Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang77/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   73   74   75   76   77   78   79   80   ...   99
Rễ cây thăm thẳm,

Vỏ cây xanh xanh,

Cây hoà đao rụng,

Mười tám hạt thành,

Phương Đông hiện nhật,

Non Đoài ẩn tinh,

Khoảng sáu bảy năm,

Thiên hạ Thái bình.

Sư Vạn Hạnh bèn nói với vua rằng: “Gần đây, tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng nhà Lê tất phải mất mà nhà Lý tất phải lên.”230. Tiên tri này đã được thiên về phục vụ cho lợi ích của nhà Lý để chứng minh triều đình này lấy chính quyền theo mệnh Trời.

Trong Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên cũng có lời tiên tri của sư Vạn Hạnh. Nhà tiên tri này cho rằng triều đình Lý sẽ có 8 hoàng đế và tên của hoàng đế cuối cùng là Sảm231. Thực ra, nếu không tính Lý Chiêu Hoàng ở ngôi 6 tháng thôi và không có chính quyền thì nhà Lý có 8 hoàng đế - đúng như [Đại] Việt sử lược viết. Phương án lời tiên tri này đã được phán ra vì lợi ích của triều đình Trần để biện bạch cho việc tiếm quyền năm 1225. Lý Tế Xuyên đã viết tác phẩm của mình vào năm 1329. Thế thì tiên tri bổ sung này đã được phán ra trước năm này. Nếu như [Đại] Việt sử lược đã được viết vào cuối thế kỷ XIV thì phương án lời tiên tri này phải có mặt trong bộ sử này. Văn bản của Đại Việt sử ký toàn thư cũng có tiên tri nhưng đã được mở rộng thêm. Vạn Hạnh (thế kỷ XI) đã dự báo không chỉ nhà Trần ra đời mà còn sự xâm lược nhà Minh và việc giải phóng nhà nước do triều đình Lê232. Ta có thể thấy rằng sử liệu càng xưa thì tiên tri càng ngắn hơn. Mỗi một thời đại có phương án tiên tri riêng và do đó với sự giúp đỡ tiên tri này có thể định thời gian xuất hiện sử liệu. [Đại] Việt sử lược có phương án tiên tri đơn giản và ngắn nhất thì có thể khẳng định rằng bộ sử ấy đã được viết trước năm 1329.

Sự phân tích văn bản [Đại] Việt sử lược chứng minh về tính chất không đồng nhất của nó. Nếu so sánh quyển II và quyển III của bộ sử này thì có thể thấy rõ điều đó.

Quyển II chép những sự kiện lịch sử từ đầu nhà Lý đến năm 1127 năm Hoàng đế Lý Nhân Tông đã qua đời. Quyển này có bốn chương, mỗi một chương dành cho một trong những hoàng đế. Trong các chương, các sự kiện lịch sử được ghi chép theo từng năm. Ta có thể tính số chữ của một năm trung bình một chương. Một năm của chương về Lý Thái Tổ (1010 - 1028) có 78 chữ; chương về Lý Thái Tông (1028 - 1054) có 90 chữ; chương về Lý Thánh Tông (1054 - 1072) - 121 chữ; chương về Lý Nhân Tông - 170 chữ (số chữ chung trong chương này là lớn nhất trong quyển II bởi vì Nhân Tông cai trị suốt 55 năm). Khối lượng thông tin của các chương quyển II càng tăng lên từ đầu đến cuối quyển này.

Đến đầu quyển III khối lượng thông tin giảm xuống mạnh mẽ, và ta có thể xem sự tăng lên cũng khá mạnh từ đầu đến cuối quyển III. Một năm trong chương thứ nhất của quyển III về Lý Thần Tông (1127 - 1137) có 57 chữ; chương thứ hai về Lý Anh Tông (1137 - 1175) có 70 chữ; chương thứ ba về Lý Cao Tông (1175 - 1210) có 162 chữ; còn chương thứ tư về Lý Huệ Tông (1210 - 1224) và Lý Chiêu Hoàng (1225) có 403 chữ. Như vậy, có thể đi đến kết luận rằng quyển II và quyển III xét về mặt cơ cấu là hai tác phẩm khác nhau.

Về nội dung hai quyển cũng khác nhau. Trong quyển Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X - XIV, tác giả của bản báo cáo này đã phân tích sự khủng hoảng chính trị khoảng năm 1127 ở Đại Việt và rút ra kết luận về sự chuyển giao bí mật các triều đại ở Đại Việt vào năm này233. Những sử liệu Trung Quốc cũng đã viết về khủng hoảng này. An phu kinh lược sứ của Quảng Nam Tây lộ Phạm Thành Đại 范 成 大 (1126 - 1193)trong tác phẩm Quế hải ngu hành chí 桂 海 虞 衡 志 đã viết rằng thân thích của hoàng hậu [vợ Lý Nhân Tông] Lê Mậu 黎牟 trở thành con nuôi nhà Lý đã giết con trai [của Nhân Tông] và chiếm ngôi, chiếm họ nhà Lý. Tống Thiệu Hưng năm thứ 9 [1139] người nước ấy [Đại Việt] vẫn còn gọi họ Lý là họ cầm quyền234. Giả thuyết của tôi về sự chuyển giao bí mật các triều đại năm 1127 đã được sự ủng hộ của Giáo sư Đại học Moskva Đ.V. Đeopik235. Các sự kiện lịch sử trước và sau năm 1127 có trong [Đại] Việt sử lược cũng chứng minh rõ về sự chuyển giao bí mật này. Do đó, năm 1127 đã trở thành ranh giới giữa hai quyển chẳng phải là ngẫu nhiên.

Tác giả quyển II đã viết lịch sử của triều đình Hậu Lý Sơ (1010 - 1127) còn tác giả quyển III đã viết lịch sử triều đình Hậu Lý Mạt (1127 - 1225). Nội dung chủ yếu của [Đại] Việt sử lược là lịch sử hai triều đình. Sau đó hai bộ sử của hai triều đình đã được hợp nhất vào một bộ sử. Quyển I của [Đại] Việt sử lược phần lớn có tính chất sưu tập. Tiền Hi Tộ đã viết rằng bộ sử này từ đời Đường trở về trước, đại để là chép theo văn sử [Trung Quốc], chỉ từ Đinh Bộ Lĩnh trở xuống mới là lẽ người nước ấy236. Quyển I chép về lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến năm 1010 có thể gọi là “Ngoại kỷ”. Quyển II và quyển III có thể gọi là “Bản kỷ”. Tức là Bản kỷ [Đại] Việt sử lược bắt đầu từ nhà Hậu Lý Sơ. Một việc đáng lưu ý là Ngô Sỹ Liên bắt đầu Bản kỷ của [Đại] Việt sử ký toàn thư từ nhà Ngô (938 - 965). Còn các tác giả sau của bộ sử này sửa đổi từ nhà Đinh. Các sử liệu đã được viết sau cũng bắt đầu Bản kỷ từ nhà Đinh.

Hiện nay tôi muốn đề cập đến vấn đề sắc thái tôn giáo của [Đại] Việt sử lược bởi nó liên quan trực tiếp với vấn đề tác giả của bộ sử này.

Nếu như ta sẽ xem xét quyển II của [Đại] Việt sử lược chép những công việc chính trong chính sách tôn giáo tư tưởng trong các chương về các hoàng đế Hậu Lý Sơ thì ta sẽ thấy rõ rằng tác giả quyển II cho thấy rằng các hoàng đế ấy đều là những môn đồ nhiệt thành của Phật giáo.

Lý Thái Tổ (1010 - 1028) - vị hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lý Sơ khi lên nắm chính quyền đã được sư Vạn Hạnh, thầy học của hoàng đế, ngụ tại chùa Lục Tổ tiên đoán. Chịu ảnh hưởng của nền giáo dục như vậy, hoàng đế đã trở thành tín đồ kiên định của đạo Phật và đã tiến hành chính sách truyền bá tôn giáo này trong nước. Ông cho xây dựng các chùa, “độ hơn 1.000 người ở kinh sư làm tăng đạo”237. Hoàng đế cũng đã tập hợp các giáo lý của đạo Phật và cử người sang Trung Hoa để lấy kinh Tam Tạng. Trong các biên niên sử đều ghi lại nhiều điểm kỳ lạ đã diễn ra thời ông trị vì. Về sư Vạn Hạnh, có thuyết nói rằng ông ta không chết mà là hoá than. Điều đó phù hợp với giáo lý đạo Phật về sự biến đổi, về cái gọi là nghiệp (Karma)238. Trong các văn bản, không hề thấy nhắc trực tiếp gì về Khổng Tử và Nho giáo. Tước hiệu dài dòng và bay bướm do các quan tôn xưng cho hoàng đế vào lễ đăng quang có chứa đựng một số yếu tố đặc trưng Nho giáo. Trên thực tế, những tước hiệu này về sau tất cả các hoàng đế nhà Hậu Lý đều có và bản thân các tước hiệu đó hoàn toàn đối lập với các chuẩn mực và khái niệm Nho giáo. Các nhà sử học Lê Văn Hưu và Ngô Sỹ Liên trong các lời bình của bộ Đại Việt sử ký toàn thư cũng đã phê phán hệ thống tước hiệu của các hoàng đế cả hai nhà Lý239 trong việc sử dụng thái quá những yếu tố riêng biệt của nó. Hai ông giải thích những sai lầm tương tự là do hoàng đế và các quan không hiểu những quy định của Nho giáo và coi những tước hiệu này đơn giản chỉ là sự phô trương. Biện minh cho sự phê phán của mình, Ngô Sỹ Liên đã dẫn một đoạn trong Kinh thư nói rằng 10 chữ trong tôn hiệu của hoàng đế cũng đã là quá nhiều. Tước hiệu của quý tộc Việt Nam và tên gọi các chức quan về hình thức thì giống của Trung Quốc nhưng lại có nội dung khác, do đó người Trung Quốc không thể hiểu được. Chính các sứ giả Trung Quốc sang thăm Việt Nam cũng đã nhận xét như vậy.

Lý Thái Tông (1028 - 1054), người đã ấn định từ trước240 nối nghiệp vị tiền bối của mình và tiếp tục bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo. Tác giả quyển II trong chương về hoàng đế này nói đến việc tìm thấy các linh tích của Phật giáo, các tượng Phật cổ, qua đó nhấn mạnh sự lâu đời của Phật giáo ở Việt Nam. Trong quyển II, lần đầu tiên và lần duy nhất nhắc đến Nho giáo trong một trường hợp như sau: ở chùa xảy ra một điều dị thường không những không hề liên quan đến Nho giáo, mà như mọi điềm kỳ lạ khác, còn là xa lạ với tinh thần đạo Khổng, vậy mà hoàng đế sai nho thần làm một bài phú để ghi lại việc ấy241. Như vậy, điều quái lạ trong đền thờ Phật được đặt lên hàng đầu còn vị nho thần chỉ được nhắc đến thoáng qua, ý nghĩa sự có mặt của ông ta bị hạ thấp và ngay cả bản thân sự giao việc cũng sẽ bị phản đối nếu đó là một tín đồ Nho giáo thực thụ. Điều đó cho thấy dường như có sự trọng Phật bài Nho. Bên cạnh đó, Thái Tông cũng đã tổ chức các buổi lễ cầu tự ở các đền chùa Phật giáo.

Lý Thánh Tông (1054 - 1072) được gán ghép những yếu tố thần linh xung quanh việc ra đời của ông. Trong các sử liệu chép truyền thuyết mang đậm tinh thần Phật giáo về việc thụ thai trinh bạch kỳ lạ của mẹ ông (bà mộng thấy mặt trăng vào bụng), rồi có mang, sinh ra ông242. Trên khắp đất nước, chùa tháp được tiếp tục xây dựng, trong số đó lần đầu tiên một bảo tháp gồm 30 tầng đã được xây dựng (năm 1057). Theo lệnh của hoàng đế, một chùa được lập ở Ba Sơn để làm lễ cầu tự243. Trong cung hoàng đế có đặt các tượng La Hán, Bàlamôn, Thích-ca Mâu-ni244. Thông tin nhắc tới việc dựng tượng Bàlamôn trong các biên niên sử chứng tỏ có sự truyền bá nhất định Ấn Độ giáo ở Đại Việt. Sự truyền bá này diễn ra dưới ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng theo Ấn giáo trên bán đảo Đông Dương. Trong cung đình, âm nhạc của người Chăm được ham chuộng, đích thân hoàng đế phiên dịch các nhạc khúc này. Cần lưu ý đây là loại âm nhạc hoàn toàn không phù hợp với lễ phục phong kiến Nho giáo Trung Hoa. Sự sùng bái Phật giáo của hoàng đế còn được phản ánh trong sử liệu với việc đích thân ông ngự viết một chữ “Phật” lớn (dài một trượng sáu thước).

Trong chương về Lý Nhân Tông (1072 - 1127), ta có thể thấy rằng Phật giáo đặc biệt được sùng bái. Như sau khi Nhân Tông lên ngôi đã có cuộc đón rước long trọng tượng Phật ở chùa Pháp Vân về kinh sư để cầu cúng. Nhân Tông cũng như các tiên đế, đã sai sứ sang Trung Quốc xin kinh Phật (như kinh Đại Tạng). Việc thường xuyên xin kinh Phật đem về nước cũng chứng tỏ rằng, kinh Phật còn được sử dụng ngay cả trong việc đào tạo tầng lớp sư sãi và quan lại tương lai. Đối với việc tuyển lựa quan lại trong số những người có học thì có một thông tin lý thú vào năm 1072 như sau: “Xuống chiếu chọn các sư có thơ đem dâng và các người biết văn tự trong tăng quan cho thuộc vào ngạch thư gia, để bổ vào các chức khuyết ấy”245.

Ngược lại, Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư lần đầu tiên viết về sự phát triển Nho giáo ở Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ XI. Chẳng hạn Ngô Sỹ Liên cho biết vào năm 1070, “làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây”246. Vào năm 1075, “xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học”247. Năm 1076, “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”. Năm 1077, “thi lại viên bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật”248. Năm 1086, “thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm học sỹ”249.

Bộ biên niên sử nổi tiếng này có uy tín đến nỗi không ai suy nghĩ xem tại sao nguồn sử liệu này đầu tiên và duy nhất cho đến lúc đó viết về sự phát triển Nho giáo ở Đại Việt nửa sau thế kỷ XI. Cũng như trong trường hợp với 30 quyển của Đại Việt sử ký có người nói còn có “rất nhiều sử liệu” khác chứng minh về thiết chế Nho giáo ở Đại Việt vào nửa cuối thế kỷ XI. Tuy nhiên, tất cả các thư tịch cổ nói đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được viết sau và theo tác phẩm của Ngô Sỹ Liên. Việc dựng Văn Miếu, tiến hành các kỳ thi, lập Quốc Tử Giám và Hàn lâm viện vào nửa cuối thế kỷ XI không thể tiến hành dồn dập trên một mảnh đất trống. Để làm những việc đó cần phải có một số lượng quan lại Nho giáo nhất định và phải có người đứng ra thực hiện việc cúng lễ Khổng Tử ở Văn Miếu, điều hành việc thi cử và sắp đặt biên chế Hàn lâm viện. Tất cả những tiên đề cần thiết đó hoàn toàn không thấy có trong các bộ sử biên niên, kể cả bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên trong giai đoạn này. Rất có khả năng ở Đại Việt thời ấy còn có những tàn tích của đền thờ Khổng Tử cũ, đã được xây dựng thời Bắc thuộc. Việc xây dựng Văn Miếu, tiến hành các kỳ thi và xây dựng trường học Nho giáo, Hàn lâm viện vào thời kỳ này có thể là sự ngụy tạo. Nhà nho Ngô Sỹ Liên có thể đã đẩy các sự kiện này lên thời gian sớm hơn là trong thực tế. Động cơ của sự cải đổi này có thể là xuất phát từ ý thức tự tôn dân tộc. Tác giả muốn chứng minh rằng Đại Việt ngay từ đầu thời kỳ phục hưng của mình đã là một quốc gia văn hiến theo chuẩn mực của Nho giáo. Trên thực tế, quyển II của [Đại] Việt sử lược không đưa tin gì về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hàn lâm viện và khoa thi nửa cuối thế kỷ XI. Từ đây, có thể rút kết luận rằng quyển II đã được viết theo truyền thống Phật giáo và tác giả của nó là môn đồ tôn giáo này.

Tiếp theo, sắc thái tôn giáo của quyển III cũng sẽ xem xét qua bốn chương về các hoàng đế triều Hậu Lý Mạt.

Lý Thần Tông (1127 - 1138). Chương này về khối lượng tương đối ít vì thời gian cai trị của hoàng đế này cũng ngắn. Vì thế cho nên ở đây chưa đủ tài liệu để kết luận về sắc thái tôn giáo của nó.

Lý Anh Tông (1138 - 1175). Lần đầu tiên trong bộ sử [Đại]Việt sử lược hiện ra những tư liệu về Nho giáo. Năm 1156 có ghi chép: “xây … đền thờ Khổng Tử”250và đến mùa thu năm 1165: “thi học sinh”251. Vào năm 1152, “Tháng 9, xây đàn Hoàn Khâu ở cửa Nam thành để làm nơi tế trời252. Hoàng đế Lý Anh Tông nói như một nhà nho với con của mình là Bảo Quốc Vương rằng: “Làm con mà không kính trọng cha mẹ, thì làm vua yêu dân được hay sao?”253.

Dưới triều Lý Cao Tông (1175 - 1210), lần đầu tiên ta có thể thấy những thông tin phê phán các sư sãi. Năm 1198, Liệt hầu Đàm Dĩ Mông nói với hoàng đế Lý Cao Tông rằng: “Đương nay, số tăng đồ và số dịch phu ngang nhau. Chúng tự kết bè lũ, lập càn người chủ, tụ họp ở từng bọn, làm nhiều điều ô uế. Hoặc ở nơi giới trướng, tịnh xá mà công nhiên rượu thịt, hoặc ở chốn tăng phòng tĩnh viện mà riêng tư gian dâm. Ngày ẩn tối ra như đàn cáo chuột. Chúng làm bại tục thương giáo, dần dần thành thói quen, nếu không cấm đi, để lâu tất ngày càng thêm tệ”. Vua y lời tâu của Dĩ Mông. Dĩ Mông triệu tập tăng đồ trong xứ lại ở nơi kho thóc, độ vài chục người có danh tiếng làm tăng, số còn lại đánh dấu vào tay bắt hoàn tục.”254. Ở đây có một việc đáng lưu ý là nhà nho Đàm Dĩ Mông phê phán các sư sãi vi phạm quy luật Phật giáo, chứ không phải phê phán Phật giáo nói chung. Tuy rằng trong thực tế Đàm Dĩ Mông đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng các sư sãi và Phật giáo nói chung. Điều đó cũng chứng minh về bá quyền lãnh đạo của Phật giáo trong đời sống tư tưởng của xã hội Đại Việt thời ấy và các nhà nho chỉ mới bắt đầu chiếm vị trí ưu thế trong chính quyền nhà nước.

Tác giả quyển III trong chương này viết rất tỷ mỷ về những hành động của Thái phó Tô Hiến Thành. Ông trở thành gương mẫu xuất sắc của đạo đức Nho giáo. Hoàng đế Lý Cao Tông lên ngôi mới 2 tuổi, chính sự giao cho Hiến Thành. Thái hậu có âm mưu phế đế, nên cố gắng mua chuộc ông. Tác giả quyển III chuyển những lời phát biểu của Hiến Thành về việc ấy như sau: “Ta ở ngôi tể tướng, chịu lời cố thác của tiên vương để phò ấu chúa. Nay nhận của đút của người mà mưu phế lập, thiên hạ sẽ nói ta ra sao? Ví thử như mọi người đều là người bưng tai bịt mắt không biết gì, thời ta lấy lời nào mà bẩm với Tiên vương ở dưới suối vàng được?”255. “Bất nghĩa mà được giàu sang, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sỹ vui làm. Huống hồ di chúc của Tiên vương, lời nói còn văng vẳng bên tai thì đối với công nghị sẽ ra làm sao? Thần không dám phụng chiếu”256. Khi Hiến Thành bị bệnh, tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm chăm sóc cho ông. Gián nghị đại phu Trần Trung Tá vì nhiều công việc bận, không có thì giờ rỗi tới thăm ông được. Thái hậu hỏi Hiến Thành ai có thể thay ông. Hiến Thành trả lời: “Thái hậu hỏi ai có thể thay thần mới nói đến Trung Tá, nếu như người hỏi người hầu hạ phụng dưỡng, thì phi Tán Đường còn ai nữa?”257. Bên cạnh đó, trong chương này cũng xuất hiện ngụ ngôn nhạo báng về một nhà sư người xứ Tây Vực mà nói rằng biết giáng hổ258. Ngoài ra, tác giả quyển III cũng vài lần nói đến thi học sinh về các môn chép ra thơ của cổ nhân, làm toán, thơ phú, kinh nghĩa, cho đỗ cập đệ, xuất thân.

Trong chương về Lý Huệ Tông (1210 - 1225), tác giả để những lời vào miệng của hoàng đế này và đại diện họ Trần - Trần Thủ Độ mà biện bạch sự xâm chiếm chính quyền bằng dẫn chứng xuất xứ những hành động của các hoàng đế cổ Trung Quốc. Nhìn chung, trong chương này tin tức về sắc thái tôn giáo không nhiều. Nội dung chủ yếu của nó là cuộc đấu tranh vì ngôi hoàng đế.

Tất cả các vua của hai triều Lý đều sùng bái đạo Phật, về điểm này chính Ngô Sỹ Liên khi viết về cải tạo Nho giáo, đã phê phán các vua Lý trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà sử học này cũng nhắc lại ý kiến của Lê Văn Hưu trong Đại Việt sử ký (1272) phê phán vấn đề trên của các vua Lý. Tuy nhiên, trong quyển III của [Đại] Việt sử lược có thể thấy sắc thái Nho giáo.

Nhà sử học Nga P.V. Pozner tán thành giả thuyết của tôi về hai tác giả khác nhau của hai phần [Đại] Việt sử lược. Tuy nhiên ông khẳng định một cách dứt khoát rằng tác giả của quyển I và quyển II là Đỗ Thiện còn quyển III là Trần Chu Phổ259. Ngoài ra ông cho rằng Trần Chu Phổ không phải là nhà nho, mà là người theo Phật giáo. Tôi cho rằng Trần Chu Phổ là nhà nho bởi Trần Phổ đỗ đệ tam giáp khoa thi Thái học sinh năm 1232 đời Trần Thái Tông.

Trên cơ sở nói trên có thể kết luận như sau





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   73   74   75   76   77   78   79   80   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương