Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang75/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   ...   99
3. Đôi điều nhận xét

Trong di tồn 40 lăng mộ hợp chất được chúng tôi khảo sát và nghiên cứu kỹ lưỡng kiến trúc nổi, dạng mộ đơn táng có 30 di tích chiếm tỷ lệ 75% tổng số mộ; dạng mộ song táng có 10 di tích = 25% tổng số mộ. Đa phần các mộ nằm trong địa giới ấp Tam Hoà (24 ngôi mộ = 60% tổng số, bao gồm 7 mộ song táng và 17 mộ đơn táng) và ấp Nhị Hoà (12 mộ = 30%, bao gồm 2 mộ song táng và 10 mộ đơn táng).
Ở ấp Nhất Hoà chỉ có 4 mộ = 10% (bao gồm 1 mộ song táng và 3 mộ đơn táng).

1. Các mộ còn bia sa thạch có 5 di tích = 12,5% tổng số mộ; các mộ còn chữ và hoa văn có 14 di tích = 35% tổng số mộ; các mộ có kiến trúc dạng lăng có 4 di tích = 10% tổng số mộ; các mộ có kiến trúc lạ có 3 di tích = 7,5% tổng số mộ.

2. Về phương hướng, đo theo trục dọc, chúng tôi ghi nhận đa phần các mộ nằm theo hướng đông bắc (14 mộ = 35%) và đông nam (13 mộ = 32,5%). Các hướng chính tây chỉ có 3 mộ (7,5%), tây bắc có 5 mộ (12,5%) và tây nam có 4 mộ (10%). Có một số ngôi mộ gần đình nằm cùng (hoặc gần trùng) với hướng đình.

3. Về quy mô, đa số các mộ có quy mô trung bình và nhỏ; 24 ngôi có chiều dài toàn bộ dưới 6m (60%); 8 mộ có chiều dài toàn bộ từ 6 - 10m (20%) và 8 mộ có chiều dài toàn bộ hơn 10m (20%). Đo kích cỡ dài x rộng x cao ở nhóm mộ tương đối nguyên vẹn, chúng tôi ghi nhận được: Nhóm mộ cỡ nhỏ quy mô dao động từ 2,6 x 1,3 x 1,1m đến 5,5 x 3,5 x 0,85m. Nhóm mộ cỡ trung bình quy mô dao động từ 6,24 x 8,6 x 3,1m đến 9,6 x 7,52 x 2,16m. Nhóm mộ cỡ lớn quy mô dao động từ 10,5 x 7,5 x 1,42m đến 16,6 x 6 x 2,35m.

4. Nhiều ngôi mộ có kiến trúc đẹp, được trang trí nhiều hoa văn cầu kỳ mang nhiều phong cách nghệ thuật hỗn dung Việt - Hán, với các trụ sen, bình phong tiền - hậu, bia và nhiều di tích Hán Nôm. Trước mắt, chúng tôi có thể ghi nhận ngay một số quần thể lăng mộ có thể gắn kết với các ngôi đình - chùa có sắc phong rõ ràng ở cả 3 ấp Nhất Hoà, Nhị Hoà và Tam Hoà; có thể đoán định khung niên biểu hình thành tương đối của chúng. Tuy vậy, cũng cần thiết phải khai quật mới mong tìm được nhiều thông tin chắc chắn hơn hiện có.

5. Hầu hết các đình ở Cù Lao Phố có niên biểu thuộc loại sớm ở Nam Bộ (khoảng 2 thế kỷ), do nhiều hoàn cảnh khách quan (chiến tranh, loạn lạc, thiên tai ) đã qua nhiều lần trùng tu trên nền cũ, còn giữ lối kiến trúc truyền thống đến tận ngày nay. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống nơi đây rất cấp bách vì đã có không ít di tồn từng qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, xây mới có nguy cơ biến dạng203; các quần thể lăng mộ cổ nhân cũng đang chịu chung số phận biến dạng như thế.

6. Trên cơ sở khảo sát hiện trường, chúng tôi kiến nghị cần quy hoạch bảo vệ 21 quần thể di tích mộ hợp chất còn mang nhiều giá trị lịch sử - văn hoá - nghệ thuật và văn tự hiếm quý. Cụ thể như sau:

Trong địa phận ấp Nhất Hoà, đó là các ngôi mộ ở Bình Hoà và Đình Hưng Phú mang các ký hiệu 06MHC - CLP - BH - M2 (“mả Bà Thiện”) và 06MHC - CLP - ĐHP - M3a - b (mộ ở đình Hưng Phú).

Trong địa phận ấp Nhị Hoà, đó là các ngôi mộ ở Bình Kính, Chùa Chúc Thọ, Chùa Đại Giác và Cư xá Ngân Hàng mang các ký hiệu 06MHC - CLP - BK - M5a - b (nằm trước Huyền mộ Nguyễn Hữu Cảnh - “mả Vôi”); mộ 06MHC - CLP - BK - M10 (“mộ Đá Hàn”; “mả Bà” hay “mả Bà Thìn”); các mộ trước đây thuộc đất “nghĩa địa” của chùa Chúc Thọ 06MHC - CLP - CCT - M11 và 06MHC - CLP - CCT - M12a - b (“Mộ Ông” - nằm trong đất vườn nhà bà Nguyễn Thị Nua ở tổ 6, ấp Nhị Hoà); các mộ nằm trong khuôn viên Chùa Đại Giác mang các ký hiệu 06MHC - CLP - CĐG - M13; 06MHC - CLP - CĐG - M14; 06MHC - CLP - CĐG - M15 và mộ 06MHC - CLP - CXNH - M16 (“mộ ông Xã Lư”, “mả Chăm”, “mả Miên” hay “mả Kỳ Lân” - ở Cư xá Ngân Hàng).

Trong địa phận ấp Tam Hoà, đó là các ngôi mộ ở Bình Hoà: 06MHC - CLP - BH - M18 (khuôn viên nhà ông Lê Văn Thời - số nhà 201/3) và mộ 06MHC - CLP - BH - M19a - b (“mộ bà Đào Thị Mun” - nằm sau nhà ông Trần Văn Thành); mộ 06MHC - CLP - BH - M20 (“mả Chăm” - nằm sau nhà ông Huỳnh Văn Điền); mộ 06MHC - CLP - BH - M23a - b (“mộ hình Tháp - Bát Giác” nằm trong nghĩa địa nhà ông Huỳnh Văn Điền); các ngôi mộ ở Bình Quan mà dân gian gọi là “mả Thằng Cuội” mang các ký hiệu: 06MHC - CLP - BQ - M27; 06MHC - CLP - BQ - M28a - b; 06MHC - CLP - BQ - M29. Mộ ký hiệu: 06MHC - CLP - CPL - M31 nằm trong khuôn viên chùa Phước Long; Mộ ở Hoà Quới có ký hiệu: 06MHC - CLP - HQ - M32a - b (“mả Kỳ Lân” - nằm trong phần đất của Công ty Đồng Hiệp Phát); 2 mộ ở Long Quới có ký hiệu: 06MHC - CLP - LQ - M38a - b (“mả Kỳ Lân: hay “mả Thầy Lân” - nằm trong khu đất vườn nhà bà Bé); Mộ ký hiệu: 06MHC - CLP - LQ - M40 (“mả Rùa” - nằm trong đất vườn nhà ông Nguyễn Văn Dinh).

Tất cả 21 ngôi lăng mộ nói trên nên được gìn giữ, tôn tạo, phục vụ nhu cầu du lịch văn hoá ở Cù Lao Phố. Nếu thật cần thiết phải di dời nhường chỗ cho quy hoạch tổng thể chung ở đây thì chúng cần được khai quật nghiêm túc và phục chế nguyên vẹn về “khu bảo tồn kiến trúc lăng mộ văn hoá” của tỉnh gần Văn Miếu Trấn Biên - Biên Hoà (Đồng Nai).

7. Mười chín (19) ngôi mộ còn lại, 2 ngôi ở ấp Nhất Hoà: 06MHC - CLP - BH - M1 và 06MHC - CLP - HP - M4; 4 ngôi mộ ở ấp Nhị Hoà: 06MHC - CLP - BK - M6; 06MHC - CLP - BK - M7; 06MHC - CLP - BK - M8 và 06MHC - CLP - BK - M9; 13 ngôi ở ấp Tam Hoà mang các ký hiệu: 06MHC - CLP - BH - M17 và 06MHC - CLP - BH - M21; 06MHC - CLP - BH - M22 và 06MHC - CLP - BH - M24; 06MHC - CLP - BH - M25a - b và 06MHC - CLP - BH - M26; mộ 06MHC - CLP - BQ - M30; Các mộ ở Hoà Quới: 06MHC - CLP - HQM33; 06MHC - CLP - HQM34; 06MHC - CLP - HQM35; 06MHC - CLP - HQM36; 06MHC - CLP - HQM37; mộ ở Long Quới mang ký hiệu: 06MHC - CLP - LQM39; vì nhiều lý do (bị phá huỷ nhiều, nứt mui luyện hay bị đào phá nhiều, một số còn nằm kề cận các giao lộ nhiều khả năng phải mở rộng đường hay xây dựng mới…), có thể lên kế hoạch khai quật khảo cổ học khi có nhu cầu phát triển, quy hoạch và chỉnh trang Cù Lao Phố.

Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, do nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế và đô thị hoá diễn ra từng ngày ở Nam Bộ và trong phạm vi cả nước, nhiều di tích khảo cổ học nói chung và di tích mộ cổ, đa phần là mộ hợp chất nói riêng nằm trong các quy hoạch hiện đại sẽ đứng trước nguy cơ bị tàn phá phải “giải toả trắng”. Chúng ta mong muốn Luật Di sản Văn hoá trở thành sức mạnh hiện thực trong nhân dân ở mọi miền Tổ quốc và trước mắt, cần có ngay nhiều các chương trình điều tra tổng thể và thường niên, nghiên cứu hệ thống cho các nhu cầu bảo tồn di sản văn hoá tiền nhân và phát triển “đổi mới” đất nước - đó là điều mà nhân dân tỉnh Đồng Nai, đi trước nhiều địa phương khác ở miền Nam Việt Nam đã làm lâu nay.



Các quần thể lăng mộ cổ ở Cù Lao Phố đều là di tích khảo cổ học lịch sử có giá trị nhiều mặt cần được bảo vệ, trùng tu tôn tạo chống xuống cấp”, nhất là các lăng tẩm và huyền mộ gắn liền với đình chùa thờ tự các danh nhân lịch sử và danh nhân văn hoá của Đại Phố nói riêng và của cả đất nước nói chung: Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức… và các lăng tẩm gắn liền với các ngôi đình - chùa nổi tiếng như Đại Giác, Chúc Thọ, Phước Long, Hoà Quới, Hưng Phú, Bình Hoà, Bình KínhViệc nghiên cứu thấu đáo nó sẽ góp phần hiểu rõ thêm về lịch sử khai phá và sáng tạo các giá trị văn hoá của tiền nhân nơi mảnh đất phương Nam trù phú này.



Bé Sö [§¹I] VIÖT Sö L¦îC Lµ Bé Sö
CñA HAI TRIÒU §×NH HËU Lý S¥ (1010 - 1127)
Vµ HËU Lý M¹T (1127 - 1225)

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




S Alexey B. Polyakov*


Trong bản báo cáo này tôi sẽ nói về những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu bộ sử khuyết danh [Đại] Việt sử lược. Cho đến nay các nhà sử học Việt Nam và nước ngoài chưa có ý kiến chung về vấn đề tác giả và thời điểm xuất hiện của bộ sử này.

Bộ sử này giống như các tài liệu lịch sử Việt Nam thời trung cổ đã được viết bằng chữ Hán cổ. Đến nay người ta đã hoàn thành hai bản dịch ra tiếng Việt của bộ sử này. Cả hai bản dịch đều có bài tựa tóm tắt và chú thích nhưng chưa có ai nghiên cứu toàn bộ văn bản bộ sử này.

Bản dịch thứ nhất của nhà sử học Việt Nam Trần Quốc Vượng đã được xuất bản tại Hà Nội năm 1960. Ông đưa ra giả thuyết rằng bộ sử này đã được viết vào cuối đời Trần, sau 1377 năm. Ngoài ra, Trần Quốc Vượng còn cho rằng tác giả của [Đại] Việt sử lược tóm tắt bộ sử Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu (1272 năm).

Bản dịch thứ hai do nhà nghiên cứu Việt Nam Nguyễn Gia Tường thực hiện vào năm 1972 và được xuất bản năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài tựa của bản dịch thứ hai, GS Trần Ngọc Thêm trình bày những giả thuyết của các nhà sử học, trong đó có giả thuyết của tác giả bản báo cáo này. Về vấn đề tác giả và thời điểm xuất hiện của bộ sử này, ông phản ánh giả thuyết của tôi nói chung là đúng, nhưng tôi không liên hệ trực tiếp [Đại] Việt sử lược với tác phẩm của Lê Văn Hưu bởi vì chưa có chứng minh đầy đủ về liên hệ đó.



Trần Ngọc Thêm, khác với Trần Quốc Vượng, không nêu ý kiến của mình về vấn đề này khi: “Tôn trọng các ý kiến khác nhau chưa có điều kiện kiểm chứng, chúng tôi vẫn tạm tiếp tục coi [Đại] Việt sử lược là tác phẩm khuyết danh”204. Tuy nhiên, tác giả cũng đồng ý rằng [Đại] Việt sử lược xưa hơn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu205.

Trong bản báo cáo này tôi sẽ không nói kỹ đến những giả thuyết của các nhà sử học Việt Nam và nước ngoài về vấn đề tác giả và thời gian viết bộ sử này.


GS Phan Huy Lê trong bài Đại Việt sử ký toàn thư: Tác giả - Văn bản - Tác phẩm206 và trong bài tựa cho lần xuất bản, bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên207 đã được viết rất tỷ mỷ và một cách có hệ thống về các giả thuyết ấy.

Trong bài viết và lời tựa nói trên, tác giả đã rút ra kết luận như sau: “Tất cả những chủ trương thuộc hai khuynh hướng trên đây [về vấn đề tác giả và thời gian viết Đại Việt sử lược - A.P.] đều là những giả thuyết khoa học đáng lưu ý, nhưng trong tình trạng sử liệu hiện nay, thì chưa thể coi đó là những kết luận khoa học có đủ sức thuyết phục”208. Tuy nhiên, ông chưa nêu ra ý kiến của mình về vấn đề này và không nói gì về “sử liệu hiện nay”. Chắc là Phan Huy Lê đồng ý với Trần Bá Chí năm 1979 đã viết trong bài Sử Hy Nhân và Sử Đức Huy - Hai nhân vật lịch sử thời Trần trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử về tác giả Đại Việt sử lược. Trong bài tựa, GS Phan Huy Lê cũng viết: “Gần đây, Trần Bá Chí dựa vào Quan du tạp lục của Nguyễn Hoằng Nghĩa, chứng minh tác giả Việt sử lược là Sử Hy Nhan. Theo những tư liệu mới do tác giả thu thập, thì Sử Hy Nhan người làng Ngọc Sơn, nay thuộc xã Đức Thuận, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Trạng nguyên năm Quý Mão (1363), viết Việt sử lược vào đời Trần Duệ Tông (1373 - 1377). Ông vốn họ Trần, nhưng giỏi sử nên được vua Trần đổi sang họ Sử”209. Nguyễn Hoằng Nghĩa viết về tác giả Việt sử lược dựa vào tác phẩm nào đó Sử công di tập. Ông ấy chỉ cho tên sách Việt sử lược mà không mô tả quyển sách này. Vì thế cho nên ta không thể nói chắc chắn rằng sách này đúng là bộ sử [Đại] Việt sử lược mà tôi nghiên cứu ở đây.

Trong giới sử học Việt Nam không ai bác bỏ ý kiến của Trần Bá Chí. Nhưng gần đây, một nhóm biên soạn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919 do Ngô Đức Thọ chủ biên trong chương viết về nhà khoa bảng Trần Chu Phổ rằng: “Tác phẩm [của Trần Chu Phổ] có bộ Việt chí 越 志, tức Đại Việt sử lược 大 越 史 略”210. Còn trong chương về Nguyễn Hoằng Nghĩa nhóm biên soạn không cho rằng ông ấy viết Quan du tạp lục211. Tên họ của Sử Hy Nhan không có trong danh sách Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919.

Tác phẩm của Lê Văn Hưu đã bị thất truyền và văn bản của bộ sử này không còn đến ngày nay. Trong khi đó, cũng chỉ còn có những lời bàn của Lê Văn Hưu trong bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên viết năm 1479. Trên thực tế, tác phẩm của Lê Văn Hưu là một trong những nguồn tư liệu cho Ngô Sỹ Liên. Trong bài tựa sách Đại Việt sử ký toàn thư, ông viết: “Đến đời Trần Thái Tông mới sai học sỹ Lê Văn Hưu soạn lại từ Triệu Vũ Đế trở xuống đến năm đầu Lý Chiêu Hoàng”212. Ta có thể thấy ở đây hai chữ “trùng tu” 重 修 tức là “khôi phục lại”, “sửa chữa lại”. Ngô Sỹ Liên trong bài tựa của mình cũng đã viết: “Văn Hưu là đại thủ bút thời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử của nước ta, tìm thêm các sách sử còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa là được”213. Bài tựa này cho phép đoán rằng trước tác phẩm của Lê Văn Hưu đã có khá nhiều sử liệu khác sớm hơn, có khả năng trong số sử liệu đó cũng có [Đại] Việt sử lược. Ngoài ra Lý Tế Xuyên trong tác phẩm Việt điện u linh đã viết về những sử liệu đã được viết sớm hơn. Trong những tác phẩm trên, ông trích Sử ký của nhà sử học Đỗ Thiện. Tuy nhiên, đến nay không có tin tức gì đáng tin cậy về nhân vật này. [Đại] Việt sử lược không nói đến người này. Ngô Sỹ Liên chép về nội nhân Đỗ Thiện vào năm 1127214. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên rằng tên họ của người ấy không có trong danh sách các nhà khoa bảng Việt Nam bởi lẽ người ấy không phải là nhà nho.

Phương pháp khả thi cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến [Đại] Việt sử lược, theo tôi không phải chỉ là việc tìm kiếm tác giả, mà là sự phân tích văn bản của bộ sử này, phát hiện mục đích viết của nó và thời đại viết, so sánh văn bản với các sử liệu khác và tìm được những tư liệu mới về lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Luận án của tôi đã tập trung việc nghiên cứu và dịch từ chữ Hán cổ ra tiếng Nga bộ sử [Đại] Việt sử lược (1976). Trên cơ sở đó, năm 1980, tôi đã viết quyển sách Краткая история Вьета (Вьет шы лыок)215.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   71   72   73   74   75   76   77   78   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương