217. Người Hoa đã bỏ đi chữ “đại” 大 cũng như đã đổi chữ “đế” 帝 ra chữ “vương” 王 đối với các hoàng đế Đại Việt.

Một đặc điểm quan trọng của bộ sử này là nó không có chú thích - hiện tượng hiếm có trong sử liệu Việt Nam. Đặc điểm thứ hai là không có bài tựa và lời bàn của tác giả. Đặc điểm thứ ba là không có đối chiếu những sự kiện từng thời, riêng chỉ có những chỉ dẫn hành động của các hoàng đế Trung Quốc cổ.

Người đầu tiên viết về vấn đề bản quyền và thời gian viết bộ sử này là Tiền Hi Tộ. Ông đoán rằng sách này đã được viết vào đời Trần bởi vì trong nội dung cuốn sách, người ta đề cập đến việc đổi họ Lý ra họ Nguyễn. Ngoài ra Tiền Hi Tộ trích An Nam chí lược của Lê Trắc: “Trần Phổ làm sách Việt chí, Lê Hưu sửa sách Việt chí218 Vậy sách này hoặc do tự tay hai ông Phổ, Hưu, chưa có thể biết được”219. Cuối bộ sử có phụ lục một niên hiệu của những hoàng đế triều Trần. Đó là năm cuối cùng của niên hiệu này tức năm 1377. Tiền Hi Tộ không chú ý đến niên hiệu này như tiêu chuẩn thời gian viết [Đại] Việt sử lược nhưng chính phụ lục này đã có ảnh hưởng quyết định đến các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài220. Các người ấy cho rằng bộ sử này đã được viết vào cuối đời Trần, sau năm 1377.

Nếu [Đại] Việt sử lược được viết sau năm 1377, thì có thể cho rằng Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, đã được viết vào năm 1272, là một tác phẩm sớm hơn. Trên cơ sở đó, Trần Quốc Vượng kết luận như sau: “Việt sử lược là do một tác giả cuối đời Trần đã lược lại Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, nên mới đặt nhan đề là Đại Việt sử lược”221. Những chứng cứ của Trần Quốc Vượng nói chung như sau: 1) Cả hai bộ sử này đều mô tả một giai đoạn lịch sử; 2) [Đại] Việt sử lược lược lại khá nhiều Đại Việt sử ký; 3) Cả hai bộ sử chép nhiều chỗ rất giống nhau.

Để chứng minh rằng [Đại] Việt sử lược xuất hiện sớm hơn Đại Việt sử ký, ta sẽ xem xét các dẫn chứng sau.

1. Hai bộ sử mô tả hai giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong lời tựa của Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sỹ Liên viết: “Đến đời Trần Thái Tông mới sai học sỹ Lê Văn Hưu soạn lại từ Triệu Vũ Đế trở xuống đến năm đầu Lý Chiêu Hoàng”222. [Đại] Việt sử lược chép sự kiện lịch sử đến hết năm 1225. Theo Ngô Sỹ Liên, Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái của mình tháng mười năm Giáp Thân, tức là năm 1224223. Ông ấy viết thẳng: “[Lý Chiêu Hoàng] ở ngôi 2 năm [tức là 1224 - 1225] rồi nhường ngôi cho họ Trần.”224. Còn [Đại] Việt sử lược chép rằng Huệ Tông nhường ngôi tháng 6 năm Ất Dậu [1225]. Tức là nữ hoàng đế ở ngôi chỉ sáu tháng thôi nhưng theo Ngô Sỹ Liên thì hơn một năm. Ngoài ra [Đại] Việt sử lược khác với Ngô Sỹ Liên là không tách sự cai trị của Lý Chiêu Hoàng thành một chương riêng. Sự khác nhau này rất quan trọng vì nó chứng minh rất rõ về việc nhà Trần tiếm quyền của nhà Lý. Một điều đáng lưu ý là nếu [Đại] Việt sử lược có 8 chương về 8 hoàng đế, thì Đại Việt sử ký toàn thư lại có 9 chương về 9 hoàng đế.

Còn về chỗ khởi đầu giai đoạn chép sử trong hai bộ sử thì nó cũng hơi khác nhau. Trong Đại việt sử ký, Lê Văn Hưu bắt đầu từ Triệu Vũ Đế nhưng [Đại] Việt sử lược bắt đầu từ “những sự kiện trong nước buổi đầu”, sau đó chép về Triệu Vũ Đế và không viết tỷ mỷ về triều Hùng Vương. Đó là đặc trưng của các sử liệu Việt Nam thế kỷ XIII - XIV. Chỉ vào nửa sau thế kỷ XIV, nhà sử học và nhà thơ Hồ Tông Thốc trong tác phẩm Việt Nam thế chí, hiện nay không còn, lần đầu tiên viết gia phả triều đình Hùng Vương (2879 - 258 tr.CN). [Đại] Việt sử lược là một sử liệu duy nhất cho rằng buổi đầu thời đại Hùng Vương là thế kỷ VII tr.CN. Điều đó chắc là đúng hơn bởi vì thế kỷ VII vào thời đại văn hoá Đông Sơn.

2. Về khối lượng của [Đại] Việt sử lược thì sách này gồm 3 quyển song khối lượng của các quyển trong các bộ sử không bằng nhau. Thí dụ An Nam chí lược của Lê Trắc gồm 20 quyển nhưng về số chữ nó lớn hơn gấp một lần rưỡi [Đại] Việt sử lược thôi. Bên cạnh đó, giữa các quyển của một bộ sử không bằng nhau. Vì thế, cho nên 30 quyển của Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không cho phép khẳng định rằng khối lượng của nó rất lớn. Thông tin về khối lượng tác phẩm của Lê Văn Hưu chúng ta có thể đọc trong bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên - là người đầu tiên viết rằng nó “gồm 30 quyển”225. Không ai có thể kiểm tra lại thông tin này bởi vì ngay sau khi Ngô Sỹ Liên sử dụng sách này trong bộ sử của mình thì nó đã bị mất và thất truyền. Nhà sử học Nhật Bản Yamamoto Tatsuro nêu lên nghi vấn về con số 30 quyển của Đại Việt sử ký226. GS Phan Huy Lê không đồng ý với ông ấy vì: “các thư tịch cổ của ta đều chép bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu gồm 30 quyển [trích theo Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sỹ], Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn và Văn tịch chí của Phan Huy Chú cũng chép thống nhất: “Đại Việt sử ký: 30 quyển. Ý kiến Yamamoto Tatsuro chỉ là một nghi vấn tham khảo, không thể phủ nhận được những ghi chép thống nhất trong thư tịch Việt Nam.”227. Tuy nhiên, tất cả các thư tịch cổ Việt Nam mà GS Phan Huy Lê coi như minh chứng đáng tin cậy đã được viết sau Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên (thế kỷ XV). Ngô Thì Sỹ (thế kỷ XVIII), Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII), Phan Huy Chú (thế kỷ XIX), vì thế, lại càng không thể có văn bản của Lê Văn Hưu và do đó buộc phải tin vào những ghi chép của Ngô Sỹ Liên. Hoàn toàn chưa tìm thấy một sử liệu nào viết trước ông cho rằng Đại Việt sử ký gồm 30 quyển.

Có thể nói vài lời về một đặc tính của hoạt động khoa học Ngô Sỹ Liên, tức là việc thất truyền các sử liệu được ông sử dụng khi viết quyển sách của mình. Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên không bị người nhà Minh đưa sang Trung Quốc. Nó lưu lại tại Việt Nam đến đời Ngô Sỹ Liên và đã bị thất truyền ngay sau khi ông sử dụng hai tác phẩm này. Trong những năm đầu đời Lê Thánh Tông (1460 - 1469), Quốc sử viện triều Lê đã biên soạn xong một bộ sử, chứa ở Đông Các. Ngô Sỹ Liên có tham gia công trình biên soạn này, nhưng nửa chừng phải về chịu tang gia đình. Không rõ ai chủ trì bộ sử này và vì sao không được vua Lê công nhận như một bộ quốc sử và cho ban hành. Cho đến nay, bộ sử đó không để lại một dấu vết nào trong kho tàng thư tịch Việt Nam228. Đến năm 1479, Ngô Sỹ Liên biên soạn xong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Chúng ta có thể đoán rằng Ngô Sỹ Liên đã sử dụng và tiêu huỷ các bộ sử đã được viết trước Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ sử của Ngô Sỹ Liên trở thành bộ sử duy nhất và đáng tin cậy nhất về lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XV cho những thế hệ mai sau. [Đại] Việt sử lượcAn Nam chí lược của Lê Trắc không bị rơi vào tay của Ngô Sỹ Liên vì thế cho nên nó được lưu truyền đến ngày nay. Ở Việt Nam, người ta mới có thể bắt đầu đọc [Đại] Việt sử lược chỉ vào thế kỷ XIX còn Lê Trắc ở Việt Nam được coi là kẻ phản quốc. Vì thế cho nên tất cả các bộ sử đã được viết sau Ngô Sỹ Liên chỉ dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư thôi.

Bản thân chữ 略 “lược” (lược, chủ yếu) trong tên sách không có ý nó lược lại sử liệu khác. Thí dụ An Nam chí lược không lược lại sách sử nào đó khác. Chỉ quyển I của [Đại] Việt sử lược có thể coi là lược lại sử liệu Trung Quốc. Tiền Hi Tộ viết rằng “sách này từ đời Đường trở về trước, đại để là chép theo văn sử [tức là bộ sử Trung Hoa]”229. Đáng chú ý rằng 3 quyển Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên chép về triều đình Lý về số chữ chỉ gấp hơn một lần rưỡi quyển II và III của [Đại] Việt sử lược. Và bộ sử của Ngô Sỹ Liên không ai cho là một tác phẩm tóm tắt. Khối lượng ghi chép các sự kiện thời Lý Cao Tông (1175 - 1210, Lý Huệ Tông (1210 - 1225) và Lý Chiêu Hoàng (1225) của [Đại] Việt sử lược nhiều hơn gấp hai lần Đại Việt sử ký toàn thư. Nhiều ghi chép của bộ sử này không có trong tác phẩm của Ngô Sỹ Liên. Tác giả cuối thế kỷ XIV có thể biết rất sâu về những sự kiện những năm 1210 - 1225 và “lược lại” tác phẩm của Lê Văn Hưu như thế nào? Có thể đoán rằng tác giả quyển III là người chứng kiến những sự kiện đó.

Cũng cần lưu ý rằng không có lời bàn của Lê Văn Hưu trong các chương về ba hoàng đế cuối cùng của nhà Lý trong Đại Việt sử ký toàn thư. Những lời bàn cuối cùng của Lê Văn Hưu chỉ tồn tại trong chương về Lý Anh Tông (1138 - 1175). Ngô Sỹ Liên cũng không trích Lê Văn Hưu trong chương về Hùng Vương, và người ta biết rằng Đại Việt sử ký toàn thư bắt đầu từ nhà Triệu. Như thế, có thể đoán rằng tư liệu về Cao Tông và Huệ Tông không phải nhiều lắm còn về Lý Chiêu Hoàng không có gì.

Như vậy, ta có thể thấy xu hướng suy giảm khối lượng tư liệu trong Đại Việt sử ký đến cuối thời nhà Lý còn trong [Đại] Việt sử lược nó tăng lên. Điều đó cũng chứng minh rằng bộ sử này có sớm hơn tác phẩm của Lê Văn Hưu và tất nhiên không thể lược lại Đại Việt sử ký.

3. Về những khác biệt trong hai bộ sử, như tôi đã nói trên, [Đại] Việt sử lược có tư liệu về Cao Tông, Huệ Tông và Chiêu Hoàng nhiều hơn các sử liệu khác.

Trong những sử liệu Việt Nam viết về thời Lý có tiên tri của nhà sư Vạn Hạnh - người phụ tá của Lý Thái Tổ. [Đại] Việt sử lược cho biết: “Trong hương vua ở có cây gạo bị sét đánh, để dấu vết thành chữ như sau:





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   72   73   74   75   76   77   78   79   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương