Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang85/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   81   82   83   84   85   86   87   88   ...   99
2.2. Giới nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài quan tâm rất nhiều vấn đề khác nhau: khảo cổ học, dân tộc học (bởi Việt Nam là nước đa dân tộc, với 54 tộc người mà tiếng Việt đã được chọn làm “tiếng phổ thông” cùng với “chữ quốc ngữ”), lịch sử từ cổ đại đến hiện đại, ngôn ngữ, văn học, văn hoá dân gian, tín ngưỡng - tôn giáo, kinh tế, pháp luật...

Từ mấy thế kỷ nay, người châu Âu quan tâm đến Việt Nam ngày một nhiều đến mức giới nghiên cứu đã có diễn đàn EUROVIET được tổ chức khá đều đặn; diễn đàn này thu hút không chỉ người châu Âu mà ta thấy người tham gia đến từ cả các châu lục khác. Không chỉ Mỹ, Nhật, Pháp, Anh,... mà cả Thuỵ Điển, Hà Lan, Đan Mạch,... cũng dành những quỹ hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu.

Việc các học giả nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt nhiều khi còn bắt đầu ngay cả trước khi có chủ trương giảng dạy tiếng Việt ở nhà trường nước họ. Đó là một thực tế. GS Serge Genest, trưởng nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về châu Á hiện đại, Đại học Tổng hợp Laval (Canađa) hoàn toàn có lý khi đưa ra nhận xét rằng: ”Những thay đổi quan trọng đang diễn ra ở Việt Nam khiến cho ngày càng có nhiều người muốn tiếp xúc với đất nước này. Dù là vì những mục đích trao đổi văn hoá hay kinh tế thì những mối quan hệ muốn phát triển với những thành viên của một nền văn hoá khác khiến ta có một sự hiểu biết, dù là hạn chế, về ngôn ngữ của dân chúng nước này” (Avant - propos, Parlons vietnamien. Gérac, Université Laval, 1995). Đứng về góc độ tiếp xúc ngôn ngữ và giao lưu văn hoá, đó là một hiện tượng rất thú vị, chưa từng có trong lịch sử tiếng Việt và giao lưu văn hoá Việt Nam với thế giới. Đó cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy Khoa Việt Nam học có một vị trí xứng đáng ngay cả ở nước ngoài.

Ở Việt Nam, có Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, nay là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Và được biết, sau sự xuất hiện của ngành Việt Nam học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002 (từ Bộ môn Việt Nam học, ngày 27/9/2005, Khoa Việt Nam học chính thức được thành lập), năm học 2005 - 2006 có 16 trrường mở mã ngành đào tạo Việt Nam học, và năm học này (2006 - 2007) lại có thêm 20 trường nữa mở mã ngành học này270.

Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất đã diễn ra tại Hà Nội vào các ngày 15 - 17/7/1998. Số lượng người tham dự đã đông hơn dự kiến, đặc biệt có rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam từ nhiều nước trên khắp thế giới đến dự. Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, 14 - 16/7/2004. Hội thảo lần thứ ba được tổ chức tại Hà Nội hẳn sẽ là một điểm hẹn hấp dẫn giới nghiên cứu Việt Nam học.

3. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thông tin về chủ đề này, giới thư viện - tư liệu học cần xây dựng một chủ đề chung cho các tài nguyên thông tin, được tập hợp từ các nguồn tư liệu (trong và ngoài nước, tổ chức và cá nhân khác nhau) là: Việt Nam và Việt Nam học.

Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã tiến hành xây dựng Thư mục Việt Nam học vào các năm 2002 - 2003. Nhóm đề tài đã làm được khoảng 7 - 8000 phiếu thư mực 7 yếu tố, song thời kỳ này chưa có điều kiện xây dựng cơ sở dữ liệu.

Cũng vào thời kỳ này, ở Pháp đã xuất hiện một tập thư mục về lịch sử và văn minh Việt Nam của một gia đình nghiên cứu, đó là: Référence bibliographiques d’histoire et civilisation du Vietnam / Philippe Langlet, Quach Thanh Tam. P., 2003, 305p.

Gần đây, Thư viện Trẻ vừa mới khởi động lại Index Vietnam271 - CSDL chỉ mục báo, tạp chí Việt Nam với gần 8,000 biểu ghi thư mục (citation) của các bài báo, tạp chí xuất bản từ năm 2000 đến nay. Index Vietnam được thử nghiệm từ năm 2006, là cơ sở dữ liệu chỉ mục báo, tạp chí Việt Nam tìm kiếm được đầu tiên trên Internet Index Vietnam phiên bản mới sử dụng công nghệ Web 2.0. Thư viện Trẻ cũng cho biết sẵn sàng tư vấn các thư viện xây dựng những công cụ tương tự. Các thư viện khoa học ở Việt Nam cần xem đây là một chủ đề lớn. Nội dung của chủ đề này có thể bao gồm những đề mục cụ thể.

Các đề mục cho chủ đề: Việt Nam và Việt Nam học được xây dựng ở một thư viện khoa học đại để như sau:

1. Đất nước Việt Nam:

– Địa lý tự nhiên và môi trường

– Lịch sử,…

2. Con người Việt Nam

– Xã hội Việt Nam

– Văn hoá Việt Nam

– Tâm lý người Việt Nam

– Tín ngưỡng và tôn giáo,…

3. Các dân tộc/tộc người ở Việt Nam

– Tiếng Việt (Kinh)

– Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

4. Các ngôn ngữ ở Việt Nam

– Tiếng Việt (Kinh)

– Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

…………………………………………..

4. Nhu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước hiện nay là cần có (những) địa chỉ tin học đủ sức cung cấp cho các nhà khảo cứu trong và ngoài nước một bức tranh toàn cảnh về thực trạng, không chỉ để kế thừa hay tránh trùng lặp, mà từ đó còn có thể phác hoạ tương lai của nghiên cứu Việt Nam học trong nước và trên thế giới.

Không phải chỉ để hấp dẫn người sử dụng, mà là để tồn tại trong thể thống nhất nhưng không thể sáp nhập, nhằm duy trì tính đa dạng trong khác biệt, mỗi thư viện khoa học cần sở hữu trong mình (những) vốn tài nguyên thông tin đặc thù, nhằm phục vụ những nhu cầu tìm kiếm thông tin chuyên biệt của nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập ở bậc đại học và sau đại học về Việt Nam học.

Tính đặc thù này có thể được thể hiện ở vốn sách báo và tài liệu quý hiếm về một số lĩnh vực, chuyên ngành được xác định, phù hợp với cơ sở nghiên cứu và đào tạo (nhờ ưu thế riêng) mà ít nơi có được, hay những nơi khác cũng có thể có nhưng thường không đầy đủ, thiếu hệ thống, không thành bộ, đủ tập …

Đương nhiên, vốn tài nguyên thông tin thu thập không chỉ cần được lưu giữ tốt, mà còn cần được xử lý nhờ kỹ thuật hiện đại, sao cho người dùng tin dễ dàng tiếp cận nhất, theo cách nói hiện đại là thân thiện với người dùng tin (chứ không phải chỉ nằm nguyên trong kho, kể cả kho thông tin điện tử). Nói cách khác là làm sao để cả các nguồn tài nguyên thông tin này không chỉ được thu nhận, bảo quản tốt mà chúng phải được khai thác có hiệu quả tối đa, phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu về Việt Nam học.

Đương nhiên, để hội nhập và cùng phát triển với ngành thông tin - thư viện thế giới - đặc biệt là để tranh thủ những nguồn tài nguyên thông tin đã có, hướng tới dễ dàng chia sẻ tài nguyên thông tin - thì không gì khác hơn là phải thực hiện chuẩn nghiệp vụ phổ biến nhất.



Nhân đây, xin được chia sẻ với một “lão làng” về suy nghĩ của ông cho rằng: Trung tâm nghiên cứu (và tôi thêm: cũng như đầu mối cung cấp tài nguyên thông tin đầy đủ và cập nhật những tư liệu nghiên cứu) về Việt Nam học cần được xây dựng ở Việt Nam chứ không phải ở một nơi nào khác trên thế giới.



VÞ TRÝ CñA VIÖT NAM TRONG HÖ THèNG
TH¦¥NG M¹I BIÓN §¤NG THêI Cæ TRUNG §¹I

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




S Hoàng Anh Tuấn*


Hải sử nói chung và hải thương sử nói riêng không phải là hướng nghiên cứu quá mới mẻ ở nước ta, dù thành tựu trên lĩnh vực này chưa thực sự nổi bật272. Trong khi đó, nghiên cứu những khía cạnh cụ thể của lịch sử dân tộc nhìn từ phương diện biển lại chưa phải là phương pháp tiếp cận phổ biến. Phương pháp này có những lợi thế nhất định, cho phép chúng ta có cái nhìn đối sánh và định vị lịch sử dân tộc trong bối cảnh rộng của hải sử khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, nó đồng thời đòi hỏi sự thận trọng từ người viết khi xác định phạm vi nghiên cứu, đặc biệt là việc phân lập một số khái niệm cụ thể, nhất là những khái niệm liên quan đến dân tộc và tộc người273.

Trong một số bài viết trước đây, khi điểm qua vị trí của Việt Nam trong hệ thống hải thương khu vực thời cổ trung đại, tôi đã rất cân nhắc khi phân lập và sử dụng một số thuật ngữ như “Việt Nam/Đại Việt”, “người Việt”… nhằm tránh những cách hiểu không sát thực với bối cảnh lịch sử chung của quốc gia Đại Việt và cả khu vực274. Một cách khái quát, việc phân lập cụ thể nội hàm một số khái niệm sẽ giúp người viết tránh được những cách hiểu thái quá (hoặc quá tích cực, hoặc quá tiêu cực) về vị trí của Việt Nam trong hệ thống hải thương khu vực qua các thời kỳ lịch sử. Trên quan điểm đó, bài viết này tiếp tục thảo luận về vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại Biển Đông thời cổ trung đại, đặc biệt là vai trò của một số hải cảng chính yếu của quốc gia Đại Việt dưới thời Lý - Trần - Lê sơ - Mạc, dưới tác động của quá trình biến đổi, chuyển dịch của mạng lưới hải thương khu vực và quốc tế275.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   81   82   83   84   85   86   87   88   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương