Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang72/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   68   69   70   71   72   73   74   75   ...   99
3.3. Ấp Tam Hoà

Trên địa bàn ấp Tam Hoà, đoàn đã khảo sát được 24 ngôi mộ hợp chất, gồm


7 ngôi mộ song táng và 17 ngôi mộ đơn táng, tập trung thành các cụm như khu mộ ở Bình Hoà, khu mộ ở Bình Quan (mả thằng Cuội), mộ ở chùa Phước Long, khu mộ ở Hoà Quới, khu mộ ở Long Qưới. Ở các khu này, quy mô và giá trị nghiên cứu ở các mộ cũng khác nhau.

Khu mộ ở Bình Hoà đáng chú ý có các cụm như cụm mộ ở vườn nhà các ông Lê Văn Thời và Trần Văn Thành, cụm mộ ở vườn và nghĩa địa nhà ông Huỳnh Văn Điền, cụm mộ ở vườn nhà ông Võ Hành Sơn và Hứa Hữu Nghĩa.

Mộ ký hiệu 06MHC - CLP - BH - M18 là ngôi mộ đơn táng nằm trong khuôn viên nhà ông Lê Văn Thời, cấu trúc đơn giản, quy mô chung 5,4 x 2,75m (kể cả nền hợp chất) bao gồm phần mui luyện và bình phong hậu, không còn thêm các cấu kiện khác. Bình phong hậu có kích thước 1,4 x 0,5 x 0,8m, được đặt trên một bệ có nếp gờ uốn cong tạo dáng chân quỳ, khuôn hình được tạo lõm trong đó các dấu tích Hán - Nôm được khắc chìm trên nền lớp hợp chất tô mỏng, mịn, còn đọc được nhiều chữ. Mui luyện (2,4 x 1,7m) khá nguyên vẹn, ban thờ bia còn đầy đủ bia (0,6 x 0,45 x 0,81m) và đài bia được gắn khuôn bia rộng 26cm bằng sa thạch mịn có di tích Hán - Nôm. Tuy nhiên, một số chữ ở trên và ở dưới cùng không còn đọc được vì quá mờ.



Mộ ký hiệu 06 MHC - CLP - BH - M19a - b là ngôi mộ song táng nằm trong khuôn viên phía sau nhà ông Trần Văn Thành, cách mộ 06MHC - CLP - BH - M18 ở hướng Đông khoảng 22m. Theo bà Nguyễn Thị Nâu (88 tuổi) thì cách đây khoảng
7 - 8 năm, có nhà sư đến xem, nói rằng mộ bà đã chôn rồi, mộ ông thì chưa chôn? Người dân cũng gọi đây là mộ bà Đào Thị Mun (?). Quy mô chung là 13,5 x 8,9m.

Mặt trong tường bao dọc tiền sảnh được trang trí phù điêu hình chim phượng đang bay quay đầu lại (bên phải) và hình rồng cuộn (trái), phía trên là băng diềm rộng khoảng 20cm trang trí hình dây lá uốn lượn sang hai bên từ một quả cầu hình bầu dục. Phần chánh mộ (6,1 x 6,7m) ở đầu ngoài được khống chế bởi hai cột trụ hình con tiện, đầu trong là cột trụ sen (sen 12 cánh gồm 2 tầng), hai mặt trước và bên được tạo khuôn hình lõm trang trí các câu đối - liễn đắp nổi trên nền hợp chất198. Mặt trước của tường bao thể hiện hình cuộn thư được buộc bằng dải lụa (bên phải mộ) hay chiếc đàn tỳ bà? (bên trái mộ). Bình phong hậu (3,2 x 0,8 x 1,22m) được thể hiện có thể là một bài thơ hay một bài kệ bằng chữ Hán - nhưng khoảng 2/3 số chữ đã bị mất đi. Bài thơ có 11 hàng chữ viết từ trên xuống199, mỗi hàng có 6 chữ, riêng hàng ở rìa ngoài bên trái có 4 chữ, phía dưới đóng con dấu tròn có chữ và con dấu hình chữ nhật với các đường gờ rãnh gấp khúc theo lối triện, không còn toàn vẹn. Băng trang trí ngoài khuôn hình, phía trên là môtíp hoa cúc dây, băng viền cạnh trái - phải thể hiện nửa bông cúc đang nở với các cánh hoa nhỏ xếp dày khít nhau, đầu cánh hình mũi kiếm, sắc nhọn.

Hai mui luyện của mộ đều được xây dựng với cấu trúc khá giống nhau có ban thờ bia và khán thờ; khuôn bia được gắn bia bằng sa thạch hạt mịn khắc chìm dấu tích Hán - Nôm, xung quanh được chạm khắc trang trí hình hoa cúc hay sen dây cách điệu. Mặt trước khuôn bia được trang trí đắp nổi hình tượng rồng chầu (mui luyện tả) hay hình tượng phượng chầu (mui luyện hữu) ở hai bên, trên trán bia là hình tượng mặt trời, mỗi bên phát ra 3 tia nhọn hơi uốn lượn cùng là hai vầng mây, chi tiết sắc sảo.

Cụm mộ trong khuôn viên nhà ông Huỳnh Văn Điền (số 139/3 - Tam Hoà) hiện còn 3 ngôi mộ nhưng chỉ có 1 ngôi còn giữ được phần nhiều chi tiết, hai ngôi còn lại đã bị hư hại nhiều. Mộ được ký hiệu 06 MHC - CLP - BH - M20 là ngôi mộ đơn táng thường được gọi là “mả Cổ hay “mả Chăm”, quy mô chung 6,63 x 5,08m. Cấu trúc cơ bản gồm hai phần chính: tiền sảnh và chánh mộ.

Bình phong hậu (1,8 x 0,45 x 0,87m) được đỡ hai bên là khối phù điêu trang trí hình mây hay sóng nước cuộn xoáy, khuôn hình đắp nổi phù điêu bằng hợp chất mịn còn thấy được gồm chiếc đỉnh (lư hương), lọ hoa và trụ đèn cầy (nến). Mui luyện của mộ còn khá nguyên vẹn, khuôn bia hợp chất trang trí băng ngoài bằng hình tượng rồng chầu ở hai bên, trên trán bia là phù điêu hoa cúc dây, bao bọc lấy khuôn lõm được gắn bia đá (sa thạch hạt mịn) chạm khắc di tích Hán - Nôm200.

Mộ hình tháp (bát giác)201được ký hiệu 06MHC - CLP - BH - M23a - b là một trong những ngôi mộ hợp chất song táng có kiến trúc khá đặc biệt, nhìn thấy lần đầu tiên ở Cù Lao Phố. Nhìn từ xa, ngôi mộ giống như một pháo đài, hay một tháp nhiều tầng, quy mô rộng 8,6m. Về cấu trúc, mộ gồm hai phần chính (chưa điển hình): tiền sảnh và chánh điện.

Tiền sảnh là khoảng không gian mở rộng phía trước mộ trong khi phần chánh điện khá quy mô gồm tường bao được khống chế ở đầu ngoài bằng hai trụ con tiện, bên trong là 2 cột trụ sen vuông (sen 10 cánh, gồm 2 tầng). Bình phong hậu (2,3 x 0,73 x 0,94m) được tạo khuôn hình nhưng không thấy dấu vết trang trí gì. Phần mui luyện có hình tháp bát giác 3 tầng nhưng các cạnh không đều nhau, đường kính lớn nhất đo được theo cạnh vuông là 3,2m, theo góc cạnh là 3,6m; đường kính nhỏ nhất ở chóp trên cùng là 0,52m, đồng thời cũng là điểm cao nhất của mộ với độ cao 3,1m. Ở mặt trước của mộ là trang thờ bia chung (1,63 x 0,89m, sâu 0,17m), bề mặt hợp chất đã bị huỷ hoại không còn thấy nhiều dấu vết trang trí, mặt trước được trang trí các đường gờ giả cách bệ chân quỳ.



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   68   69   70   71   72   73   74   75   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương