Hội thảo quốc tế việt nam họC


Sự phát hiện của Chiêm Thành dịch ngữ đời Minh



tải về 6.05 Mb.
trang9/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   99
1. Sự phát hiện của Chiêm Thành dịch ngữ đời Minh

Theo khảo cứu của các học giả Trung Quốc, các tài liệu ngôn ngữ Chămpa trong sử liệu Trung Quốc không nhiều và do đó, các tài liệu ngôn ngữ Chămpa được soạn thành sách lại càng hiếm hoi. Một người đời Tống là Trịnh Tiều trong cuốn sách Thông chí có ghi lại một cuốn sách mang tên là Lâm Ấp quốc ngữ7, nhưng cuốn sách này nay đã không còn. Trong một tác phẩm khác là Hiếu Từ Đường thư mục, một học giả đời Thanh tên là Vương Vấn Viễn cũng nhắc đến một cuốn sách mang tên Chiêm Thành dịch ngữ do Mao Dần soạn thảo8, nhưng hiện nay, người ta cũng chưa tìm thấy được văn bản này.

Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XVIII, một nhà truyền giáo nổi tiếng của Scotland là Robert Morrison (1782 - 1834), trong khi truyền đạo ở Trung Quốc, đã sưu tầm được một cuốn Chiêm Thành dịch ngữ, bản sao chép từ đời Minh và mang về nước. Hiện nay, cuốn sách này đang được lưu giữ ở Thư viện Đại học London. Năm 1939, hai học giả nước Anh là C.O. Blagden và E.D.Edwards đã hợp tác chú thích cho bản Chiêm Thành dịch ngữ này và đăng trên Tập san Học viện Nghiên cứu Phương Đông (Đại học London)9. Lúc đó, vì nhiều học giả Trung Quốc đã không tìm thấy một bản Chiêm Thành dịch ngữ nào khác ở Trung Quốc, nên năm 1941, một giáo sư Khoa Lịch sử của Đại học Bắc Kinh tên là Hướng Đạt đã dùng bút chép bản Chiêm Thành dịch ngữ do hai học giả nước Anh kể trên chú thích. Hiện nay, bản chép tay này được lưu giữ tại Thư viện Đại học Bắc Kinh. Bên cạnh các học giả phương Tây, các học giả Singapore cũng rất quan tâm đến bản Chiêm Thành dịch ngữ này. Một học giả nổi tiếng của Singapore tên là Hứa Vân Tiều đã đăng lại bản chú thích của hai học giả nước Anh trên Tập san Nam Dương10. Điều đó chứng tỏ Chiêm Thành dịch ngữ là một tài liệu rất quý đối với những người làm nghiên cứu về lịch sử cũng như văn hoá Chămpa.

Hơn nửa thế kỷ qua, nhiều học giả Trung Quốc tưởng rằng Trung Quốc đã không còn một bản Chiêm Thành dịch ngữ nào nữa11. Tuy nhiên, khi đi tìm các tài liệu ngôn ngữ Malay, tôi lại phát hiện một bản Chiêm Thành dịch ngữ khác chưa từng được công bố trong một cuốn sách mang tên là Hoa Di dịch ngữ được in từ một bản chép tay do Nhà xuất bản Quế Đình (Đài Loan) phát hành vào năm 1979.

Cuốn sách này được Ban biên tập đề tên tác giả là: “Hoả Nguyên Khiết dịch, Đệ Bá Phù soạn” và được in bằng chữ Hán chép tay. Ngoài ra, Ban biên tập nhà xuất bản cũng soạn lại mục lục, nhưng vẫn giữ mục lục chép tay nguyên văn. Trước mục lục chép tay có lời tựa được viết bởi một người tên là Chu Chi Phan. Vì số lượng in không nhiều nên bản Hoa Di dịch ngữ này ít khi được các học giả quan tâm đến. Hơn nữa, cuốn sách này lại không có lời giới thiệu trong khi lời tựa Chu Tri Phan lại là chữ hành thảo, rất khó đọc. Vì thế, cho dù cuốn sách được một số học giả biết đến, nhưng chưa ai hiểu rõ tác giả và lịch sử của cuốn sách này.

Trong khi nghiên cứu cuốn Hoa Di dịch ngữ này, tôi đã phát hiện một bản Lưu Cầu Quán dịch ngữ ở Thư viện Đại học Lưu Cầu (Nhật Bản). Bên ngoài cuốn Lưu Cầu Quán dịch ngữ đề “Tiến sỹ Vạn Lịch (1573 - 1620) Chu Tử Phan, Mao Bá Phù biên”. Nội dung bản Lưu Cầu Quán dịch ngữ này so với cuốn Hoa Di dịch ngữ do Đài Loan xuất bản nói trên hoàn toàn như nhau và chứng tỏ nó có thể bị sao chép nhiều lần. Khi so sánh hai văn bản này, có thể chữ “Đệ (第)” và “Mao()”, “Tử()” và “Chi()” bị lẫn lộn, cho nên, người sao có thể nhầm lẫn tên soạn giả từ Mao Bá Phù thành Đệ Bá Phù và Chu Chi Phan thành Chu Tử Phan.

Truy nguyên nguồn gốc của các soạn giả, chúng ta biết rằng trong thời Vạn Lịch (1573 - 1620), niên hiệu của Minh Thần Tông, vua thứ 13 của nhà Minh, có hai tiến sỹ nổi tiếng là Mao Thuỵ Trưng (茅瑞徵) và Chu Chi Phan (朱之蕃). Mao Thuỵ Trưng có hiệu là Bá Phù, vì thế, Mao Thuỵ Trưng cũng được xưng là Mao Bá Phù. Như vậy, người soạn ra cuốn Hoa Di dịch ngữ chính là Mao Thuỵ Trưng, tức Mao Bá Phù. Trong lời tựa, Chu Chi Phan xưng Mao Bá Phù là “bạn”, Chu Chi Phan tự xưng “em”, như vậy hai người này có thể là bạn bè của nhau.

Một người nhà Thanh rất nổi tiếng ở Trung Quốc tên là Dương Thủ Kính (杨守敬) (1839 - 1915) trong cuốn sách Nhật Bản phỏng thư chí (日本访书志) cũng nhắc đến một cuốn Hoa Di dịch ngữ mà ông đã tìm thấy ở Nhật Bản vào thời kỳ nhà Thanh. Ông miêu tả cuốn sách như sau: “(Hoa Di dịch ngữ, cuốn 13 tập) do người Minh Mao Bá Phù soạn, đầu sách có lời tựa Chu Chi Phan. Lời tựa nói rằng khi ông Mao Bá Phù làm chức vụ Đại Hồng Lư (大鸿胪) có soạn bộ sách Tứ Di khảo. Nội dung của Tứ Di khảo gồm địa lý, phong tục, vật sản… của các dân tộc trong và ngoài nước”. Do vậy, cuốn Hoa Di dịch ngữ này có thể là một phần của Tứ Di khảo. Tuy vậy, ở trang bìa của cuốn Hoa Di dịch ngữ này lại đề: “Hoa Di dịch ngữ tự (华夷译语序). Đây có thể là do người sao chép nhầm lẫn.

Sách Hoa Di dịch ngữ bao gồm 13 dịch ngữ là Triều Tiên, Lưu Cầu, Nhật Bản, An Nam, Chiêm Thành, Xiêm La,… Mãn Lạt Gia (Malacca)…”12. Tuy nhiên, hiện nay, cuốn Hoa Di dịch ngữ này lại không thấy ở đâu. Nhưng điều đáng mừng là nội dung cuốn Hoa Di dịch ngữ do Đài Loan xuất bản lại phù hợp với miêu tả của Dương Thủ Kính. Như vậy, cuốn Hoa Di dịch ngữ do Đài Loan xuất bản năm 1979 có thể chính là bản sao mà Dương Thủ Kính đã tìm thấy ở Nhật Bản.

Về niên đại của tác phẩm này, chúng ta biết rằng, Mao Thụy Trưng đỗ tiến sỹ năm 1601; sau khi đỗ tiến sỹ, ông mới được giao làm chức vụ Đại Hồng Lư (大鸿胪), một chức vụ chuyên phụ trách lễ nghi cung đình và các công việc liên quan đến các dân tộc trong và ngoài nước. Một thông tin khác cũng cho biết Chu Chi Phan mất vào năm năm 1624. Như vậy, có thể Mao Thuỵ Trưng soạn cuốn Hoa Di Dịch ngữ vào những năm 1601 - 1624.

Theo mục lục, cuốn Hoa Di dịch ngữ do Mạo Thuỵ Trưng soạn gồm 13 dịch ngữ: Triều Tiên Quán dịch ngữ, Lưu Cầu Quán dịch ngữ, Nhật Bản Quán dịch ngữ, An Nam dịch ngữ, Chiêm Thành dịch ngữ, Đạt Đán dịch ngữ, Uý Ngột Nhi Quán dịch ngữ, Tây Phan dịch ngữ, Hồi Hồi dịch ngữ, Mãn Lạt Gia Quán dịch ngữ, Nữ Chân dịch ngữ, Bách Di dịch ngữ. Trong số 13 dịch ngữ này, người sau có đánh dấu “” cho 5 dịch ngữ, tức Chiêm Thành dịch ngữ, Tây Phan dịch ngữ, Hồi Hồi dịch ngữ, Nữ Chân dịch ngữ, Bách Di dịch ngữ. Đánh dấu “” có nghĩa là nội dung 5 dịch ngữ này bị đánh mất. Tuy nhiên, khi khảo cứu kỹ từng dịch ngữ, tôi thấy bản Mãn Lạt Gia Quán dịch ngữ có khác biệt rất lớn với bản Mãn Lạt Gia Quán dịch ngữ của Morrison và khi lấy bản Chiêm Thành Quốc dịch ngữ của Morrison để so sánh, tôi phát hiện hai bản dịch ngữ này có rất nhiều điểm giống nhau. Vì vậy, tôi khẳng định rằng bản Mãn Lạt Gia Quán dịch ngữ này chính là Chiêm Thành dịch ngữ.

Vì sao người chép Hoa Di dịch ngữ này lại lẫn lộn bản Mãn Lạt Gia Quán dịch ngữ với Chiêm Thành dịch ngữ? Một lý do được đưa ra là: Có thể người sao chép văn bản này không phải là chuyên gia ngoại ngữ. Hơn thế nữa, trong bản Chiêm Thành dịch ngữ lại có từ “Mãn Lạt Gia Quốc”, nên người chép đã tưởng bản Chiêm Thành dịch ngữ này là Mãn Lạt Gia Quán dịch ngữ. Vào thời Minh, triều đình rất quan tâm phiên dịch các ngôn ngữ của các dân tộc trong và ngoài nước. Cuốn Quốc triều điển hối của nhà Minh cho biết: “Năm thứ 15 Hồng Vũ (niên hiệu vua Chu Nguyên Chương, tức năm 1382), hoàng thượng cho rằng nhà Nguyên không có văn tự để ra lệnh thiên hạ, chỉ mượn chữ Mông Cổ phổ biến thiên hạ thôi, nên sai Thị giảng Hàn lâm viện là Hoả Nguyên Khiết và Hàn lâm viên Biên tu là Mã Ý Xích Hắc (tên người) lấy tiếng Hoa để dịch tiếng Mông… đặt tên là Hoa Di dịch ngữ…”.

Tiếp nối nhà Minh, nhà Thanh cũng thành lập một số cơ quan chuyên phụ trách tiếp đón khách nước ngoài như Tứ Di Quán, Hội Đồng Quán, Hội Đồng Tứ Di Quán… Những người chuyên phụ trách công việc phiên dịch đã soạn ra rất nhiều dịch ngữ để tiện cho những người đảm nhiệm công việc tiếp đón, những dịch ngữ đó cũng được gọi chung là Hoa Di dịch ngữ. Bản Chiêm Thành dịch ngữ trong cuốn Hoa Di dịch ngữ do Mao Thuỵ Trưng soạn có thể là tài liệu lấy từ Hội Đồng Quán nhà Minh. Năm thứ năm Vĩnh Lạc (niên hiệu của Chu Đệ, vua thứ hai nhà Minh), tức năm 1407, triều đình nhà Minh cho thành lập Đề Đốc Tứ Di Quán (提督四夷馆) chuyên phụ trách phiên dịch văn thư của các nước, tuy nhiên, ngôn ngữ Chiêm Thành lại không có mặt.

Văn thư từ nước Chiêm Thành đến thì được đưa sang Hồi Hồi Quán (回回馆) dịch hộ13. Như vậy, Tứ Di Quán không có người phiên dịch chuyên môn về tiếng Chiêm, song chúng ta biết rằng một cơ quan khác là Hội Đồng Quán (会同馆) thuộc bộ Lễ nhà Minh (cũng có học giả cho là thuộc bộ Binh) lại có thông sự về tiếng Chiêm. Theo Đại Minh hội điển, Hội Đồng Quán thường có ba thông sự chuyên dịch tiếng Chiêm và làm các công việc hướng dẫn, tiễn đưa các cống sứ14.

Theo Quỳnh Châu phủ chí (địa chí đảo Hải Nam ngày nay), có một người tên là Bồ Thịnh (蒲盛) vì thông thạo chữ Chiêm nên đã được sai làm thông sự ở triều đình nhà Minh15. Theo Minh sử, triều đình nhà Minh có người biết chữ Chiêm bắt đầu từ năm 1371, khi Chế Bồng Nga bắt đầu tiến hành triều cống nhà Minh16. Về nội dung, bản Chiêm Thành dịch ngữ phần lớn là những từ ngữ thường dùng hằng ngày và những lời như “thiên triều” như “tiến cống hằng năm”, “chớ gây sự”, “phải cung kính”, “không được nói nhiều”, “không được gây loạn”,“thiên triều không tha cho ngươi ”, “triều đình tuyên dụ”, “đưa ngươi về”... Có thể đoán định đây là ngôn ngữ do những người làm trong Hội Đồng Quán thường dùng. Như vậy bản Chiêm Thành dịch ngữ này chính là tài liệu của Hội Đồng Quán. Cũng theo Minh thực lục, là vào lần đầu tiên nước Chiêm Thành triều cống nhà Minh năm 1369. Năm 1543 là năm sứ đoàn ngoại giao cuối cùng của nước Chiêm Thành gửi cống sứ đến17. Vì thế, có thể đoán rằng ngôn ngữ tiếng Chiêm trong bản Chiêm Thành dịch ngữ này là ngôn ngữ trong các thế kỷ XIV - XVI.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương