Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang84/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   80   81   82   83   84   85   86   87   ...   99
Le rituel funéraire des Annamites: étude d'ethnographie religieuse/par Gustave Dumoutier. - Hanoi: Typo - Lithographique Schneider. - 1902.

- Về hoạt động truyền giáo và xung đột tôn giáo, chẳng hạn có: La société des missions étrangères pendant la guèrre du Tonkin. - P. : Librairie de L'œuvre de Saint - Paul, 1886 ; "Le conflit de la religion Annamite avec la religion d'occident à la cour de Gia - Long : conférence donnée aux amis de l'Ecole Francaise d'Extrême - Orient le 2 décembre 1940".



Và những công trình khảo cứu về văn học nghệ thuật dân gian như : Le théâtre annamite classique / Georges Coulet. - 2ème éd. - Toulon : Imprimerie Mouton, 1928.

Tác giả của các ấn phẩm được công bố cũng hết sức đa dạng. Ngày nay, một số nhà nghiên cứu đã trở thành nổi tiếng như A. G. Haudricourt, với các nghiên cứu dân tộc - ngôn ngữ học rất sâu sắc, Bonifacy với Giáo trình Dân tộc học Đông Dương, 1919, L. Sabatier và F.m. Savina với các nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số,...

Một trong số ít người ở đầu thế kỷ XX đã đi tiên phong trong nghiên cứu Việt Nam là L. Cadière (1869 - 1955), người đến Việt Nam năm 1882 sau khi được thụ phong linh mục. Cùng với hoạt động mục vụ, ông còn tiến hành khảo cứu trên nhiều lĩnh vực: sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, tôn giáo học, thực vật học,… Do vậy, ông đã được vinh danh và tôn là bậc thầy trong những công việc giới thiệu Huế với quốc tế265.

Không thể không nói đến G. Condominas, được coi là bậc thầy trong giới nghiên cứu dân tộc học thế giới, người bạn lớn của nhiều bậc trí thức ở Việt Nam, cũng đồng thời là người thân của những người Mnông Gar ở làng Sar Luk. Khi còn là một chàng trai 27 tuổi, từ một xã hội phương Tây, ông đến sống cùng với người dân tại một ngôi làng hẻo lánh, với những tập quán sinh hoạt hoàn toàn xa lạ. Được biết, cuốn sách Chúng tôi ăn rừng đá thần Goô của ông ra đời cách đây nửa thế kỷ đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, và gây tiếng vang đầu tiên không phải trong giới nghiên cứu dân tộc học, mà chính là trong giới văn học266.

Khi Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội 1990 - 2000, tên tuổi một số học giả Việt Nam trưởng thành từ đây đã được ghi nhận. Đó là những công trình văn khắc học và sử học của Trần Văn Giáp (1886 - 1973), ngữ văn học và y học cổ truyền của Trần Hàm Tấn (1887 - 1957), văn khắc học và sử học của Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947), văn hoá, sử học và giáo dục của Nguyễn Văn Huyên, …267

Viện Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Française d’Extrême Orient - EFEO) gần đây đã có văn phòng đại diện tại Hà Nội. Từ các đề án nghiên cứu, các sản phẩm ra mắt đều đều.

Còn phải nói đến các sản phẩm của nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Đông Á (CRLAO = Centre de recherches linguistiques sur l’Asie orientale) và Phòng Nghiên cứu Đông Nam Á và Nam đảo (LASEMA = Laboratoire Asie du Sud - Est et Monde austronésien), Trường Cao học Khoa học Xã hội (EHESS), đều thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Ban Việt học, Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á tại Đại học Paris VII,... Đó là không kể đến những trung tâm lưu trữ có nhiều tài liệu liên quan đến Việt Nam ở Aix - en - Provence, Thư viện Quốc gia,...

Tên tuổi của nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam người Pháp, nhà báo Charles Fourniau gần nửa thế kỷ qua đã không còn xa lạ với nhân dân Việt Nam,

Nhiều nước có hẳn một bộ phận quan tâm không chỉ đến tiếng Việt và các ngôn ngữ ở Việt Nam như ở Liên Xô (cũ) và Nga (hiện nay). Mà còn không ít công trình của các nhà nghiên cứu ở Viện Đông phương học, Viện Các dân tộc châu Á, Viện các Quan hệ quốc tế, Viện Các ngôn ngữ phương Đông, Khoa Đông phương học,… đã được ghi nhận, trong số đó, có thể kể đến nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam hiện đại của N. I. Niculin,…

Hoa Kỳ, Viện Ngôn ngữ học Mùa hè (SIL = Summer Institute of Linguistics) từ lâu đã có những nghiên cứu về các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Gần đây có thêm Viện Việt học.

Vì mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Việt Nam, một số sách về Việt Nam và cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam xuất bản tại Mỹ, do người Mỹ là tác giả đã có trong kho tài liệu này. Song không chỉ về đề tài này, tại thư viện của Viện Việt học còn có những nghiên cứu về văn học như: An Introduction to Vietnamese Literature, New York, 1985; The Vietnam War in Literature: An Annotated Bibliography of Criticism, New Jersey, 1992.



– Về văn hoá, như: Getting to Know the Vietnamese and Their Culture, New York, 1976.

– Về nông dân, như: The Peasants of North Vietnam – Middlesex, 1969.

– Về lịch sử, như: Vietnam: A History - New York, 1991

– Về ẩm thực truyền thống, như: The Classic Cuisine of Vietnam, New York, 1979.

Tại đây, lưu giữ cả một số công trình được xuất bản ở phương Tây. Đáng chú ý là có cả những nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Ho Chi Minh - Madrid: 1970 ; Vision Accomplished? The Enigma of Ho Chi Minh - New York: 1971, và cả về việc Pháp ở Đông Dương trước đây, như: Vietnam: The French in Indochina: With a Narrative of Garnier’s Explorations In Cochin - China, Annam, and Tonquin - London: 1984...

Các nghiên cứu về Việt Nam có thể được công bố trên Vietnamese Studies Newsletter, với địa chỉ điện tử: http://site.yahoo.com/vstudies/vsirnewup.html đang được xây dựng.

Ở Bỉ, có Centre Tricontinental268. Những ấn phẩm ra đều đặn từng quý (Publication trimestrielle) của Trung tâm này có tóm tắt bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Chẳng hạn như : Socialisme et marché : Chine, Vietnam, Cuba (Vol.VIII 2001/1), Des points de vue du Sud sur des dimensions cruciales de la mondialisation, du développement et des rapports Nord - Sud: analyses critiques et alternatives,...

Hà Lan, gần đây có đề án VNRP (Vietnam - Netherlands Research Programme = Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan) về đổi mới kinh tế, phất triển nông thôn, môi trường,…

Đan Mạch: các nghiên cứu về Việt Nam được công bố trên NIAS.

Nhật, trong số các chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam phải kể đến
GS Yoshiharu Tsuboi, Đại học Waseda, Kenji Tomita, Đại học Osaka,...

Singapore: Institute of Southeast Asia Studies - ISEAS có những ấn phẩm liên kết xuất bản như: ISEAS Singapore University Oress & NIAS Press (Denmark),…

Indonesia, có Research Center for Regional Resource, The Indonesian Institute of Sciences, Jakarta.

Australia, cần nói đến chuyên gia lâu năm về Việt Nam, GS Carlyle Thayer, từ Học viện Quốc phòng ở Canberra, nhà phân tích - tác giả của rất nhiều sách và bài báo về Việt Nam, GS Carlyle Thayer - Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng Đại học New South Wales, còn là một chuyên gia về khu vực Đông Nam Á269.



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   80   81   82   83   84   85   86   87   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương