Hội thảo quốc tế việt nam họC


Bảng 1: Số lượng các nhân khẩu nam được ghi thông tin



tải về 6.05 Mb.
trang3/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99
Bảng 1: Số lượng các nhân khẩu nam được ghi thông tin

Số lượng thông tin

Σ

0

1

2

3

4

Tên

Tên + Tuổi

Tên + Vợ

Tên + Tuổi + Vợ

Tên + Vợ + Con

Tên + Tuổi + Vợ + Con

152

15

45

11

2

1

33

45

Bảng 2: Số lượng các nhân khẩu nữ được ghi thông tin

Số thông tin về con gái

Số thông tin về mẹ

Σ

0

1

2

3

Σ

1

2

3

4

Tên

Tên

+

Tuổi



Tên

+

Quê chồng



Tên

+

Tuổi +



Quê

Tên

Tên

+ Tuổi


Tên +

Quê


Tên + Con

Tên + Quê

+ Con


Tên + Tuổi + Con

Tên + Tuổi + Quê

Tên

+ Tuổi +



Quê

+

Con



105

43

35

2

10

15

98

6

2

2

50

23

13

1

1

Bảng 3: Số lượng các nhân khẩu được ghi thông tin năm sinh, năm mất, tuổi thọ

Nam

Mẹ

Con gái

Σ


1

2

3

Σ


1

2

3

Σ


1

2

3

A

B

C

AB

AC

BC

ABC

A

B

C

AB

AC

BC

ABC

A

B

C

AB

AC

BC

ABC

54

21

2

5

3

7

3

13

19

4

1

0

2

1

3

8

17

16

1

0

0

0

0

0

*Ký hiệu: A: năm sinh; B: năm mất; C: tuổi thọ.

Qua ba bảng 1; 2; 3, ta thấy dòng họ Nguyễn Quan giáp là một dòng họ đại khoa nổi tiếng được biên chép thông tin vô cùng chi tiết và tương đối đầy đủ, nhất là thông tin về tên tuổi, con cái, năm sinh, hành trạng. Đối với những thông tin khuyết thiếu, ta có thể sử dụng phương pháp suy luận sau để ước định và phục dựng thông tin.

Phục dựng về năm mất:

+ Nếu ước lượng được năm sinh và biết được chính xác tuổi thọ sẽ có thể xác định được tương đối năm mất của nhân khẩu.

+ Khi ước lượng được năm sinh của nhân khẩu song không có thông tin chính xác về tuổi thọ thì năm mất của nhân khẩu ấy được lấy là năm ngay sau khi sinh người con cuối cùng, ký hiệu bằng chữ “sau” với điều kiện phải đầy đủ thông tin về con cái.

+ Khi biết được năm sinh của nhân khẩu nhưng lại không đầy đủ thông tin về con cái thì sẽ sử dụng con số tuổi thọ trung bình được tính toán trên cơ sở những nhân khẩu đầy đủ thông tin để suy đoán về năm mất.

Phục dựng về tuổi thọ:

+ Đối với những nhân khẩu có thông tin về năm sinh và năm mất chính xác, ta có thể tính được tuổi thọ chính xác.

+ Đối với những nhân khẩu biết thông tin về năm sinh là chính xác nhưng thông tin về năm mất là ước lượng và suy đoán thì ta vẫn có thể ước lượng thông tin về tuổi thọ là hiệu số của năm mất ước lượng trừ năm sinh chính xác và kết quả được ký hiệu bằng dấu “>”.

Từ cách phục dựng này, ta có thể xác định được khoảng thời gian tương đối của những nhân khẩu không được ghi chép năm sinh. Như vậy, bằng phương pháp này, có thể biết được tương đối đầy đủ thông tin về năm sinh của các nhân khẩu trong gia phả, biết được khoảng thời gian tương đối về năm mất và tuổi thọ của những nhân khẩu có thông tin về gia đình và từ đó có thể xác định được sự xuất hiện của những nhân khẩu này tại những thời điểm khác nhau, tính được số thành viên nam, thành viên nữ, số đinh suất trong mỗi gia đình ở những thời điểm nhất định. Mặc dù cách phục dựng này khó có thể đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, song nó có thể phần nào khắc phục được những hạn chế của nguồn tư liệu và từ đó cho chúng ta một con số thống kê tương đối.



1.2. Các chỉ tiêu dân số của dòng họ Nguyễn Quan giáp qua tư liệu gia phả

Trên cơ sở việc tập hợp, khai thác tư liệu và thiết lập bảng thống kê trên, ta có thể tính toán được các chỉ tiêu dân số: tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong của trẻ… của dòng họ Nguyễn Quan giáp như sau:



Bảng 4: Tỷ lệ kết hôn của các nhân khẩu nam

Số lượng vợ

Số nhân khẩu nam
của dòng họ Nguyễn Quan giáp


0 vợ

9

1

52

2

8

3

5

4

5

5

1

>5

1

Tỷ lệ kết hôn trung bình

1,40

Tỷ lệ không có vợ

0,11

Bảng 5: Tỷ lệ sinh của mỗi bà mẹ trong các dòng họ ở Bát Tràng

Số lượng con

Số lượng các bà mẹ
trong dòng họ Nguyễn Quan giáp


0 con

14

1 – 2

48

3 – 4

20

5 – 6

10

7 – 8

2

>8

4

Tỷ lệ sinh trung bình

2,53

Tỷ lệ không có con

0,14

Bảng 6: Tỷ lệ sinh con trai, con gái của dòng họ Nguyễn Quan giáp

Con

Con trai/con gái

Σ

Con trai

Tỷ lệ %

Con gái

Tỷ lệ %

254

152

59,84

102

40,16

1,49

Bảng 7: Tỷ lệ trẻ sơ sinh mất sớm trong dòng họ Nguyễn Quan giáp

Con

Con trai

Con gái

Σ

Con trai

Con gái

Tỷ lệ

Σ

Tỷ lệ

Σ

Tỷ lệ

254

3

2

0,01

152

0,01

102

0,02

Bảng 8: Tuổi thọ trung bình của nam ở Bát Tràng

Tuổi thọ

Số nhân khẩu nam
trong dòng họ Nguyễn Quan giáp


< 40

6

40 - 49

5

50 - 59

8

60 - 69

3

70 - 80

2

> 80

2



53,46

Bảng 9: Tuổi thọ trung bình của nữ ở Bát Tràng

Tuổi thọ

Số nhân khẩu Nam trong dòng họ Nguyễn Quan giáp

< 40

2

40 – 49

1

50 – 59

3

60 – 69

3

70 – 80

4

> 80

3



55

Qua các bảng tính thống kê trên, ta nhận thấy:

+ Tỷ lệ kết hôn trung bình của nhân khẩu nam trong dòng họ Nguyễn Quan giáp là 1,4; tức là cứ 10 nhân khẩu nam thì sẽ có 14 bà vợ và tỷ lệ nam không lấy vợ chiếm 0,11; tức là trong số 100 nhân khẩu nam thì sẽ có 11 người không lập gia đình.

+Tỷ lệ sinh trung bình của mỗi bà mẹ trong dòng họ là 2,53 và tỷ lệ bà mẹ không có con là 0,11; tức là cứ 100 bà mẹ trong dòng họ sẽ có khoảng 253 con và cứ trong khoảng 100 bà mẹ của dòng họ Nguyễn có 11 bà mẹ không có con.

+ Chỉ thống kê trong tổng số trẻ con sinh ra của dòng họ Nguyễn, ta có thể thấy số lượng trẻ con trai lớn hơn số lượng trẻ con gái, chiếm 59,84% và tỷ lệ trẻ sơ sinh gái mất sớm lớn hơn tỷ lệ trẻ sơ sinh trai mất sớm (0,02%>0,01%).

+ Tuổi thọ trung bình của nam ở dòng họ Nguyễn là 53,46, trong khi tuổi thọ trung bình của nữ (mẹ và con gái) trong dòng họ Nguyễn lại lớn hơn (55 tuổi).

2.3. Tổng số nhân khẩu và tỷ suất đinh/nhân khẩu của dòng họ Nguyễn Quan giáp làng Bát Tràng

Sau khi phục dựng được thông tin về năm sinh, năm mất, tuổi thọ của các nhân khẩu trong dòng họ làng Bát Tràng, ta có thể lập được bảng thống kê số lượng các nhân khẩu nam như sau:



Bảng 10: Thống kê số lượng nam của dòng họ Nguyễn Quan giáp theo độ tuổi

Thời điểm

Nam

< 18

18 – 60

> 60

1530

1

1

1

1560

2

1

0

1590

2

2

1

1610

2

5

1

1640

1

2

3

1670

2

1

1

1700

5

4

1

1730

7

12

0

1760

24

20

3

1790

22

20

3

1820

22

34

4

Kết hợp với các chỉ tiêu dân số đã tính toán trên, chúng ta đi tới ước tính số lượng thô các nhân khẩu của dòng họ Nguyễn Quan giáp ở làng Bát Tràng qua từng thời điểm theo các công thức sau.

Tổng số bố tính trong tập hợp = Tổng số nam (từ 18 tuổi trở lên) - (tổng số nam x tỷ lệ chiết giảm)

Tổng số mẹ tính trong tập hợp = Tổng số bố x Tỷ lệ kết hôn

Tổng số con = (Tổng số mẹ x Tỷ lệ sinh con) - [(Tổng số mẹ x Tỷ lệ sinh con) x tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh]



T
nữ
ổng số con gái =

Tổng số con gái đi lấy chồng = Tổng số con gái - (Tổng số con gái x Tỷ lệ chiết giảm).

Tổng số con tính trong tập hợp = Tổng số con - Tổng số con gái đi lấy chồng

Suy ra: Tổng số nhân khẩu = Tổng số bố tính trong tập hợp + Tổng số mẹ tính trong tập hợp + Tổng số con tính trong tập hợp



Kết quả là ta thiết lập được bảng thống kê số lượng nhân khẩu thô của dòng họ Nguyễn Quan Giáp làng Bát Tràng theo từng thời điểm như sau:

Bảng 11: Thống kê nhân khẩu theo từng thời điểm của dòng họ Nguyễn Quan giáp

Thời điểm

Nguyễn Quan giáp

Bố

Mẹ

Con

Σ

1530

2

3

3

8

1560

1

1

2

4

1590

3

4

5

12

1610

6

8

10

24

1640

5

6

8

19

1670

5

6

8

19

1700

5

6

8

19

1730

12

15

19

46

1760

23

29

37

89

1790

23

29

37

89

1820

38

48

61

148

Kết hợp hai bảng trên, ta có thể thiết lập được bảng tỷ suất đinh/nhân khẩu trong dòng họ Nguyễn Quan giáp qua từng thời điểm như sau:

Bảng 12: Tỷ lệ đinh/nhân khẩu của dòng họ Nguyễn Quan giáp qua từng thời điểm

TT

Thời điểm

Tỷ lệ

1

1500

0,13

2

1530

0,25

3

1560

0,17

4

1590

0,22

5

1610

0,11

6

1640

0,05

7

1670

0,21

8

1700

0,26

9

1730

0,22

10

1760

0,22

11

1790

0,23

12

1820

0,22

Qua bảng tỷ suất đinh/nhân khẩu theo từng thời điểm của dòng họ Nguyễn Quan giáp ở Bát Tràng, ta có thể thấy rằng tỷ suất trung bình là 0,19; tức là trong khoảng 100 nhân khẩu nam thì có 19 đinh. Đây có thể coi là một tỷ lệ vô cùng quan trọng, một chìa khoá để mở cánh cửa dân số học lịch sử nói riêng và phục vụ đắc lực trong công cuộc giải mã lịch sử nói chung.

Trong xã hội cổ truyền, dân đinh là một bộ phận vô cùng quan trọng. Đó chính là những người trong độ tuổi lao động, những người công dân trưởng thành phải thực thi ba nghĩa vụ cơ bản: nghĩa vụ lao dịch, đóng sưu đóng thuế và đi lính cho nhà nước quân chủ. Với ba nghĩa vụ ấy, bộ máy chính quyền nhà nước cùng với dân làng xã có trách nhiệm đốc thúc và kiểm soát người dân thi hành. Như vậy, việc quản lý dân số đối với chính quyền quân chủ chủ yếu tập trung vào bộ phận dân đinh hay tráng đinh trong mỗi làng xã bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của bộ máy chính quyền cai trị. Do đó mà các tài liệu sử sách ghi lại những con số về cuộc điều tra dân số chủ yếu là ghi chép về số tráng đinh các hạng.

Như vậy, tìm được số lượng dân đinh qua nguồn tư liệu gia phả trở thành một đại lượng so sánh kiểm nghiệm những tư liệu ghi trong sử liệu. Phương pháp so sánh đối chiếu luôn là phương pháp hoàn hảo để tìm ra những sự khác biệt, sai lệch và lý giải chúng trong những mối quan hệ phức hợp xung quanh. Ngoài ra, việc tìm hiểu lượng đinh tráng có một ý nghĩa nhất định. Nó giúp các nhà sử học giải mã được các hiện tượng liên quan đến lương thực, đến số lượng binh lính, đến thuế, đến ruộng đất… các lĩnh vực thuộc kinh tế, cấu trúc xã hội cổ truyền trong lịch sử.

3. Một vài kết luận

Phải thừa nhận rằng trong tình hình nghiên cứu dân số học lịch sử Việt Nam còn chập chững, non nớt và bế tắc thì nguồn tư liệu gia phả có thể được xem như một cứu cánh đắc lực, mở ra một đường hướng phát triển mới có vẻ khả quan hơn cho công cuộc nghiên cứu dân số Việt Nam trong quá khứ.

Thực chất giữa gia phả và dân số học lịch sử có những mối quan hệ nhất định. Nếu xét đặc điểm của nguồn tư liệu gia phả dưới góc độ dân số học lịch sử thì có thể hiểu rằng gia phả chính là một quyển sổ thống kê các nhân khẩu của dòng họ theo quan hệ họ hàng huyết thống. Như vậy, hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp của dân số học để tính toán trên cơ sở dữ liệu thống kê từ gia phả.

Trong trường hợp thực nghiệm trên, có thể nhận thấy rằng những thông tin được biên chép đầy đủ trong gia phả dòng họ Nguyễn Quan giáp là một thuận lợi vô cùng to lớn trong việc thống kê tính toán dân số và các chỉ tiêu dân số. Đây là một trường hợp thực nghiệm dễ dàng. Trên thực tế, phải thừa nhận rằng phần lớn gia phả Việt Nam của các dòng họ bình dân thường vô cùng khuyết thiếu thông tin. Đây là hạn chế nổi bật của nguồn tư liệu gia phả, song vẫn có thể khắc phục được bằng các phương pháp suy luận tỷ mỷ và logic, xử lý các con số thống kê khuyết thiếu bằng các phương pháp của toán dân số mang tính chất dự báo thô, ước lượng theo quy luật. Đó quả là một hành trình đầy gian khó và vất vả đòi hỏi sự nhẫn nại, kiên trì và sáng suốt. Tuy nhiên, hành trình này dường như sáng rõ hơn và lấp lánh những triển vọng đạt được thành quả trong tương lai.




tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương