Procès Verbal N°1



tải về 30.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích30.4 Kb.
#12404
Commission d’Abornement de 1893 de la Frontière Sino-Annamite de Paxi-Kalong à Bac Cuong Ai

Procès Verbal N°1

De la réunion du treize novembre mil huit cent quatre vingt treize (sixième jour de la dixième lune de le dix-neuvième année de Khouang-sou)


Sont présents :

M.M. GALLIENI, Colonel Commandant le 1er Territoire Millitaire, Officier de la Légion d’Honneur, Président de la Commision Française


AMAR, Chef de Bataillon, Commandant 1er Cercle de Moncay, Chevalier de la Légion d’Honneur,
AUDIE, Lieutenant d’Infanterie de Marine, Officier de Renseignement
TRESTOURNEL, Lieutenant Infanterie de la Marine
M.M. LI SHEOU-TONG, Mandarin de 4e rang, Préfet du Département de Kin-tchéou, délégué du Céleste Empire, Président de la Commision Chinoise

TCHAN MAN-HI, Sous Préfet de Phong-Sinh

Le deuxième membre TCHAN MIEN-TAC était absent.

Retenu à Canton plus de temps qu’ils ne pensaient, il n’était pas encore arrivé au moment de la réunion.

Il est décidé que la première séance aura lieu malgré absence de ce denière membre.

M. le Colonel, Président de la Commission Française, fait connaitre le nom des officiers français désignés par le M. le Gouverneur Général pour faire partie de cette commision.

S. Exc. Ly, Président de la Commission Chinoise, donnée égalemaent le nom des commissaires chinois désigné par le Tson-Li Ya-Men.

M. le Colonel Galliéni fait remarquer :

1er – que tout terrain contesté dit : « Territoire Hoan-Mo » entre Bac Cuong Ai et Bac Phong Sinh est montagneux, peu populeux, et que, parsuite de son peu richesse, il ne saurait avoir une grande importance pour la France.

2e qu’il y a lieu de se conformer strictement aux proçes-verbal n°1de la Commission de la Délimitation du 29 mars 1887, dont les clauses principales ont été rappelées dans le proçes-verbal de la Convention de Pékin du 26 juin 1887.

3e qu’il faut rechercher autant que possible comme frontière entre les 2 puissances, des lignes naturelles, telles que cours d’eau, crêtes de montagnes, etc...

S. Exc. LY répond qu’il a également reçu des instructions pour se conformer strictement aux dispositions des mêmes documents, et qu’il est heureux de voir l’accord établi à ce sujet entre les 2 gouvernements.

En conséquence, il est décidé que, suivant les dispositions du Procès-Verbal n° 1 du 29 mars 1887, on adoptera le tracé réclamé antérieurement par la Commission chinoise de 1889, c’est à dire qu’à partir de Bac Phong Sinh on remontera d’abord la branche Sud-Ouest du Song Kalong Ho jusqu’à son intersection avec la ligne figurée sur la carte chinoise de Labastide en pointillés verts.

On suivra ensuite cette ligne verte jusqu’au point A en laissant à la Chine, conformément à la convention de Pékin, les territoires de P’i Lao, Pan Hing et Lanh Hoai.

Au nord du point A jusqu’à Bac Cuong Aï la frontière sera établie suivant la ligne en pointillés verts qui est dessinée entre ces 2 points sur la carte chiniac de Labastide et qui représente la frontière réclamée en 1889 par les Commissaires chinois, mais tout en laissant le territoire de Trinh Thuong à l’Annam, comme l’a signifié le Procès-Verbal n° 1.

S. Exc. LY approuve cette décision en faisant remarquer que, s’il n’est pas possible de faire le moindre changement en ce qui concerne les localités dont le nom est porté sur le Procès-Verbal n° 1, il sera du moins facile, une fois sur les lieux, de se faire des concessions mutuelles du côté de Toung Tchoung pour des terrains dont nom ne figure pas sur le dit procès-verbal. Ce sera l’affaire des membres de la commission qui se rendront sur le terrain.

En ce qui concerne le placement des bornes, il est convenu entre les 2 commissions que, sur la partie de la frontière marquée par des cours d’eau chaque gouvernement sera chargé de la pose des bornes qui seront préparées par chacune des 2 puissances et posées aux emplacements fixés par les deux commissions.

Dans les portions de la frontière où le tracé suivra des crêtes de montagnes, on se contentera d’une seule borne portant sur deux faces les indications adoptées par chaque pays.

M. le colonel GALLIENI annonce à S. Exc. le préfet LY qu’il doit, par ordre de M. le gouverneur Général, quitter dans quelques jours Moncay pour se rendre à Langson, qu’il s’éloigne à regret de la commission chinoise, mais qu’il laisse avec elle, pour s’occuper du détail des opérations M. le Commandant AMAR et des officiers qui ont étudié sérieusement la question, qui connaissent bien le pays, et auxquels il est recommandé de se conformer exactement au tracé réclamé par la Commission chinoise de 1889 et 1890.

Le tracé à suivre étant ainsi parfaitement déterminé, le colonel, Président de la Commmission française pense pouvoir se retirer avec que l’assurance que l’entente règnera entre les deux commmissions pendant toute la durée des travaux.

Fait et signé à Moncay le treize novembre mil huit cent quatre vingt treize, sixième jour de la dixième lune de la dix-neuvième année de Khuong-sou.
Les membres de la commission chinoise.
Les membres de la commission française :

(signé) : GALLIENI, AMAR, AUDIE, TRESTOURNEL.


P.C.C. :

Moncay, le 18 novembre 1893.

Le chef de bataillon, Comt. le Cercle de Moncay.

Signé : AMAR.



Ủy-ban phân-giới năm 1893 biên-giới Việt-Trung từ Bắc-Thị & GiaLong đến Bắc-Cương-Ải.
Biên-Bản số 1.
Của buổi họp ngày 13 tháng 12 năm 1893, nhằm ngày 16 tháng 10 năm Quang-Tự thứ 19.
Hiện-diện trong buổi họp :

Quí ông : Galliéni, Ðại-tá chỉ-huy trưởng vùng 1 quân-sự, huân-chương Bắc-Ðẩu bội-tinh, chủ-tịch Ủy-Ban Pháp,

Ông Amar, tiểu-đoàn trưởng, chỉ-huy trưởng địa-hạt thứ 1 vùng Móng-Cái, huân-chương Bắc-Ðẩu bội-tinh,

Ông Audie, trung-úy Hải-Quân, sĩ-quan tình-báo,

Ông Trestournel, trung-úy Hải-Quân,
Quí ông : Li-Sheou-Tong, quan hàng đệ tứ đẳng, trấn-thủ Khâm-Châu, đại-diện triều-đình Trung-Hoa, chủ-tịch Ủy-Ban Trung-Hoa,

Ông Tchan-Man-Hi, tri-huyện Phong-Sinh.

Ủy-viên thứ hai là Tchan-Mien-Tac vắng mặt.

Vì ở lại Canton lâu hơn là dự-liệu nên ông nầy không đến kịp vào lúc nhóm họp.

Hai bên cùng quyết-định rằng buổi họp thứ nhứt vẫn được thực-hiện mặc dầu có sự vắng mặt của ủy-viên nầy.

Ông Ðại-Tá, Chủ-Tịch Ủy-Ban Pháp, giới-thiệu các sĩ-quan Pháp đã được quan Toàn-Quyền chỉ-định làm nhân-viên của ủy-ban nầy.

Ông Ly, Chủ-Tịch Ủy-Ban Trung-Hoa cũng giới-thiệu các ủy-viên đã được Tổng-Lý Nha-Môn chỉ-định.

Ðại-tá Galliéni nhận thấy rằng :



  1. Toàn vùng tranh-chấp được gọi là « vùng Hoàng-Mô » ở khoảng giữa Bắc-Cương Ải và Bắc-Phong-Sinh thì có nhiều núi non, ít dân cư, và vì sự nghèo-nàn của nó, vùng nầy sẽ không có một tầm quan-trọng lớn đối với nước Pháp.

  2. Nên áp-dụng đúng với tinh-thần biên-bản số 1 ngày 29 tháng 3 năm 1887 của Ủy-Ban Phân-Ðịnh Biên-Giới mà các điều-khoản chính đã được lập lại trong Công-Ước Bắc-Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887.

  3. Phải tìm mọi nơi có thể được để đường biên-giới giữa hai nước là đường thiên-nhiên, như dòng sông, đường sống núi, v.v..

Ông Lý trả lời rằng ông cũng đã nhận được chỉ-thị để thi-hành đúng với các điều-khoản của Công-Ước nầy, và ông rất sung-sướng được thấy thỏa-ước về việc nầy đã được chấp-thuận giữa hai chính-phủ.

Vì vậy hai bên quyết-định rằng, theo các chi-tiết của biên-bản số 1 ngày 29 tháng 3 năm 1887, sẽ chấp-nhận đồ-tuyến mà Ủy-Ban Trung-Hoa năm 1889 đòi hỏi, có nghĩa là bắt đầu từ Bắc-Phong-Sinh, đường biên-giới trước tiên đi ngược lên nhánh Tây-Nam của sông Gia-Long cho đến giao-điểm của nó với đường gạnh nối màu xanh ở trên bản-đồ Trung-Hoa do ông Labastide thiết-lập.

Ðường biên-giới theo đường xanh cho đến điểm A, để lại Trung-Hoa, đúng như tinh-thần Công-Ước Bắc-Kinh, các vùng Pi-Lao, Bản-Hưng và Lãnh-Hoài.

Từ phía Bắc điểm A cho đến Bắc-Cương-Ải, đường biên-giới sẽ được thiết-lập trên đường gạch nối màu xanh. Ðường nầy được vẽ giữa hai điểm trên bản-đồ Chiniac Delabastide và phản-ảnh đường biên-giới mà Ủy-Ban Trung-Hoa đòi hỏi năm 1889, nhưng để lại cho An-Nam vùng Trinh-Thương như xác-định trong biên-bản số 1.

Ông Lý chấp-nhận quyết-định nầy và nói rằng, nếu không thể thay đổi một điểm nào về các địa-hạt mà tên chúng có ghi trong biên-bản số 1, thì sẽ dễ-dàng hơn khi hai bên đi vào thực-địa để trao nhượng hỗ-tương ở kế vùng Toung-Choung cho những vùng đất không có ghi trên biên-bản nầy.

Về vấn-đề vị-trí các cột mốc, hai bên thỏa-thuận rằng, trên phần biên-giới xác-định bằng các dòng sông, chính-quyền mỗi bên phụ-trách việc cắm mốc. Các cột mốc nầy sẽ được mỗi bên chuẫn-bị và cắm ở vị-trí do hai ủy-ban xác-định.

Trong đoạn biên-giới mà đồ-tuyến đi theo các đỉnh núi thì sẽ có một cột mốc được cắm và hai mặt của cột mốc mang ghi-chú của mỗi nước.


Ðại-Tá Galliéni thông-báo cho ông Ly rằng trong vài ngày nữa ông phải rời Móng-Cái để đến Lạng-Sơn theo lệnh của quan Toàn-Quyền. Ông rất tiếc phải chia tay ủy-ban Trung-Hoa, nhưng có Cdt Amar ở lại cùng với các viên sĩ-quan khác để phụ-trách công việc. Các vị nầy đã nghiên-cứu kỹ vấn-đề, thông-hiểu địa-phương và Ðại-Tá cũng căn-dặn họ theo đúng đồ-tuyến mà ủy-ban Trung-Hoa 1889, 1890 đòi hỏi.

Ðồ-tuyến phải theo như thế đã được xác-định rõ-rệt, đại-tá chủ-tịch Ủy-Ban Pháp nghĩ rằng mình có thể rút lui với sự bảo-đảm rằng sự thông-cảm sẽ ngự-trị ở hai ủy-ban trong khoảng thời-gian làm việc.

Làm và ký tại Móng-Cáy ngày 13 tháng 11 năm 1893, nhằm ngày thứ sáu tháng thứ 10 năm Quang-Tự thứ 19.
Các ủy-viên thuộc ủy-ban Trung-Hoa

Ký tên
Các ủy-viên thuộc ủy-ban Pháp

Ký tên
Móng-Cáy ngày 18 tháng 11 năm 1893.

Tiểu-đoàn trưởng, Chỉ-huy địa-hạt Móng-Cáy.



Ký tên : Amar.





tải về 30.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương