Hội thảo quốc tế việt nam họC


Giao Chỉ/Giao Châu trong hệ thống hải thương Vịnh Bắc Bộ đến trước thế kỷ X



tải về 6.05 Mb.
trang86/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   82   83   84   85   86   87   88   89   ...   99
1. Giao Chỉ/Giao Châu trong hệ thống hải thương Vịnh Bắc Bộ đến trước thế kỷ X

Trái với các quan điểm sử học truyền thống vốn có xu hướng hạ thấp vị trí của miền Bắc nước ta trong hệ thống hải thương khu vực thời kỳ cổ và trung đại, những nghiên cứu gần đây, nhất là những nghiên cứu của các nhà Việt Nam học nước ngoài, sử dụng tư liệu thành văn của Trung Quốc thời kỳ sớm cho thấy, trong thực tế, lãnh thổ của người Việt có vị trí quan trọng trong các tuyến hải thương ở Biển Đông hơn những gì chúng ta từng nghĩ.

Những phát hiện khảo cổ học tại các di tích đá mới sau Hoà Bình (Soi Nhụ, Cái Bèo) và hậu kỳ đá mới (Ngọc Vừng, Hạ Long) trong những thập kỷ qua cho thấy mật độ cư trú khá cao và ổn định của các nhóm cư dân cổ tại các khu vực duyên hải nước ta276. Không chỉ tiến hành khai thác và canh tác tại chỗ, những cư dân cổ ở đây còn tiến hành giao lưu và trao đổi với các nhóm cư dân khác ở phía nam Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Đông Nam Á... tạo nên một thế ứng xử tương đối mở và một truyền thống giao lưu sớm và mạnh với thế giới bên ngoài277.

Sau khi nhà Tần (Trung Quốc) bình định xong các tộc người Việt phương Nam vào năm 214 tr.CN, miền Bắc nước ta trở thành một bộ phận của quận Tượng, một trong bốn quận (Mân Chung, Nam Hải, Quế Lâm và Tượng) do nhà Tần lập ra. Sau một thời gian ngắn thoát khỏi sự cai trị của nhà Tần (208 - 179 tr.CN), năm 179 tr.CN người Âu Lạc lại bị Nam Việt của Triệu Đà xâm lược và đến năm 111 tr.CN miền Bắc nước ta bị sát nhập vào sự quản lý của nhà Hán278. Những tài liệu sớm của người Trung Quốc cho thấy mục tiêu chính của việc xâm lược phương Nam của các triều đại Trung Quốc là nhằm cướp bóc của cải của các tộc người Việt giàu có, nhất là với những sản vật nhiệt đới như sừng tê, ngà voi, lông chim trả, ngọc trai... trao đổi được với các nhóm cư dân phương Nam279.

Các nguồn sử liệu thành văn Trung Quốc giai đoạn sớm đồng thời cho thấy, trong một số thế kỷ nhất định dưới thời kỳ Bắc thuộc, Giao Chỉ đóng vai trò như một trung tâm điều phối của nền hải thương Trung Quốc ở khu vực Biển Đông; lỵ sở Long Biên từng là trung tâm của các hoạt động giao lưu thương mại, nơi đón tiếp các phái đoàn thương nhân nước ngoài đến buôn bán với Trung Quốc. Những tài liệu này đồng thời cung cấp những bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của một tuyến buôn bán thường xuyên kết nối Quảng Châu với các trung tâm buôn bán nằm trong khu vực tây bắc Vịnh Bắc Bộ280. Vào khoảng đầu Công nguyên, hai cảng Hợp Phố (Hepu) và Tư Văn (Xuwen) nằm ở sườn bắc Vịnh Bắc Bộ - nơi nghề đánh bắt và buôn bán ngọc trai đã rất phát triển - được ghi nhận là điểm xuất phát của người Trung Quốc đi buôn bán ven bờ xuống phía nam. Không lâu sau đó, hai thương cảng này đánh mất dần vị trí trung tâm điều phối của mình và thương nhân phương Nam thường xuyên ghé vào vùng hạ châu thổ sông Hồng281.

Miền Bắc nước ta đã đóng vai trò quan trọng như cửa ngõ giao thương của Trung Quốc ít nhất trong khoảng ba thế kỷ đầu sau CN. Từ giữa thế kỷ III sau CN, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp của người Việt chống lại ách cai trị của người Hán liên tiếp nổ ra. Chính sách cai trị khắc nghiệt và sự vơ vét của các thái thú Trung Quốc ở nước ta không chỉ tác động tiêu cực đến tình hình trao đổi buôn bán nội tại mà còn bị coi là một trong số những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đánh phá của người Chàm ra phía bắc từ nửa cuối thế kỷ IV do ảnh hưởng đến các luồng trao đổi truyền thống của Chămpa qua Giao Chỉ lên Trung Quốc282. Sau khi quan hệ với Chămpa ở phía nam được bình ổn, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lại liên tiếp nổ ra ở miền Bắc nước ta, tác động xấu đến điều kiện buôn bán. Như một hệ quả, thương nhân nước ngoài chuyển hướng buôn bán, đưa thương thuyền của họ xa hơn về phía bắc đến khu vực Quảng Châu, nơi tình hình chính trị ổn định và điều kiện buôn bán cũng thuận lợi hơn283. Mặc dù sau đó tình hình miền Bắc nước ta trở lại ổn định và thương nhân ngoại quốc đôi khi ghé vào trao đổi, dường như khu vực châu thổ Bắc Bộ đã không thể lấy lại vị trí của mình trong hệ thống hải thương khu vực như ở những thế kỷ trước đó. Cùng thời điểm trên, cảng Quảng Châu tiếp tục hưng thịnh và nhanh chóng trở thành cửa ngõ chính để thương nhân Trung Quốc buôn bán xuống phương Nam. Từ triều Tuỳ (589 - 618), cảng Quảng Châu không chỉ là điểm khởi hành của phần lớn thương thuyền Trung Quốc đi xuống buôn bán với phương Nam mà thương nhân ngoại quốc đến Trung Quốc cũng lưu trú và buôn bán tại đây284. Hệ thống hải thương tích cực của triều Đường thế kỷ VII - X xuống Đông Nam Á cũng như việc thương nhân Tây, Nam, và Đông Nam Á hoạt động năng động tại miền Nam Trung Quốc góp phần kiềm toả sự hưng thịnh trở lại của hải thương khu vực duyên hải miền Bắc nước ta, mặc dù hoạt động buôn bán vẫn được duy trì nhưng ở cấp độ không thực sự cao285.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   82   83   84   85   86   87   88   89   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương