Hội thảo quốc tế việt nam họC


Tiếp cận không gian và phương pháp định lượng trong nghiên cứu ở Duy Tiên và Sa Pa



tải về 6.05 Mb.
trang5/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99
2. Tiếp cận không gian và phương pháp định lượng trong nghiên cứu ở Duy Tiên và Sa Pa

Hiện nay, các nhà địa lý đã chấp nhận một cách rộng rãi rằng các quan hệ xã hội thực chất là quan hệ xã hội - không gian (socio - spatial relation) và cho rằng khía cạnh không gian của các quan hệ xã hội sẽ tác động lên cách mà các quan hệ này diễn ra trong thực tế phát triển của xã hội (Raju J. Das, 2001). Không gian và các quan hệ xã hội vốn đã liên kết với nhau một cách tự nhiên và bản thân không gian đã tạo nên các thực thể xã hội khác biệt (Charlotte Spinks, 2001; Martin Jones, 2005). Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm “tính không gian quan hệ” (relational spatiality) và khẳng định vai trò của không gian trong các quan hệ xã hội biểu hiện qua tổ chức lãnh thổ ở nhiều quy mô (Massey D. and 1999; Amin A., 2004).

Tác giả Fortheringham cho rằng phương pháp định lượng trong địa lý học không còn là vấn đề mới, nhưng do sự phát triển liên tục của các lý thuyết trong lĩnh vực địa lý nhân văn nên các phương pháp định lượng đã bị chỉ trích, và đã có nhiều tác giả cho rằng nó đã bị bỏ quên trong các nghiên cứu của địa lý nhân văn và trong khoa học xã hội (A. Stewart Fotheringham, Christ Brunsdon et al. 2005). Tuy nhiên, những năm gần đây, giới nghiên cứu cũng nhận thức được rằng phần lớn dữ liệu sử dụng trong lĩnh vực địa lý nhân văn nói riêng và trong khoa học xã hội nói chung đều gắn với lãnh thổ ở các quy mô (scale) khác nhau (Bourrough 1986; Massey D., 1999). Đó là lý do các nhà địa lý nhân văn và các nhà xã hội học đã dễ đồng thuận trong việc chọn công cụ cho phép ta tích hợp cả hai khía cạnh: định lượng và không gian để nghiên cứu các đối tượng, các thực thể, các quá trình và các hiện tượng ngoài tự nhiên và trong xã hội. Đó chính là hệ thông tin địa lý. Trên thực tế các yếu tố này có thể được mô tả bằng các phương pháp khác nhau, trong đó các phương tiện số chính là nền tảng của tính toán định lượng. Lãnh thổ nghiên cứu được phân chia thành các đơn vị không gian (spatial unit) để ta có thể kết nối mọi dữ liệu liên quan. Các thông tin hiện trạng sử dụng đất cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện kinh tế - xã hội và sự thay đổi của nó cũng phụ thuộc vào khung hành chính của lãnh thổ. Còn theo Weber và những người khác (Weber, Fohrer et al. 2001; N. Fohrer, D. Möller et al. 2002), sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất có tác động đến các chỉ số kinh tế chủ đạo như thu nhập từ nông nghiệp hay đầu tư lao động.

Trong cả hai trường hợp Sa Pa và Duy Tiên, các tác giả đã sử dụng phiếu điều tra nông hộ kết hợp với các dữ liệu thống kê thu thập được trên quy mô thôn, bản, xã và toàn huyện. Các đơn vị hành chính này được sử dụng làm đơn vị không gian trong phân tích. Ở đây, các cặp quan hệ được đánh giá nhờ vào các dữ liệu thống kê thu thập được tại các địa phương, các thông tin điều tra nông hộ. Riêng đối với nghiên cứu ở Sa Pa, chúng tôi đã sử dụng các ảnh vệ tinh đa thời gian để đánh giá biến động lớp phủ hiện trạng. Các đơn vị không gian được chọn có quy mô thay đổi từ cấp thôn bản đến cấp xã. Trong khi đó ở Duy Tiên, đơn vị không gian được sử dụng trong phân tích là các xã. Một cách ngầm định, các đối tượng nghiên cứu đã được đặt vào vị trí địa lý và được đặc tả bởi các dữ liệu số cả trên bình diện không gian lẫn các thuộc tính mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Do dữ liệu thu thập được tại huyện Duy Tiên bao gồm một số lượng khá lớn các biến nên phương pháp phân tích thành phần chính là công cụ phân tích thống kê chủ đạo trong đánh giá các quan hệ này. PCA là công cụ phân tích nhân tố sử dụng với mục đích giảm số lượng các biến (dữ liệu). Thuật toán PCA tìm kiếm sự kết hợp tuyến tính giữa các biến có phương sai đạt cực đại để loại bỏ chúng ra khỏi mô hình và tìm kiếm sự kết hợp tuyến tính thứ hai để có thể giải thích tối đa phần còn lại của phương sai. Quá trình này tiếp tục được thực hiện tới khi tất cả các phương sai được loại trừ hết. Đây được gọi là phương pháp trục thành phần chính và kết quả chỉ ra các nhân tố trực giao (Jollie, 1986; Agilent Technologies, 2005).





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương