Hội thảo quốc tế việt nam họC


(Nguyên văn chữ Hán/Tiếng Việt)



tải về 6.05 Mb.
trang11/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   99
(Nguyên văn
chữ Hán/Tiếng Việt)


Bản Mao Thuỵ Trưng

(Nguyên văn chữ Hán/
Âm tiếng Hán hiện đại)


Bản Morrison

(Nguyên văn chữ Hán/
Âm tiếng Hán hiện đại)


1

天 (Trời)

喇仪 La Yi

仪 yi

2

云 (Mây)

因 Yin

夜阿因 Ye A yin

3

雷 (Sấm)

胡浪 Hu Lang

浪 Lang

4

雨 (Mưa)

沾 Zhan

胡沾 Hu Zhan

5

日 (Mặt trời)

仰不锐 Yang Bu Rui

仰胡锐 Yang Hu Rui

6

月 (Mặt trăng)

仰不蓝 Yang Bu Lan

仰胡蓝 Yang Hu Lan

7

星 (Ngôi sao)

不撒 Bu Sa

不度 Bu Du

8

霜 (Sương)

多沾 Duo Zhan

沾 Zhan

9

风 (Gió)

阿撒因 A Sa Yin

阿因 A Yin

10

雪 (Tuyết)

胡沾 Hu Zhan

八胡沾 Ba Hu Zhan

Điều đáng nói là có một số từ hoàn toàn khác hẳn, thử lấy 5 từ so sánh như sau:

STT

Nguyên văn
chữ Hán/Tiếng Việt


Bản Mao Thuỵ Trưng
(Nguyên văn chữ Hán/Âm tiếng Hán hiện đại)


Bản Morrison

(Nguyên văn chữ Hán/
Âm tiếng Hán hiện đại)


1

江 (Sông)

疾 Ji

定 Ding

2

山 (Núi

定 Dinh

即 Ji

3

海 (Biển)

巨 Ju

细 Xi

4

沟 (Kênh rạch)

阿细 A Xi

墩 Dun

5

浪 (sóng)

牙非 Ya Fei

敖浪 Ao Lang

Tuy về số từ thì bản Morrison tương đối nhiều, nhưng bản Mao Thuỵ Trưng cũng có một số từ mà bản Morrison không có, ví dụ “醉了” (uống say rồi), “满剌加国” (nước Malacca)”, “客人 (người khách)” “低头 (cuối đầu)”… Tuy số Các từ tuy có số lượng không nhiều, nhưng lại là tài liệu bổ sung quý giá. Điều đáng nói là chú thích của hai học giả nước Anh cho bản Morrison có rất nhiều thiếu sót, thậm chí có không ít từ đã bị để trống, không chú thích. Như vậy, hai bản dịch ngữ trên có thể bổ sung, so sánh cho nhau.

3. Quan hệ ngôn ngữ, văn hoá giữa Chămpa và Malay

Quan hệ ngôn ngữ, văn hoá giữa Chămpa và Malay từ lâu đã trở thành một đề tài nghiên cứu được nhiều học giả quan tâm, song phần lớn các cách tiếp cận trước đây chủ yếu thông qua việc so sánh các hiện tượng ngôn ngữ. Năm 1901, một học giả nước Pháp chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ và văn tự Chămpa đã so sánh một số từ tiếng Chăm và tiếng Malay. Trong cuốn sách nghiên cứu mới về Chămpa19, ông đã so sánh một số từ ngữ tiếng Chăm và tiếng Malay. Năm 1941, học giả Paul K. Benedict trong bài Người Chăm trong đảo Hải Nam20 cũng có so sánh một số từ giữa tiếng Hồi Huy (ngôn ngữ cư dân người Chăm ở tỉnh Hải Nam) và tiếng Indonesia. Năm 1957, học giả Michael Sullivan cho rằng Linga được phát hiện tại Kedah (Malaysia) có nhiều tương đồng với Linga ở Chămpa21 song tác giả cũng lấy làm tiếc rằng hiện nay ở Kedah lại không thấy có người Chăm cư trú.

Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa tiếng Chăm và tiếng Malay, rất ít học giả sử dụng Chiêm Thành dịch ngữ. Trong khi đó, khi so sánh Chiêm Thành dịch ngữMãn Lạt Gia dịch ngữ, tôi đã phát hiện có nhiều điểm tương đồng giữa với tiếng Chăm và tiếng Malay ngày nay.

3.1. So sánh tiếng Chăm và tiếng Malay qua Chiêm Thành dịch ngữMãn Lạt Gia dịch ngữ

Do hạn chế về sử liệu, tôi không tìm thấy một tài liệu nào sớm hơn so với Chiêm Thành dịch ngữMãn Lạt Gia dịch ngữ thời Minh22. Tôi cho rằng nếu muốn khảo cứu quan hệ hai ngôn ngữ về nguồn gốc thì về ngữ liệu, chúng ta sử dụng tư liệu càng sớm thì càng khách quan. Kết quả so sánh của tôi đã chứng tỏ điều này.



Bảng 2: Một số từ giống nhau giữa tiếng Chăm và tiếng Malay
qua Chiêm Thành dịch ngữMãn Lạt Gia dịch ngữ


STT

Ý nghĩa

Chiêm Thành dịch ngữ

(Chú thích tiếng Chăm)

Mãn Lạt Gia dịch ngữ

(Chú thích tiếng Malay)

I. Môn Thiên văn

1

Trăng

yan bulan

bulan

2

Mưa

Hujan

hujan

3

Gió

Anin

angin

II. Môn Địa lý

1

Đá

Batau

batu

2

Đường

Jalan

jalan

III. Môn Cây cối

1

Cây

Kayau

kayu

IV. Môn Động vật

1

Con hổ

Rimaun

harimau

2

Con lợn

Pabui

babi

3

Con cá

Ikan

ikan

4

Con rắn

Ula

ular

V. Môn Đồ dùng

1

Lửa

Api

api

VI. Môn Nhân vật

1

Người

Ulan

orang

VII. Môn Thân thể

1

Mắt

Mata

mata

2

Mũi

Idun

idong

3

Tay

Tanon

tangan

4

Răng

Tagei

gigi

VIII. Môn Đồ quý

1

Vàng

mÖh

mas

2

Bạc

Parjak

perak

IX. Môn Văn sử

1

Văn thư

Surak

surat

X.Môn Thanh sắc

1

Màu vàng

gunik

kuning

2

Màu trắng

putih

puteh

XI. Môn số

1

Một

Sa

satu

2

Hai

Dua

dua

3

Bốn

Pak

empak

4

Năm

limÖ

lima

5

Sáu

Nam

enam

6

Bảy

Tijuh

tujuh

7

Tám

dalapan

delapan

8

Chín

salapan

sembilan

9

Mười

sapluh

sepuluh

10

Trăm

Sa ratuh

Se ratus

11

Nghìn

Sa ribau

se ribuh

Theo Chiêm Thành dịch ngữMãn Lạt Gia dịch ngữ, chúng ta có thể thấy rằng tiếng Chăm và tiếng Malay trong thế kỷ XV - XVII có nhiều từ tương đồng, nhất là các từ về con số. Các học giả phương Tây đã xếp tiếng Chăm vào hệ ngôn ngữ Malayo-Polynesia23, riêng điều đó chứng tỏ tiếng Chăm và tiếng Malay có quan hệ thân thuộc.

3.2. Sơ lược về quan hệ Chămpa và Malay

Sự giống nhau về ngôn ngữ dường như phản ánh mối quan hệ giữa hai nhóm cư dân này. Về quan hệ Chămpa và Malay, sử sách ghi chép rất ít, do đó trong bài này tôi chỉ dựa vào một số sử liệu Việt Nam, Trung Quốc và tư liệu Malay để minh hoạ.



Quan hệ Chămpa và Malay trước thế kỷ X

Theo Đại Việt sử ký tiền niên, năm 767, nước Xà Bà (阇婆), một nước ở bán đảo Malay đã đem quân đánh Giao Châu24. Nước Xà Bà đem quân sang đánh Giao Châu chắc chắn phải qua nước Lâm Ấp bấy giờ. Lại theo văn bia của Chămpa thì năm 787, nước Java (爪哇) (nước ở bán quần đảo Malay) có đem quân sang đánh Phanduranga (Phan Rang) và đã đốt chùa Bhadradhipaticvara của Phanduranga25. Khưu Tân Dân, một học giả Singapore lại cho rằng: “vào thời Tuỳ - Đường, nước Langkasuka (nước ở bản đảo Malay) rất mạnh, nhiều hàng hoá từ đây được vận chuyển sang Vijaya (Bình Định)”26.



Quan hệ Chămpa và Malay thế kỷ X - XI

Trong thế kỷ X, quan hệ A-rập, Xà Bà và Chiêm Thành đã diễn ra khá mật thiết. Theo Chư phiên chí (诸蕃志) của nhà Tống, ba nước này có hẹn nhau cùng tiến cúng một thủ lĩnh ở vùng nam Trung Quốc27.

Điều đáng nói là quan hệ thương mại giữa Chiêm Thành với Xà Bà và Sri
Vijaya (nước ở bán đảo Malay). Tống hội yếu tập cảo có những ghi chép như sau:

…. “Từ nước Chiêm Thành sang Sri Vijaya chỉ cần 6 ngày đường biển.”



“Năm 966, nước Chiêm Thành có tặng một số vải Xà Bà cho chúa Giang Nam.”

“Năm 1011, vua nước Chiêm Thành nói với vua nhà Tống rằng, nước Chiêm Thành tiến cúng một con sư tử cho nhà Tống, con sư tử này mua được ở Sri Vijaya”28.

Quan hệ Chămpa và Malay thế kỷ XII-XVII

Theo Tống hội yếu tập cảo, năm 1168, quan hệ A-rập và Chiêm Thành đã xấu đi khi tàu thuyền tiến cúng nhà Tống của A-rập đi qua Chiêm Thành đã bị người Chiêm cướp phá29. Tuy nhiên, những quan hệ thương mại giữa Chămpa và Malay vẫn được tiếp tục. Cuốn Đảo di chí lược thời nhà Nguyên, Chiêm Thành có vải Tapeh (một thứ vải của Java), Phanduranga lại có vải Xà Bà30. Điều đáng nói là trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi một thông tin thú vị: “Năm 1326, Huệ Túc Vương phá Chiêm Thành, vua Chiêm Thành Chế Năng chạy đến Java xin cứu giúp.”31. Điều đó chứng tỏ quan hệ của Chămpa và Malay rất mật thiết.

Trong một cuốn sách đời Minh có nhắc đến một thứ trò chơi giống như con súc sắc của nước Chiêm Thành. Điều thú vị là nước Java cũng có trò chơi này và cách gọi con số của họ đều như nhau. Điều đáng chú ý là một số tác phẩm văn học của Malay cũng thường nhắc đến Chămpa. Cuốn Ca tụng lịch sử Java viết năm 1365 kể rằng: “Chămpa là nước bảo hộ của Kambojayay (nước ở quần đảo Malay)”32. Cuốn Truyền kỳ Malay viết vào những năm 1511-1612, gồm có 34 chương thì tác giả đã dành cả một chương kể về quan hệ Chămpa và Malay. Trong sách có nói đến Kambojayay gả công chúa cho vua Chiêm Thành. Cuối cùng, vương tử Chiêm Thành vì thất bại trong cuộc chiến tranh hôn nhân nên đã phải trốn sang Malacca và theo đạo Islam33.



4. Những vấn đề cần khảo cứu

Trong nghiên cứu về văn hoá Chămpa hiện nay, tôi nghĩ có ba vấn đề nên khảo cứu kỹ lưỡng:



Thứ nhất là về hệ thuộc ngôn ngữ của tiếng Chăm. Cuốn Tuỳ thư của Trung Quốc có ghi chép lại một số từ của tiếng Lâm Ấp: “Lâm Ấp xưng vua là Yang Pu Bu, vợ vua là Tuo Yang A Xiong, Thái tử là A Chang Pu, Tải Tướng là Po Man Di.”34. Cuốn Thông chí nhà Tống lại nói: “Lâm Ấp có hai vị quan lớn là Xi Na Po Di và Sa Po Di Ge. Các quan chức cấp dưới chia làm ba là Lun Do Xinh, Ge Lun Zhi Di, Yi Di Jia Lan. Các quan bộ lạc có hơn 200 người, quan cao nhất là Fu Luo, tiếp là A Lun.”35. Tên quan chức của Lâm Ấp tuy số lượng không nhiều nhưng lại là tư liệu ngôn ngữ rất quý giá. Vậy hai thông tin này có gì liên quan đến tiếng Chăm hoặc tiếng Malay ngày nay? Trong khi chịu ảnh hưởng từ tiếng Malay, chắc hẳn tiếng Chăm cũng chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác. Vậy tiếng Chăm cổ xưa có phải thật sự thuộc hệ ngôn ngữ Malayo-Polinesia không, hay là một loại ngôn ngữ riêng biệt?

Thứ hai, theo các sử liệu thì quan hệ Chămpa và Malay rất mật thiết, nhưng hiện nay lại không có dấu hiệu gì cho thấy người Chăm đã từng cư trú ở bán đảo Malay. Vậy nên giải thích câu hỏi này như thế nào?

Thứ ba, theo sử sách Trung Quốc, đạo Islam truyền sang nước Chiêm Thành vào thế kỷ X36, nhưng theo những người tuỳ tùng của Trịnh Hoà đã sang Chiêm Thành, vào thế kỷ XV, nước Chiêm Thành vẫn theo đạo Bà la môn. Lại theo Chiêm Thành dịch ngữ tiếng Chiêm lúc đó gọi vua là “Bo Dao”, chứ không phải như Mãn Lạt Gia dịch ngữ đã gọi vua là “Sultan”. Như vậy, đạo Islam vào thế kỷ XVII vẫn chưa được truyền bá mạnh mẽ ở Chiêm Thành. Việc lý giải những vấn đề trên chắc hẳn sẽ là một chủ đề mở cho các nhà nghiên cứu trong thời gian tới.



1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương