Hội thảo quốc tế việt nam họC


TµI LIÖU §ÞA CHÝNH Hµ NéI THêI CËN §¹I: S¦U TËP Vµ GI¸ TRÞ T¦ LIÖU



tải về 6.05 Mb.
trang79/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   99



TµI LIÖU §ÞA CHÝNH Hµ NéI THêI CËN §¹I:
S¦U TËP Vµ GI¸ TRÞ T¦ LIÖU

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




S Phan Phương Thảo*


1. Sưu tập tài liệu địa chính

Toàn bộ tư liệu địa chính Hà Nội thời cận đại hiện được lưu giữ tại hai cơ sở chính: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và tại Phòng Lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội.



1.1. Tài liệu địa chính Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I là một trong ba trung tâm trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước có chức năng sưu tầm, thu thập, bổ sung; bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu, tư liệu lưu trữ Hán - Nôm và tài liệu, tư liệu lưu trữ tiếng Pháp, tiếng Việt hình thành từ tháng 8 năm 1945 trở về trước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước.

Nguồn tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có thế chia làm 3 khối lớn sau:

- Khối tài liệu Hán - Nôm: là những tài liệu được hình thành trong các cơ quan thuộc các triều đại phong kiến ở Việt Nam, chủ yếu là triều đại nhà Nguyễn (từ Gia Long năm 1802 đến Bảo Đại năm 1945).

- Khối tài liệu tiếng Pháp: là những tài liệu được hình thành trong các cơ quan chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương trước đây (gồm Việt Nam - Lào và Campuchia) và các sở chuyên môn của chính quyền thuộc địa Pháp ở Bắc Kỳ.

- Khối tài liệu hành chính: là khối tài liệu chiếm số lượng nhiều nhất với


40 phông tài liệu. Tài liệu địa chính Hà Nội thuộc khối tài liệu này và nằm tập trung nhiều nhất ở phông Sở Địa chính Hà Nội hay rải rác ở các phông: phông Sở Địa chính Bắc Kỳ; phông Toà Đốc lý Hà Nội; phông Sở Địa chính Hà Đông.

a. Phông Sở Địa chính Hà Nội

Phông Sở Địa chính Hà Nội cung cấp số lượng lớn hồ sơ địa chính của riêng khu vực Hà Nội. Hiện nay, phông tài liệu này có 880 hồ sơ với độ dày mỏng khác nhau. Hồ sơ mỏng nhất khoảng 2 - 3 tờ và hồ sơ dày nhất lên tới gần 200 tờ chất liệu bằng cả giấy pơ luya và giấy thường theo các khổ khác nhau. Loại hình tài liệu trong các hồ sơ gồm có tài liệu viết tay, tài liệu đánh máy và bản đồ (có tỷ lệ). Có một vài hồ sơ có tài liệu vừa chữ Hán, vừa chữ Quốc ngữ. Thời gian của các hồ sơ kéo dài từ năm 1888 đến năm 1956.

Phông tài liệu Sở Địa chính Hà Nội đã được chỉnh lý hoàn chỉnh thành hồ sơ. Nội dung chủ yếu gồm các tài liệu liên quan đến các vấn đề đất đai, nhà cửa, chùa chiền và các phố của Hà Nội. Theo khung phân loại P. Boudet, tài liệu chỉ liên quan đến hai ký hiệu sau:

- Chính trị: chùa và đền (1890 - 1957) ký hiệu là F.

- Chế độ ruộng đất ký hiệu là M, gồm:

+ Từ M 3 - M 8 là các hồ sơ thuộc lĩnh vực địa chính và đất đai của thành phố. Hồ sơ về các phố của Hà Nội (1882 - 1956).

+M 83 là hồ sơ khu vực nhượng địa (1889 - 1953).

+M 84 là các hồ sơ thuộc lĩnh vực chuyển đổi đất đai trong các phố của Hà Nội (1888 - 1953).

+M 86 là các hồ sơ thuộc lĩnh vực trưng dụng đất để quy hoạch các phố (1889 - 1953).

+M 87 là hồ sơ trưng dụng đất cho việc xây dựng thành phố (1888 - 1944)

+M 89 là các hồ sơ đất đai do thành phố bán (1888 - 1949)261.

b. Tài liệu địa chính Hà Nội tại các phông tư liệu khác

* Phông Sở Địa chính Bắc Kỳ:

Sở Địa chính Bắc Kỳ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện và kiểm tra kỹ thuật việc đo đạc địa hình, lập các bản đồ và các sổ cái địa chính.

Hiện nay, phông Sở Địa chính Bắc Kỳ có 598 hồ sơ, mỗi hồ sơ có độ dày mỏng khác nhau, dày nhất là khoảng 150 tờ và mỏng nhất là khoảng 2 - 3 tờ. Thời gian của các hồ sơ kéo dài từ năm 1901 đến năm 1954 thuộc các lĩnh vực sau: văn bản pháp quy, công văn trao đổi, nhân sự, hồ sơ nhân sự, tổ chức chính quyền địa phương, công chính, lao động, khai thác thuộc địa, chế độ ruộng đất, nông - lâm; giáo dục công, khoa học và nghệ thuật và lưu trữ - thư viện.

Đặc biệt tài liệu ruộng đất trong phông Sở Địa chính Bắc Kỳ chiếm số lượng lớn, có nội dung phong phú gồm các tư liệu về: chế độ ruộng đất, quy chế về sở hữu ruộng đất, phân chia quyền sở hữu ruộng đất ở Bắc Kỳ (1909 - 1951); cải cách ruộng đất của một số tỉnh Bắc Kỳ (1951 - 1953); lịch sử địa chính Đông Dương và địa chính Bắc Kỳ; tổ chức và hoạt động của địa chính Bắc Kỳ, Trung Kỳ và tổ chức lại địa chính Bắc Việt (1901 - 1954); báo cáo hàng năm của Sở Địa chính Bắc Kỳ và báo cáo hàng tháng của các tỉnh từ năm 1926 - 1954; đăng ký ruộng đất ở Bắc Kỳ (1926 - 1938); tổ chức lại các khu địa chính, bản đồ các tỉnh Bắc Kỳ được vẽ sau khi đã thực hiện công tác địa chính có niên đại từ 1938 đến 1941; hồ sơ tranh chấp đất đai, hoạch định ranh giới giữa các tỉnh ở Bắc Kỳ và cắm mốc phân giới đất ở Nam Kỳ (1911 - 1951); báo cáo thanh tra các tỉnh Bắc Kỳ (1928 - 1945); diện tích các đồn điền ở các tỉnh Bắc Kỳ (1933 - 1944); danh sách các đồn điền của người bản xứ và của người Âu ở các tỉnh Bắc Kỳ (1903 - 1944); lịch sử về tài sản đô thị; nhượng và thuê đất tư không xây dựng ở Đông Dương từ năm 1931 đến năm 1944; quy hoạch thành phố Hà Nội trong những năm 1924 - 1944.

Phông Sở Địa chính Bắc Kỳ tập trung toàn bộ tài liệu quản lý địa chính của cả Bắc Kỳ, vì vậy tài liệu địa chính Hà Nội trong phông này rất ít ỏi (khoảng hơn


10 hồ sơ).

* Phông Toà Công sứ Hà Đông:

Toà Công sứ Hà Đông là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thống sứ Bắc Kỳ.

Phông Toà Công sứ Hà Đông hiện có 5218 hồ sơ với các chất liệu giấy gió, giấy, vải. Các hồ sơ có niên đại từ năm 1883 đến năm 1938. Trong phông lưu trữ này có rải rác một số tài liệu địa chính Hà Nội. Nội dung chính của các hồ sơ này là về việc chuyển nhượng đất cho người bản xứ và người Âu ở Hà Nội giai đoạn 1888 - 1928; phân chia đất đai làng xã từ 1911 đến 1929.

* Phông Toà Đốc lý Hà Nội:

Toà Đốc lý là cơ quan giúp việc cho Đốc lý. Phông tài liệu Toà Đốc lý này gồm có 6007 hồ sơ tài liệu từ năm 1885 đến năm 1945 với các nội dung như nhân sự, tổ chức chính quyền, chính trị, tư pháp, công chính, giao thông, thương mại, quân sự, giáo dục, y tế, tài chính, lao động và ruộng đất.

Nội dung chủ yếu của các hồ sơ tài liệu về ruộng đất Hà Nội trong phông này là: quy định chế độ sở hữu ruộng đất của Pháp tại Hà Nội trong các nhượng địa (các hồ sơ năm 1933); bán và cho thuê nhà cửa và đất công ở Hà Nội (hồ sơ năm 1935 đến năm 1939); bán, cho thuê, nhượng và trao đổi đất công ở Hà Nội (1922 - 1930).

Điểm qua các phông tư liệu, có thể nhận thấy đặc điểm lớn nhất của khối tài liệu địa chính Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I là: từ loại hình cũng như nội dung của các hồ sơ tài liệu đều mang đậm tính chất quy phạm hành chính. Các hồ sơ tài liệu này chủ yếu là công văn, thư từ, giấy tờ của các cơ quan, sở, ban ngành có trách nhiệm chính và trách nhiệm liên đới trong việc quản lý, quy hoạch, xây dựng, chuyển nhượng, bán đấu giá đất đai, giải quyết các đơn từ kiện cáo về đất đai, quy định về thuế đất, tiền thuê nhà… ở Hà Nội.

Đặc điểm thứ hai là niên đại của khối tài liệu này kéo dài từ những năm 1888 đến những năm 50 của thế kỷ XX. Như vậy, tất cả những biến động về mặt đất đai của Hà Nội đều được ghi lại một cách đầy đủ qua khối lượng hồ sơ tài liệu đồ sộ này.

Đặc điểm thứ ba là trong các hồ sơ tài liệu địa chính Hà Nội tại các phông tư liệu có rất nhiều tài liệu bản đồ (có tỷ lệ) kèm theo. Các bản đồ này khá phong phú đa dạng gồm: bản đồ quy hoạch, bản đồ về môi trường sinh thái, bản đồ cảnh quan, bản đồ hành chính, bản đồ địa hình…. của Hà Nội. Đây là một tài liệu quý hiếm phản ánh diện mạo của Hà Nội một cách trực quan, sinh động.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   75   76   77   78   79   80   81   82   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương