Hội thảo quốc tế việt nam họC


§ãNG GãP CñA C¸C NHµ KHOA HäC N¦íC NGOµI §èI VíI VIÖC NGHI£N CøU CUéC §êI Vµ Sù NGHIÖP CñA Hå CHÝ MINH



tải về 6.05 Mb.
trang90/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   86   87   88   89   90   91   92   93   ...   99

§ãNG GãP CñA C¸C NHµ KHOA HäC N¦íC NGOµI
§èI VíI VIÖC NGHI£N CøU CUéC §êI
Vµ Sù NGHIÖP CñA Hå CHÝ MINH

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




GS.TS Trịnh Đình Tùng*, PGS.TS Nguyễn Đình Lễ*


Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử nổi bật của thế kỷ XX, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, tìm hiểu việc nghiên cứu Hồ Chí Minh của những nhà nghiên cứu nước ngoài không chỉ bổ sung cho chúng ta nguồn tài liệu và những kiến giải về Hồ Chí Minh mà còn hiểu rõ hơn thái độ, quan điểm khác nhau của nước ngoài đối với Việt Nam và Hồ Chí Minh, đặt cơ sở cho việc xác lập một ngành khoa học mới - Hồ Chí Minh học.

Chúng ta biết rằng, sự hình thành và phát triển của bất cứ một ngành khoa học nào cũng đều trải qua một quá trình lâu dài với những chặng đường kế thừa và phát triển. Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh cũng như vậy. Trước 1945, tài liệu về Nguyễn Ái Quốc chỉ có trong hồ sơ của mật thám Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việc nghiên cứu Hồ Chí Minh, với tư cách một nhà chính trị, mới phát triển ở các nước, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản. Hơn nữa đối với ngành khoa học xã hội, quá trình nghiên cứu thường diễn ra những cuộc đấu tranh về học thuật và tư tưởng, được xem như một biểu hiện của những quan điểm khác nhau, đối lập nhau trong khoa học. Bởi vì, như V.I. Lênin đã khẳng định: “trong xã hội có giai cấp không thể có khoa học xã hội vô tư”324. Cái gọi là “khách quan chủ nghĩa”, “phi đảng” trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, mà một số tác giả nước ngoài thường nêu chỉ nhằm che đậy ý đồ chính trị của họ. Trên cơ sở những tài liệu được phát hiện, nhưng cũng có không ít tài liệu được “dựng lên”, bị xuyên tạc, một số nhà nghiên cứu phác hoạ và giải thích một cách chủ quan, phiến diện. Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu về Việt Nam, Hồ Chí Minh, chúng ta cũng có thể tìm được nhiều tài liệu - sự kiện và lý giải khoa học. Bài viết này chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu những đóng góp khoa học của những nhà nghiên cứu nước ngoài về Hồ Chí Minh.

Trong nghiên cứu lịch sử nói chung, lịch sử Đảng nói riêng, các nhà khoa học Việt Nam công khai nói rõ tính Đảng Cộng sản của mình. Đối với chúng ta “tư duy lý luận của mỗi thời đại (mỗi giai cấp), tức là sản phẩm của lịch sử, ở các thời đại khác nhau có những hình thức rất khác nhau, đồng thời lại có những nội dung rất khác nhau (trái ngược nhau)”325. Cần khẳng định rằng, thể hiện tính Đảng Cộng sản, đứng vững trên các nguyên tắc phương pháp luận mácxít - lêninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiếp cận chân lý lịch sử khách quan; tuy trong công tác khoa học còn có những thiếu sót về tư liệu, phương pháp… Đó là những thiếu sót do chưa có sự thống nhất tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu. Song không vì vậy mà quy kết một cách thiếu thiện chí rằng, những tài liệu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh của những nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam là tài liệu “bịa đặt”, “sai lạc”, “cục bộ”, “có dụng ý tuyên truyền, không chuyên nghiệp, ít trung thực và nhất là thiếu lương thiện, tri thức”326 (có thể hiểu là tài liệu thiếu chính xác - chúng tôi chú thích TĐT, NĐL). Bởi vì, các nhà khoa học Việt Nam hiểu rằng chỉ khi nào hiểu biết đúng về con người, cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh mới có thể học tập và làm theo tấm gương của Người. Không có tác dụng giáo dục nào lớn bằng việc nêu đúng “người thật, việc thật”.

Với nhận thức như vậy, chúng tôi điểm qua đôi nét về tình hình nghiên cứu ở một số nước để từ đó rút ra những đóng góp của các nhà khoa học nước ngoài đối với việc tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Chúng tôi dùng “nghiên cứu ở nước ngoài” mà không dùng “các nhà nghiên cứu nước ngoài”; bởi vì trong số những người nghiên cứu Hồ Chí Minh ở nước ngoài có cả những nhà nghiên cứu các nước và không ít những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.

Số lượng người nghiên cứu Hồ Chí Minh, những cuốn sách, bài viết về Hồ Chí Minh của các tác giả nước ngoài đến nay vẫn chưa xác định được chính xác và đầy đủ. Tuy vậy, đến đầu thế kỷ XXI “theo con số thống kê, cho đến nay đã có trên 200 tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, triết học, tâm lý học, nhân chủng học, văn hoá học, các nhà thơ, các phóng viên của các tờ báo lớn trên thế giới… viết về Hồ Chí Minh”327.

Các tác giả và công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở nước ngoài cũng rất đa dạng về chuyên ngành, với nhiều màu sắc, khuynh hướng chính trị với những mục đích, ý đồ khác nhau. Có thể xem đây là một cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng giữa những người ủng hộ và chống lại nhân dân Việt Nam trong và sau cuộc đấu tranh thắng lợi cho độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

Nếu kể cả những ý kiến, câu nói hồi ký của các nhà chính trị và hoạt động xã hội trên thế giới, theo GS Phan Ngọc Liên, có thể thấy rõ có các loại tác giả sau đây viết về Hồ Chí Minh:



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   86   87   88   89   90   91   92   93   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương