Hội thảo quốc tế việt nam họC


§Ó Xö Lý Vµ KHAI TH¸C Cã HIÖU QU¶ TµI NGUY£N TH¤NG TIN VÒ VIÖT NAM HäC



tải về 6.05 Mb.
trang83/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   79   80   81   82   83   84   85   86   ...   99

§Ó Xö Lý Vµ KHAI TH¸C Cã HIÖU QU¶
TµI NGUY£N TH¤NG TIN VÒ VIÖT NAM HäC

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




GS.TS Vương Toàn*


1. Từ những nghiên cứu riêng lẻ về Việt Nam đến sự hình thành hệ nghiên cứu về Việt Nam mà giới chuyên môn gọi Việt Nam học là cả một quá trình. Đó cũng chính là quá trình định hình vị thế và xác định vai trò của hai tiếng “Việt Nam” ở tầm thế giới. Việt Nam học đã thực sự trở thành một ngành nghiên cứu: Từ Études Vietnamiennes đến việc sử dụng thuật ngữ Vietnamologie trong tiếng Pháp của một số tác giả, và dùng Vietnamologue để chỉ nhà nghiên cứu Việt Nam học là một minh chứng.

Giới nghiên cứu về Việt Nam ở nước ngoài cũng dần được mở rộng và ngày càng đông đảo. Nếu như trước 1954 chủ yếu là người Pháp thì từ sau đó phải kể đến một số công trình của các nhà nghiên cứu Nga - Xôviết, Trung Quốc, Mỹ, … và gần đây là Nhật, Hàn Quốc,…

Các tổ chức nghiên cứu về Việt Nam hoặc có liên quan đến Việt Nam cũng hết sức đa dạng, cùng với các sản phẩm khoa học đã được công bố. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên thông tin về Việt Nam học từ các nguồn tài liệu khác nhau, việc xử lý và quản lý nguồn thông tin này cần được đặt ra, với tinh thần hợp tác và chia sẻ tài nguyên thông tin, theo hướng hội nhập cùng phát triển.

Muốn làm được điều này, cần có sự đồng thuận giữa các trung tâm thông tin - thư viện khoa học, thông qua một chương trình chung của ngành Việt Nam học.



2. Đất nước và con người Việt Nam ta được giới nghiên cứu nước ngoài chú ý đến từ lâu. Mục đích lúc đầu có thể chỉ là để tìm cách chinh phục và thống trị, và có thể để giao lưu buôn bán với người dân xứ này. Thế nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích riêng của từng người, nhiều kết quả nghiên cứu của họ, nhất là những khảo cứu và nhận xét thực sự khoa học về điều kiện tự nhiên và lịch sử, về đời sống văn hoá như phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ,... thì cho đến nay và cho đến mai sau, không dễ mất đi các giá trị khoa học của nó, hoặc ít ra một số nhận định của người đương thời cũng trở thành một điểm mốc cho quá trình nhận thức sau này.

Cùng với những thành công to lớn mà công cuộc “đổi mới” đang thu được, nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều bạn bè trên thế giới biết đến và yêu mến. Số lượt người đến thăm và làm việc cũng như người về thăm quê hương ngày một nhiều. Việt Nam học được giới nghiên cứu trong và ngoài nước ngày càng quan tâm trong tình hình tiếng Việt ngày càng có vị trí xứng đáng của mình trên trường quốc tế.

Từ chỗ nước Việt Nam chưa có tên riêng trên bản đồ thế giới và tiếng Việt thường được giới nghiên cứu “ngầm” coi như nằm trong những khảo cứu và nhận xét về tiếng Hán (!?), đến những năm gần đây, vì nhiều mục đích, các công trình nghiên cứu Việt Nam học ở nước ngoài khá phát triển.

2.1. Thời gian công bố và xuất bản đã khiến cho một số công trình nghiên cứu của người Pháp mặc nhiên mang giá trị đi tiên phong, hoặc ghi thành mốc lịch sử cho một chuyên ngành mà người đi sau không thể không nhắc tới. Nhiều tài liệu hiện còn được lưu trữ tại Thư viện Khoa học Xã hội (kế thừa từ Thư viện Trường Viễn Đông Bác cổ trước đây để lại).

Chúng ta có thể nhận thấy giá trị lịch sử của một số công trình nghiên cứu được công bố cách đây hơn một thế kỷ, chẳng hạn như trong lĩnh vực ngôn ngữ và dạy tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã có: Etude sur deux dialectes de l'Indochine: Les Tiams et les Sliengs (Cochinchine et Cambodge) của A. Morice. - P. Maisonneuve et Cie, Libraires - Editeurs, 1875 ; Sách học tiếng Mường, Nazareth, 1888,...

Nhìn chung, phần lớn nghiên cứu của người Pháp trước đây liên quan đến xứ Đông Dương, theo cách gọi của tiếng Việt đương thời là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ,... Ở đây có vấn đề quản lý hành chính và địa danh được dùng thời Pháp thuộc. Khi xử lý và khai thác tài liệu, cần chú ý rằng từ Annam trong tiếng Pháp lúc đầu chỉ Trung Kỳ, với các thành phố chính là Huế và Đà Nẵng. Về sau dùng để chỉ triều Nguyễn, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), hiệu là Gia Long thống nhất đất nước, gọi là Việt Nam, trở thành protectorat français (xứ bảo hộ thuộc Pháp) năm 1883 và nằm trong Union indochinoise (Liên hiệp Đông Dương) năm 1887 (Dictionnaire Hachette encyclopédique 2000, p. 71).



Do vậy, khi xử lý và khai thác tài liệu mà gặp từ Annamite, được hình thành từ Annam, theo quy luật phái sinh bình thường của tiếng Pháp, nên thận trọng xác định xem đó là tài liệu chỉ nói đến miền Trung ngày nay hay cả nước Việt Nam. Ví dụ:

- L’Empire d’Annam et le peuple annamite : aperçu sur la géographique, les productions, l'industrie les mœurs et les coutumes de l'Annam / J. Silvestre. -


P. : Félix Alcan, 1889.

Ngày nay, từ này được dùng với nghĩa xấu, miệt thị, song ở thời đó, nó chỉ mang nghĩa trung tính. Chẳng vậy mà cuốn sách của Charles B. Maybon được Nguyễn Thừa Hỷ dịch sang tiếng Việt với tên đề là: Những người châu Âu ở nước An Nam (NXB Thế giới, 2006, 301 tr.).

Vì thế, Annam  Annamite vốn không mang nghĩa xấu mà ta có thể cảm nhận qua các tên sách dưới đây:

- Dictionnaire Annamite - français: Tự vị Annam - Pha Lang Sa / J.M.J. -


P. : Challamel Ainé, 1877.

La question du Tonkin: l'Annam et les Annamites, histoire, institutions, mœurs, origines et développement de la question du Tonkin, politique de la France, de l'Angleterre, de la Chine, le protectorat français / Paul Deschanel. -


P: Berger Levrault et Cie, 1883.

- Le rituel funéraire des Annamites: étude d'ethnographie religieuse / par Gustave Dumoutier - Hanoi: Typo - Lithographique Schneider - 1902.

Thêm vào đó, cần lưu ý vào thời ấy (và một thời gian nữa sau này), người Tày vẫn được gọi là Thổ (trong dân gian thì nay đôi khi vẫn còn gọi như vậy). Vì thế, ta gặp : Cours de dialecte tho comprenant des éléments de grammaire un vocabulaire français - tho une conversation usuelle / Robert Darnault - H: Imprimerie du Nord, 1936.

Mãi đến cuộc điều tra dân số ngày 1/4/1974 ở miền Bắc, nằm trong số những trường hợp vài nhóm nhỏ được gộp thành một dân tộc lớn hơn, từ đó tên chính thức Thổ = Tày Pọng + Đan Lai + Ly Hà + Kẹo + Mọn + Cuối + Họ264. Và như thế nghĩa là kể từ đây, Thổ là của một dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường, khác hẳn với Tày, thuộc nhóm Thái - Kađai. Không thể không lưu ý điều này khi phân loại tài liệu trong một thư viện !

Nội dung khảo cứu của người Pháp cũng thật đa dạng. Riêng về các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn, có thể kể:

- Về các khoa học lịch sử, chẳng hạn có bài viết về lịch sử tài chính Đông Dương, 1913, về khảo cổ học Đông Sơn 1937, các khảo cứu về các tộc người: Tày, Nùng, Thái, Mường, Bahnar, Sré, Jarai, Pnong, Sédang, Mnong Bư Dưng, Châu Ma (Che Ma),...…

- Về xã hội, chẳng hạn có nghiên cứu làng xã ở Bắc Kỳ của Augustin Challamel, 1894,… Đáng chú ý là bên cạnh những khảo cứu chuyên sâu, có những chuyên luận về từng vùng, thậm chí là một địa phương cụ thể: không chỉ các thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Sài, Gòn, ... mà cả những nơi có vị trí đặc biệt như Sa Pa (nơi nghỉ dưỡng),...

Tâm lý người Việt cũng được khảo sát, ví như: Psychologie du peuple annamite, caractère national, évolution historique, intellectuelle, sociale et politique/Paul Giran. P: Ernest Leroux, 1904.

Về văn hoá phi vật thể, có những khảo cứu về phong tục, tập quán, như:



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   79   80   81   82   83   84   85   86   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương