Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang92/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   ...   99
Thứ nhất, Hồ Chí Minh nhận thức về vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản trong đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, về việc vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam cũng như các nước khác cùng hoàn cảnh để tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với đặc điểm mỗi nước. Luận điểm này vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, nếu các nước được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc tiến tới xây dựng một xã hội giàu mạnh, văn minh và tiến bộ.

Thứ hai, trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế tạo nên sức mạnh chiến thắng, Hồ Chí Minh đã cống hiến cho dân tộc và nhân dân bị áp bức những kinh nghiệm quý về chiến lược đại đoàn kết, về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ lịch sử mà không chệnh mục tiêu chiến lược. Người là hiện thân của sự kết hợp hài hoà giữa lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế, cho sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Thứ ba, Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh thần cách mạng triệt để, song lại là biểu tượng về chủ nghĩa nhân văn cách mạng - sự kết hợp giữa lòng thương người truyền thống của dân tộc với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.

Thứ tư, Hồ Chí Minh đã tiếp tục và phát huy mọi giá trị truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại, mà lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ bản, đã góp phần xây dựng nền văn hoá mới, CON NGƯỜI chân chính, được viết bằng chữ in hoa.

Những kết luận - khái quát trên dẫn tới sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về Hồ Chí Minh.

– Con người chân chính, vừa là người con yêu của dân tộc vừa là lãnh tụ tài ba của nhân dân thế giới - tượng trưng cho sự kết hợp hài hoà các mối quan hệ giữa dân tộc, giai cấp và quốc tế.

– Nhà cách mạng, nhà thơ, học giả, nhà đạo đức.

Kết luận, các tác giả Xôviết khẳng định rằng, trong tư duy cũng như trong hành động, trong mọi đường lối, chủ trương chính sách của Người đã đề xuất với Đảng và Nhà nước, độc lập dân tộc không hề mâu thuẫn với nhau mà thống nhất trong mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”332.

Hoàng Tranh (Trung Quốc) trong Hồ Chí Minh với Trung Quốc thông qua tài liệu về mối quan hệ của Hồ Chí Minh với nhân dân và những nhà cách mạng Trung Quốc nói lên sự đóng góp của Người đối với việc xây dựng tình hữu nghị giữa hai dân tộc Trung Quốc, Việt Nam, đối với thắng lợi của cách mạng hai nước.

Giáo sư Nhật Bản Singô Sibata trong quyển Betomomuto Shiro momodoj, Tokyo “Aore Shoden”, 1972 “Hồ Chí Minh, một nhà tư tưởng” đã mạnh mẽ bác bỏ những quan điểm, luận điểm cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là một nhà cách mạng thực tiễn, một người thực dụng lấy chủ nghĩa cộng sản làm phương tiện để “nắm quyền cai trị độc tài”. Ông chứng minh rằng, Hồ Chí Minh là nhà lý luận tài giỏi trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng… Lý luận của Người được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, song là sự phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Ví như, Singô Sibata đã đánh giá cao Đảng và Hồ Chí Minh đã “khai phá”, tìm kiếm con đường đi đến chủ nghĩa xã hội đích thực: “Một trong những cống hiến quan trọng của cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1951 - 1976 - chúng tôi chú TĐT, NĐL) là đã đề ra lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, chứ không phải như lâu nay nhiều người vẫn quan niệm là phải xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh chấm dứt”. Singô Sibata đã nêu một số luận điểm mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Đó là: “Trước hết chúng ta phải thấy rằng những cống hiến của Hồ Chí Minh đã góp phần đào sâu và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Tác giả Nhật Bản đã khẳng định rằng “Những cống hiến của Hồ Chí Minh đã thực sự mở ra một giai đoạn mới trong những lý luận về dân tộc và thuộc địa”. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong quá khứ, mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Bởi vì, sau khi thoát khỏi ách đô hộ của bọn thực dân, tư bản, đế quốc, trong xây dựng và phát triển đất nước, các dân tộc phát triển luôn đứng trước nguy cơ chủ nghĩa thực dân mới tìm mọi cách, với nhiều hình thức khác nhau, như thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, mượn danh nghĩa những vấn đề về “nhân quyền” để xâm phạm chủ quyền dân tộc các nước, tăng cường sức ép về kinh tế, chính trị, quân sự, thậm chí khoác áo “chống khủng bố quốc tế” để tiến hành chiến tranh xâm lược.

Từ đó, Singô Sibata, rút ra kết luận: có rất ít người mácxít như Hồ Chí Minh sinh ra ở một nước thuộc địa và bản thân trải qua cuộc sống ở Tổ quốc và nhiều nước khác - những nước tư bản đế quốc, thuộc địa và phụ thuộc, đất nước Xôviết. Vì vậy sự am hiểu của Người về chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội… rất sâu sắc và Người thực sự đã đóng góp cho cách mạng thế giới. Điểm nổi bật ở Hồ Chí Minh mà Singô Sibata nhấn mạnh và chúng ta cần tiếp tục đi sâu hơn là: “Cống hiến nổi tiếng của Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình và tất cả mọi dân tộc có thể và phải thực hiện nền độc lập, tự chủ”333. Những luận điểm của Singô Sibata nêu trên gợi ý cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các dân tộc cần hội nhập quốc tế và khu vực cần vẫn phải giữ vững chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc.

Một vấn đề khác cần lưu ý là Hồ Chí Minh đã xây dựng những nguyên tắc dân chủ, đoàn kết trong Đảng để “xây dựng tác phong của Đảng viên, xây dựng thái độ của Đảng đối với nhân dân”334. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết khi Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền, nhất là khi chúng ta đang “Học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngoài ra, Singô Sibata cũng nêu một vấn đề có ý nghĩa thời sự là Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay - thời đại độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

Furuta Motoo (Nhật Bản) trong cuốn “Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới” do Nhà xuất bản Iwanami ấn hành tháng 2/1996, đã thông qua việc trình bày hoạt động của Hồ Chí Minh để làm nổi bật chân dung của Người trong đấu tranh giải phóng dân tộc và đặt cơ sở cho quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tác giả khẳng định: “… Hồ Chí Minh là vĩ nhân của thế kỷ XX” và khẩu hiệu “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” sẽ không phải là những từ ngữ hạn chế sự cầu thị của người Việt Nam mà còn có tác dụng vươn tới cùng thực hiện nhiệm vụ mang tính toàn cầu của nhân loại trong thế kỷ XXI”335.

Furuta Motoo qua tác phẩm của mình đã nêu một vấn đề mà ngày nay là nhiệm vụ trọng tâm của nước ta. Đó là: đấu tranh giải phóng dân tộc để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ bằng công cuộc đổi mới đất nước. Tác giả Nhật Bản này gợi cho chúng ta một chủ đề đi sâu nghiên cứu là giải phóng dân tộc và đổi mới đất nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với Hồ Chí Minh không phải là hai giai đoạn nối tiếp nhau, khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc mới tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội mà những nhiệm vụ và dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội phải đan xen nhau và ở mỗi giai đoạn mà có vị trí trọng tâm trong nhiệm vụ cách mạng. Đây là điều xuyên suốt trong hoạt động của Hồ Chí Minh, khi thống nhất về mục tiêu, phương hướng đấu tranh từ cách mạng giải phóng dân tộc lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn và lý luận này không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà cả đối với các nước đang phát triển hiện nay.

Những người cộng sản Pháp, vốn có cảm tình đặc biệt với Hồ Chí Minh đã có đánh giá xác đúng và đóng góp nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về Người. Charles Fourniau đã chỉ rõ rằng, việc Hồ Chí Minh từ một thầy giáo yêu nước trở thành một người lao động, một công nhân, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người Cộng sản đầu tiên “tưởng chừng như đơn giản và tự nhiên. Thực ra, đó là chặng đường chiến thắng với biết bao sự lựa chọn vững chắc, tránh được sai lầm dẫn tới ngõ cụt”336. Phát hiện này rõ ràng chứng minh điều mà Hồ Chí Minh đã khẳng định: chính từ lòng yêu nước, Người đến với chủ nghĩa cộng sản.

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Pháp (1970) đã nêu một vấn đề mà chúng ta cần đi sâu tìm hiểu: Hồ Chí Minh là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đi theo phương hướng chống chủ nghĩa thực dân rõ rệt, xây dựng truyền thống đoàn kết của Đảng với nhân dân thuộc địa.

Ngoài những ý kiến của nhà nghiên cứu có trình độ khoa học, có lương tâm và tình cảm đúng với Việt Nam, Hồ Chí Minh, chúng ta cũng tìm thấy trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài những vấn đề có khía cạnh đúng cần tham khảo, có những ý kiến chưa thật chính xác, toàn diện cần nói rõ về những điều xuyên tạc, vu cáo có tính chất bôi nhọ, hạ thấp công lao, bản chất của Hồ Chí Minh cần tiến hành bác bỏ.

Việc tìm hiểu về Hồ Chí Minh ở phương Tây đã có từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 nhằm tìm đáp số cho câu hỏi được đặt ra lúc bấy giờ “Hồ Chí Minh là ai?”. Đặc biệt từ năm 1970, sau khi Người qua đời, việc nghiên cứu về Người lại càng phát triển nhiều. Chúng ta đã làm quen với các tác giả và công trình về Hồ Chí Minh ở Pháp, Mỹ…; nổi bật là Jean Lacouture - Ho Chi Minh (Ed Seuil, Paris, 1967), C,P. Ragiơ - Ho Chi Minh (Ed. Presses universitaires, Paris, 1970), David Hamberstam - Ho (Randoom House, New York, 1971), Daniel Hémery - Ho Chi Minh de l’ Indochine au Vietnam (Decouvertes Gallimard, Histoire, 1990), Hypersion, New York, 2000; Sophie Quinn - Judge - Ho Chi Minh, The Missing Years (Horizon Books, Singapore, 2003)…

Nhìn chung, những nhà nghiên cứu này đều muốn tìm hiểu sự thật về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh và theo họ, cố gắng tránh việc nhận thức lịch sử bị khúc xạ thông qua một lăng kính chính trị làm mất tính khách quan khoa học. Chúng ta hoan nghênh ý kiến này và sẽ hợp tác để nghiên cứu, nhất là việc trao đổi tài liệu. Một vài tài liệu được các nhà nghiên cứu nước ngoài phát hiện có giá trị khoa học chúng ta đã tiếp nhận, song cũng có những tài liệu “giả, rởm” luận điểm sai trái, cần bác bỏ những cách lý giải không đúng, thậm chí cố tình xuyên tạc. Xin dẫn một vài dẫn chứng: J. Duiker, nhà nghiên cứu Mỹ, đã thực hiện chủ đích của mình trong việc “thể hiện đặc điểm đầy kịch tính về cuộc đời Hồ Chí Minh và tầm quan trọng của những kịch tính đó trong việc hình thành lịch sử Việt Nam và của thế kỷ XX”337. Sophie Quinn Judge đã bỏ nhiều công sức trong việc sưu tập tài liệu, đặc biệt ở Kho Lưu trữ của Quốc tế Cộng sản. Công trình của bà tập trung vào những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) “từ 1919, khi anh lần đầu nổi lên ở Paris với bí danh Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn - người yêu nước) cho đến năm 1941 và Chiến tranh thế giới thứ hai, khi mối quan hệ với Quốc tế Cộng sản thực tế đã chấm dứt”. Những tài liệu mà Sophie Quinn Judge sưu tầm được nó rất quý với chúng ta và cần trân trọng là vì “mục đích của việc nghiên cứu này không phải là phá hỏng uy tín của Hồ mà xác định càng thực tế càng tốt những gì anh đã làm trong những năm ở Quốc tế Cộng sản. Đây là những năm phải ngụy trang và bí mật; vì vậy cũng dễ hiểu khi họ tăng thêm phần huyền thoại về Hồ như kiểu Fhăngtômát”. Song trong thực tế, ý định và mục đích tốt đẹp này chưa được thực hiện đúng và đầy đủ.

Cả W. J. Duiker lẫn Sophie Quinn Judge, cũng như nhiều nhà nghiên cứu phương Tây về Hồ Chí Minh đều “mong muốn có thái độ khách quan” khi xem xét nguồn tư liệu nhằm tìm hiểu “những bí ẩn bao phủ quanh Hồ Chí Minh”. Vì vậy, họ cũng đặt cho mình nhiệm vụ “vạch trần bệnh sùng bái cá nhân Hồ Chí Minh”, thể hiện trong các tài liệu biên soạn ở Việt Nam. Và theo họ, những tài liệu này “đều đã mất giá trị bởi những nỗ lực nhằm thần thánh hoá một vị thánh hơn là một nhân vật chính trị, có tính chất một biếm hoạ hơn là một thực tế”338.

Chúng ta hoan nghênh các nhà nghiên cứu phương Tây đã phát hiện và đóng góp một số tài liệu quý về Hồ Chí Minh. Song điều quan trọng là xác định được tính chất chân thực, cơ bản, điển hình của tài liệu - sự kiện đối với nghiên cứu. Chúng ta có thể dẫn ra không ít tài liệu được sử dụng của các nhà nghiên cứu phương Tây về Hồ Chí Minh đã đi sâu, khai thác đời tư của nhân vật, đưa ra những sự kiện “giật gân”, thậm chí xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, như việc đưa tin “Hồ Chí Minh bán đứng Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 25.000 phơrăng, nhằm gây quỹ cho tổ chức của mình và để thủ tiêu một lực lượng dân tộc chủ nghĩa lớn, thu hút được đông đảo quần chúng”.

Hơn nữa, việc hiểu sự kiện để tiếp cận với chân lý được phản ánh trong tài liệu sự kiện mới là điều kiện chủ yếu. Song không phải tài liệu nào cũng phản ánh đúng sự kiện, bởi vì giữa hiện thực khách quan với tài liệu bao giờ cũng có con người phản ánh hiện thực thông qua chủ quan của mình. Một số sự kiện được nêu có vẻ khách quan, nhưng khi giải thích, khái quát, kết luận lại bộc lộ tính chủ quan, phiến diện không phản ánh đúng sự thật. Ví như, W. J. Duiker căn cứ vào một số tài liệu không xác thực, thậm chí bị xuyên tạc để đưa ra những kết luận, nhận định không đúng về “quyền lực và uy tín ngày càng giảm sút của Hồ Chí Minh”, về “việc chia rẽ, tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam …”, về thái độ “quả lắc” của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam giữa hai thế lực mâu thuẫn, xung đột nhau Liên Xô - Trung Quốc”… Từ những nhận định sai lệch, ông đã dự báo rằng: “Rất khó duy trì sự sùng bái ông Hồ trong tương lai. Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, dù hầu hết thanh niên Việt Nam tôn trọng Hồ Chí Minh vì những đóng góp của ông cho sự nghiệp giành độc lập và thống nhất đất nước, nhiều người không còn coi ông là nhân vật trong tâm hồn đời sống của họ”339. Những lý giải như vậy đã đi ngược lại sự thực buộc chúng ta phải làm sáng tỏ bằng những tài liệu - sự kiện chân thực.

Có nhiều vấn đề cần thảo luận, trao đổi để nhận thức đúng về Hồ Chí Minh mà các tác giả phương Tây đã đề cập đến, ở đây chúng ta chỉ dẫn ra một số chủ đề lớn sau đây, cần tiếp tục nghiên cứu đúng đắn.



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương