Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang78/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   74   75   76   77   78   79   80   81   ...   99
[Đại] Việt sử lược là một bộ sử xưa nhất Việt Nam còn đến thời gian chúng ta, đồng thời là một bộ sử duy nhất mà đến thời gian chúng ta đã được viết ở Đại Việt trước Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Vì thế cho nên [Đại] Việt sử lược là một nguồn sử liệu rất quý, đã ghi chép nhiều sự kiện không có trong bộ sử của Ngô Sỹ Liên và các bộ sử viết theo. Ngược lại [Đại] Việt sử lược không chép những sự kiện không đáng tin mà Ngô Sỹ Liên chép được (như việc lập những quy chế Nho giáo vào nửa cuối thế kỷ XI).

[Đại] Việt sử lược (quyển II) là một bộ sử Việt Nam duy nhất mà giữ gìn được truyền thống Phật giáo viết sử (tôi không nói đến những tác phẩm văn học Phật giáo như Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên).

[Đại] Việt sử lược không thể do một người viết. Quyển I có tính chất sưu tập. quyển II và quyển III không đồng tình với nhau. Quyển II đã được viết theo nguyên tắc Phật giáo còn quyển III được viết theo nguyên tắc Nho giáo.

Phương pháp nghiên cứu bằng cách so sánh văn bản [Đại] Việt sử lược với các sử liệu Việt Nam và Trung Quốc khác có thể làm rõ thêm những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Phương pháp này cũng đã cho phép phát hiện ra sự chuyển giao bí mật các triều đại ở Đại Việt vào đầu thế kỷ XII. Trên cơ sở đó có thể kết luận rằng tác giả quyển II đã viết về lịch sử Hậu Lý Sơ còn tác giả quyển III đã viết về lịch sử Hậu Lý Mạt và [Đại] Việt sử lược là bộ sử của cả hai triều đình

Khối lượng tin tức phong phú cuối quyển II và III cho phép đoán rằng hai tác giả của nó đều là người chứng kiến những sự kiện lịch sử thời ấy. Tức là quyển II, đã được viết vào một phần tư thứ hai thế kỷ XII, còn quyển III đã được viết vào phần tư thứ hai thế kỷ XIII.

Vấn đề về các tác giả hai quyển thuộc bộ sử này khá phức tạp. Chỉ có thể nói chắc chắn rằng bộ sử này không phải do một người viết. Chúng tôi chưa đủ tài liệu để đưa ra kết luận cuối cùng. Qua Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên và An Nam chí lược của Lê Trắc, chúng tôi biết hai tên nhà sử học - những người có khả năng viết hai bộ sử này trong các giai đoạn đó là Đỗ Thiện và Trần Tấn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khả năng mà thôi và tôi không nói chắc chắn rằng hai ông đều là tác giả của hai bộ sử. Tôi đồng ý với GS Phan Huy Lê khi ông viết rằng: “An Nam chí lược của Lê Trắc nói: Lê Văn Hưu “sửa Việt chí” của Trần Phổ, nhưng chưa có sử liệu đáng tin cậy nào cho biết mối quan hệ giữa Việt chí với Việt sử lượcĐại Việt sử ký”260. Tôi khẳng định rằng có một tác giả khuyết danh của quyển I và quyển II và một tác giả khuyết danh của quyển III. Phụ lục niên hiệu của những hoàng đế nhà Trần có thể được viết do bất cứ người nào sống cuối đời Trần trong đó cũng có thể do Sử Hy Nhan. Có khả năng người viết phụ lục niên hiệu đã tập hợp hai bộ sử nhà Hậu Lý Sơ và nhà Hậu Lý Mạt vào một bộ sử lấy tên là Đại Việt sử lược. Đồng thời cũng có khả năng tác giả quyển III đã hợp nhất cả ba quyển vào một bộ sử và người sống cuối đời Trần chỉ viết phụ lục niên hiệu. Những khác biệt giữa quyển II và quyển III cho phép chúng ta đoán định rằng chúng không bị chỉnh sửa do người khác được.



1   ...   74   75   76   77   78   79   80   81   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương