Hội thảo quốc tế việt nam họC


Bảng 1: Các biến được sử dụng trong phân tích quan hệ Thu nhập/Rác thải sinh hoạt



tải về 6.05 Mb.
trang7/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   99
Bảng 1: Các biến được sử dụng trong phân tích quan hệ Thu nhập/Rác thải sinh hoạt

TT

Tên xã

Rác (Kg/tháng)

Bepcui

DT_lua

D_CD

Ho_CNXD

Ho_CNTTCN

Dat_NN

Dat_SD

Dien_tich

1

Đọi Sơn

6

1250

321

82.97

285

149

68.552

435.13

634.74

2

Tiên Hải

2

827

237

55.05

230

54

69.381

287.78

414.78

3

Tiên Hiệp

15

919

339

83.93

92

27

73.339

374.47

510.6

4

Châu Sơn

8

781

184

45.57

71

34

69.165

243.08

351.45

5

Tiên Tân

15




422

138.43

141

62

70.515

527.27

747.74

6

Tiên Phong

5

626

67

26.23

158

58

61.525

143.12

232.62

7

Hoàng Đông

13

650

377

208.23

906

877

69.715

498.44

714.97

8

Yên Bắc

9

2105

600

173.76

812

429

71.562

691.97

966.95

9

TT Đồng Văn

60

312




112.8







73.756

286.41

388.32

10

Duy Hải

7

933

286

73.19

256

157

67.148

341.97

509.28

11

Duy Minh

8

549

176

168.89

397

282

66.747

297.71

446.03

12

Bạch Thượng

20




313

259.95

597

232

68.431

512.01

748.21

13

Mộc Nam

22

400

231

75.8

265

242

64.254

352.93

549.27

14

Mộc Bắc

8

942

275

93.47




319

46.476

469.6

1010.41

15

TT Hoà Mạc

56







46.48

392




56.246

103.6

184.19

16

Trác Văn

8

1420

283

73.31

195

78

74.038

505

682.08

17

Chuyên Ngoại

15

987

295

125.08

761

620

57.447

504.05

877.42

18

Châu Giang

14

3188

736

203.36

678

244

73.571

1069.26

1453.37

19

Tiên Ngoại

15

1227

501

122.24

94

26

71.839

539.48

750.96

20

Tiên Nội

10

1210

508

143.11

405

107

73.220

564.46

770.91

21

Yên Nam

8

2065

462

127.77

448

215

70.329

571.78

813.01

Dữ liệu được dùng cho phân tích này được liệt kê trong bảng 1 và được mô tả trong bảng 2 dưới đây. Việc phân tích thành phần chính được thực hiện bằng SPSS và chỉ có 17/19 xã có đủ dữ liệu để phân tích.

Bảng 2: Các biến được lựa chọn để phân tích

Tên biến

Mô tả biến

Bepcui

Số lượng bếp củi trong xã

Ho_CNTTCN

Số hộ gia đình tham gia vào sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

DT_lua

Diện tích lúa [ha]

DT_CD

Diện tích đất chuyên dùng [ha]

Ho_CNXD

Số hộ gia đình có thu nhập chính từ công nghiệp và xây dựng

Dat_NN*

Diện tích đất nông nghiệp [%]

*Trường này được tính toán trên các biến sẵn có Dat_SD (tổng diện tích đất nông nghiệp) trên Dien_tich (tổng diện tích tự nhiên).

Sau khi thực hiện các bước xử lý, các biến ít ý nghĩa được loại bỏ, các biến có ý nghĩa được đưa vào Bảng 3. Như ta thấy trên Bảng 3, các xã được phân hoá thành 2 nhóm:



  • Nhóm có thu nhập phi nông nghiệp là chính với các giá trị của thành phần chính 1 cao liên quan đến các biến “Số hộ gia đình tham gia vào sản xuất công nghiệp”, “Diện tích đất chuyên dùng (ha)” (dao động một cách tương ứng từ 0.951, 0.917 và 0.770). Trong khi đó giá trị của thành phần chính 1 liên quan đến các biến “Diện tích lúa [ha], Số lượng bếp củi trong xã, Diện tích đất nông nghiệp (ha)” lại có giá trị thấp (dao động một cách tương ứng 0.262, 0.102 và - 0.604).

  • Nhóm có thu nhập nông nghiệp là chính với các giá trị cao trong thành phần chính 2 nhưng có các giá trị thấp trong thành phần chính 1 (Bảng 3). Các giá trị cao trong thành phần chính 2 liên quan đến các biến “Diện tích lúa (ha), Số lượng bếp củi trong xã, Diện tích đất nông nghiệp (ha)” (dao động một cách tương ứng 0.935, 0.911 và 0.630).

Các số liệu này được gắn với từng xã, là đơn vị không gian cơ bản trong nghiên cứu này. Kết quả tính toán này trở thành giá trị thuộc tính của các dữ liệu không gian dùng để mô tả ranh giới vị trí các xã trên hệ thông tin địa lý (GIS). Kết quả này được trình bày dưới dạng bản đồ trên hình 1.

Bảng 3: Giá trị của hai thành phần chính được giữ lại để phân tích

Tên biến

Thành phần chính

1

2

Ho_CNTTCN

0.951

- 0.071

Ho_CNXD

0.917

0.307

D_CD

0.770

0.527

DT_lua

0.262

0.935

Bepcui

0.103

0.911

Dat_NN

- 0.604

0.630

Một dữ liệu khác cũng được đưa vào phân tích. Đó là dữ liệu về lượng rác thải sinh hoạt thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên (Bảng 2). Các dữ liệu này cũng được kết nối với các dữ liệu không gian là các xã và được thể hiện dưới dạng biểu đồ gắn với từng xã như ta thấy trên Hình 1. Độ lớn của biểu đồ tương ứng với lượng rác thải sinh hoạt của từng xã.




Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam


a. Quan hệ giữa thành phần chính
“Thu nhập phi nông nghiệp”
với rác thải sinh hoạt


b. Quan hệ giữa thành phần chính
“Thu nhập nông nghiệp” với rác thải sinh hoạt


Hình 1: Bản đồ biểu diễn các thành phần chính và quan hệ của nó với rác thải sinh hoạt
phân tích theo số liệu thống kê của huyện Duy Tiên năm 2006


Từ các kết quả phân tích nói trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Lượng rác bình quân đầu người một tháng ở các xã nông thôn là 9 kg (đã loại trừ hai thị trấn Đồng Văn và Hoà Mạc ra khỏi tính toán), trong khi lượng rác trung bình là 11kg. Gần 60% các xã (4/7) có giá trị nhân tố phi nông nghiệp lớn hơn 0 có lượng rác lớn hơn trung bình.

Tuy nhiên, xã Yên Bắc là nơi có giá trị nhân tố thu nhập phi nông nghiệp rất cao (0,8530) nhưng lại thải ra một lượng rác thải tương đối thấp. Cũng cần lưu ý là ở chiều kia (thành phần chính thứ hai), xã này cũng có giá trị nhân tố nông nghiệp cao thứ hai. Ở đây, có thể giải thích là dân cư trong xã có thể có thêm nghề phụ lúc nông nhàn. Hàng năm, họ có thể dành vài tháng làm việc ở nơi khác hay trong các công trường xây dựng ở khu vực xung quanh thị trấn. Thu nhập từ các hoạt động mùa vụ này giải thích tại sao xã này lại có giá trị nhân tố cao ở thành phần thứ nhất (thu nhập từ phi nông nghiệp). Mặt khác, việc người dân ở đây thường sống xa nhà cũng giải thích được lý do tại sao lượng rác thải lại thấp.

Xã Mộc Nam có giá trị nhân tố thu nhập phi nông nghiệp trung bình và giá trị nhân tố nông nghiệp nhỏ hơn 0, lượng rác thải của xã này lớn gấp đôi lượng rác trung bình (22 kg). Thủ công nghiệp (đặc biệt là nghề nhuộm) khá phát triển ở xã xa trung tâm này. Hoạt động đó cũng giải thích tại sao lượng rác thải của xã luôn cao hơn dự đoán. Với các xã nằm dọc theo các trục đường bắc nam hoặc đông tây, càng gần các tuyến đường lớn thì các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp càng phổ biến. Tuy nhiên, chưa có mối liên hệ rõ ràng nào về sự liên quan giữa các tuyến đường chính qua một xã và lượng rác thải tại xã đó cả.



Các thị trấn của huyện có hoạt động sản xuất là thương mại và công nghiệp, điều này không thấy hoặc ít thấy ở các xã nông thôn. Kết quả là các thị trấn đó đóng vai trò như các trung tâm thương mại, những hoạt động này thải ra nhiều rác hơn bất cứ các hoạt động sản xuất khác ở khu vực còn lại của huyện.

2.2. Trường hợp Sa Pa







Biến động lớp phủ giai đoạn 1993 – 1999

Biến động lớp phủ giai đoạn 1999 – 2006

Hình 2: Biến động hiện trạng lớp phủ ở Sa Pa được tính từ ảnh vệ tinh Landsat 1993 - 1999 - 2006

Sa Pa là một huyện miền núi có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, đồng thời có nhiều biến động về kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua (Yann Roche 2000). Diễn biến lớp phủ hiện trạng tại Sa Pa cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, mối quan hệ giữa biến động lớp phủ hiện trạng và các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Sa Pa mới là mối quan tâm hàng đầu. Chúng tôi đã sử dụng phép phân tích thành phần chính để đánh giá mối quan hệ này.

Để theo dõi lớp phủ rừng, chúng tôi đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat chụp các năm 1993, 1999 và 2006 của khu vực Sa Pa. Kết quả phân loại các dữ liệu ảnh được trình bày trên Hình 2.



Các dữ liệu thống kê về điều kiện kinh tế - xã hội và các phiếu điều tra nông hộ thu thập đã được rút gọn sau khi áp dụng phương pháp phân tích thành phần chính để chọn ra được 15 biến: 2 biến về dân tộc Hmông và Dao, 5 biến về diện tích lớp phủ năm 2006, 10 biến về biến động lớp phủ giai đoạn 1993 - 2006 như ta thấy trên Bảng 4.

Bảng 4: Bảng ma trận tương quan giữa 2 biến dân tộc
với các biến diện tích lớp phủ và biến đổi lớp phủ


Tên biến

Mô tả

Hmông

Dao

Hmông

Dân tộc Hmông

1

- 0.589

Dao

Dân tộc Dao

- 0.589

1

RTS93 - RK06 -

Rừng thứ sinh chuyển sang rừng kín thường xanh

0.109

0.218

DCT93 – RTS06

Đất canh tác chuyển thành rừng thứ sinh

- 0.172

0.226

RTS93 - RT06

Rừng thứ sinh chuyển thành rừng trồng

0.275

- 0.156

CB93 - RT06

Cỏ bụi chuyển thành rừng trồng

0.382

- 0.205

RT93 - CB06

Rừng trồng chuyển thành cỏ bụi

- 0.268

0.095

DCT93 - CB06

Đất canh tác chuyển thành cỏ bụi

- 0.368

0.263

RTS93 - DCT06

Rừng trồng chuyển thành đất canh tác

0.045

0.061

RT06 - DCT06

Rừng thứ sinh chuyển thành đất canh tác

- 0.126

0.140

CB93 - DCT06

Cỏ bụi chuyển thành đất canh tác

0.257

- 0.095

DCT93 - RT06

Đất canh tác chuyển thành rừng trồng

0.288

- 0.179

RK06

Rừng kín thường xanh

0.108

0.220

RTS06

Rừng thứ sinh

- 0.114

0.282

RT06

Rừng trồng

0.353

- 0.231

CB06

Cỏ bụi

- 0.397

0.195

DCT06

Đất canh tác

0.009

0.092

Cũng như trong trường hợp Duy Tiên, ở đây chúng tôi chỉ phân tích hai thành phần chính thứ nhất và thứ hai là các thành phần chiếm tới 50,84% tổng số lượng thông tin các biến, bao gồm các biến về lớp phủ và chuyển đổi lớp phủ thời kỳ 1993 - 2006.



Hình 3: Sự đối lập về vị trí trong không gian 2 chiều (hai thành phần chính)
của các nhóm Hmông và Dao trong mối tưong quan với biến động lớp phủ hiện trạng.

Các thành phần chính này được trình bày trên Hình 3, trong đó trục F1 (chiếm 31,8% lượng thông tin) biểu diễn thành phần chính thứ nhất cho ta thấy có sự tương quan rất gần gũi giữa diện tích rừng kín thường xanh năm 2006 cao (RK06) với sự chuyển từ rừng thứ sinh sang rừng kín thường xanh thời kỳ 1993 - 2006 lớn (RTS93 - RK06), sự tương quan giữa diện tích đất canh tác (DCT06) lớn và sự chuyển từ rừng thứ sinh sang đất canh tác lớn (RTS93 - DCT06), giữa diện tích rừng trồng (RT06) lớn và sự chuyển từ rừng thứ sinh sang rừng trồng (RTS93 - RT06) lớn. Đối lập với sự tương quan này, bên trục âm lại cho thấy các biến với mối quan hệ nghịch đảo với các biến này, diện tích cỏ bụi năm 2006 lớn (CB06) tương quan với sự chuyển từ rừng trồng và đất canh tác từ năm 1993 sang (RT93 - CB06, DCT93 - CB06), các biến này lại tương quan gần gũi với nhóm thôn bản là dân tộc Dao.

Ở trục thứ hai là trục biểu diễn thành phần chính thứ hai (chiếm 19,04% lượng thông tin) lại thể hiện sự đối lập khá rõ nét giữa các thôn Hmông và các thôn Dao. Các thôn Hmông gắn nhiều với diện tích rừng trồng lớn được chuyển từ diện tích cỏ bụi sang, đối lập với các thôn Dao gắn với diện tích rừng thứ sinh được chuyển từ đất canh tác sang, diện tích rừng trồng ít, diện tích đất canh tác lại bị chuyển nhiều sang cỏ bụi. Cả 2 nhóm dân tộc đều có tương quan thấp với diện tích đất canh tác.

2.3. Một số nhận xét

Từ năm 1993 bắt đầu với những thay đổi đồng bộ của chính sách trên toàn huyện Hoàng Liên Sơn được công nhận là vườn quốc gia, các dự án hỗ trợ tiền trồng rừng tái sinh, cấm không phát nương đốt rừng; từ năm 1994, hợp tác xã cấp giống, phân đạm khuyến khích trồng và chuyển sang trồng giống lúa Tam Mưu, Trung Quốc. Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 1993 đến 2006 trên toàn huyện thì rừng kín đã phục hồi nhanh chóng do được chuyển nhiều từ rừng thứ sinh sang (diện tích phủ đã hơn 50%) được giả thiết là kết quả của sự tác động của công tác bảo vệ vườn quốc gia. Tuy nhiên vẫn có sự thay đổi sử dụng đất và lớp phủ lại rất khác nhau theo không gian tương ứng với sự phân bố các nhóm dân tộc như ta thấy rõ các cặp đối lập (- và + trong Bảng 4) giữa các thôn Hmông và thôn Dao được biểu diễn các trục ở Hình 2.

Ta có thể thấy rằng trên vùng đất có người Hmông sinh sống, cỏ bụi và một phần đất canh tác chuyển thành rừng trồng, diện tích cỏ bụi giảm đáng kể, nhưng diện tích rừng trồng tăng ít, diện tích đất canh tác tăng nhiều, nhất là những vùng ở gần bản do chuyển từ đất rừng sang trong giai đoạn đầu (1993 – 1999) và do khai phá diện tích cỏ bụi trong giai đoạn tiếp theo (1999 – 2006).

Trong khi đó, ngược lại, trên vùng đất của người Dao sinh sống, ta thấy trong cả giai đoạn nghiên cứu thì diện tích cỏ bụi lại tăng lên đáng kể, diện tích đất canh tác tăng, rừng trồng có tăng chút ít trong giai đoạn đầu (1993 – 1999) nhưng lại giảm nhiều trong giai đoạn sau (1999 – 2006). Lúc này rừng trồng đã chuyển sang rừng thứ sinh và rừng thứ sinh chuyển thành rừng kín thường xanh. Điều này có thể giải thích với giả thiết cho rằng vùng lõi của Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt nên nhiều diện tích rừng thứ sinh được chuyển sang rừng kín, nhưng ở các vùng gần khu dân cư hơn, rừng bị khai thác sau đó hoặc là bị bỏ hoá hoặc chuyển thành đất canh tác.

3. Kết luận

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính áp dụng vào khu vực Duy Tiên và Sa Pa là hai địa điểm có bối cảnh hoàn toàn khác nhau với cách đặt vấn đề để đánh giá các mối quan hệ dựa trên hai câu hỏi nghiên cứu hoàn toàn khác nhau. Việc thử nghiệm này khẳng định khả năng dùng phương pháp phân tích thành phần chính vào đánh giá các mối quan hệ mang tính liên ngành thông qua các chỉ số thống kê được rút gọn trong các thành phần chính.

Sự biến đổi lớp phủ ở Sa Pa được kết luận là có quan hệ chặt chẽ với sự phân bố của các nhóm dân tộc khác nhau, cụ thể là nguời Hmông và người Dao.

Tại Duy Tiên, các thành phần chính cho phép chỉ số hoá sự phân dị của các xã theo tính chất hoạt động kinh tế của xã và sự phân dị này cũng được GIS hoá để tìm mối liên hệ với lượng rác thải trung bình tháng của từng xã.

Cách tiếp cận không gian này còn cho phép tìm hiểu nhiều mối quan hệ khác với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn hành chính ở mức chi tiết hơn là các đơn vị thôn, bản và cần được tiếp tục thử nghiệm.

Việc đi sâu vào điều tra nông hộ trong tương lai sẽ cho phép sử dụng phương pháp định lượng ở cả quy mô nông hộ với việc không gian hoá các dữ liệu điều tra tại các đơn vị không gian cỡ thôn, bản. Như vậy, việc gắn người nông dân với các vấn đề nông nghiệp ở nông thôn là hoàn toàn khả thi.


1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương