Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang13/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   99
1. Giai đoạn trước năm 1924

Có thể nói rằng, đây là giai đoạn thử nghiệm của thành phố trong vấn đề quản lý xe kéo tay ở Hà Nội. Mặc dù là giai đoạn thử nghiệm nhưng thành phố cũng đã tạo ra được những kết quả đáng khích lệ đối với phương tiện giao thông công cộng này. Từ năm 1886 đến năm 1891, chính quyền Hà Nội mà cụ thể là Công sứ - Đốc lý (Résident - Maire) đã ban hành 5 văn bản về xe kéo tay, đó là nghị định ngày 6/9/1886, các quy chế ngày 28/10/1887 và 27/4/1888, các nghị định ngày 31/10/1889 và 29/10/1891.

Nghị định ngày 6/9/1886 là văn bản pháp lý đầu tiên của chính quyền thuộc địa đối với việc lưu hành các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố (trong đó có xe kéo tay). Nghị định gồm 17 điều, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9/1886, trong đó quy định có hai loại xe kéo tay: hạng nhất và hạng nhì (hai loại này phân biệt nhau bởi màu sơn). Ngoài ra, Nghị định còn quy định các điểm đỗ xe, giá vé, số tiền thuế phải đóng...

Quy chế ngày 28/10/1887 là văn bản đầu tiên dành riêng cho xe kéo tay (kể cả xe kéo tay cho thuê), bao gồm 13 điều quy định cụ thể trong việc đăng ký xe, việc xe bật đèn chiếu sáng khi chạy ban đêm, quy định các điểm đỗ xe và giá vé, chia xe kéo tay thành hai loại: xe có hai chỗ ngồi và xe có một chỗ ngồi... Điểm mới so với Nghị định ngày 6/9/1886 của quy chế này thể hiện ngay ở điều 1: không một xe kéo tay cho thuê nào được phép lưu hành trong thành phố mà không có giấy phép của Đốc lý và xác nhận hằng tháng của Cảnh sát thành phố.

Các văn bản tiếp theo (Quy chế ngày 27/4/1888, Nghị định ngày 31/10/1889 và Nghị định ngày 29/10/1891) tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện các văn bản trước, quy định cụ thể hơn về việc hành nghề xe kéo tay như việc xin giấy phép, việc đăng ký và lưu hành xe kéo tay, quy định các điểm đỗ xe... Tuy nhiên, cả 5 văn bản trên đều chưa quy định rõ về hình thức của xe.

Năm 1902, lần đầu tiên, Đốc lý Hà Nội ban hành Nghị định cho phép lập


xe kéo tay kiểu Nhật thành xe kéo tay hạng nhất. Theo Nghị định ngày 10/10/1902,
xe kéo tay hạng nhất phải được sản xuất thật hoàn hảo: thùng xe phải được đánh véc-ni; càng xe phải được làm nghiêng sao cho người điều khiển không thể nâng lên hoặc hạ xuống được; bánh xe phải được làm bằng sắt với nan hoa chắc chắn, chạy bằng bi và vành bằng cao su; đệm phải được hoàn toàn làm bằng da mỏng, không rặm và phải được phủ bằng vải trắng... Quần áo của người điều khiển xe cũng được quy định phải luôn luôn sạch sẽ và phải có dấu hiệu riêng.

Trong khoảng thời gian từ năm 1902 đến năm 1914, hệ thống các văn bản quản lý việc cấp phép lưu thông xe kéo tay trong thành phố và điều kiện hành nghề xe kéo tay đối với người bản xứ liên tục được bổ sung và hoàn thiện (thí dụ: người muốn hành nghề xe kéo tay phải đủ 18 tuổi, phải có một giấy phép do Sở Cảnh sát thành phố hoặc tỉnh cấp và phải có đủ sức khoẻ...) .

Năm 1915 đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với lịch sử xe kéo tay ở Hà Nội. Ngày 1/3/1915, Đốc lý Hà Nội đã ký một nghị định thiết lập sự độc quyền khai thác xe kéo tay cho thuê tại Hà Nội thông qua việc hạn chế số lượng xe kéo tay lưu hành ở Hà Nội. Theo Nghị định, chỉ có 400 xe hạng nhất và 1.100 xe hạng hai được phép lưu thông trong thành phố. Khi mới ban hành, Nghị định này đã gây nhiều tranh cãi trong chính quyền và người dân Hà Nội. Ngay cả Giám đốc Sở Kiểm tra Tài chính cũng phản đối và đề nghị Hội đồng Thành phố thảo luận lại trước khi quyết định thực hiện. Nhưng cuối cùng, Nghị định ngày 1/3/1915 vẫn nhận được sự tán thành của Thống sứ Bắc Kỳ, bởi vì xét về bản chất, nó hoàn toàn hợp pháp và đã tạo ra một sự độc quyền khai thác có lợi cho thành phố, cho dù nó có thể gây nên một sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ xe.

Tiếp đó, Hội đồng Thành phố đã có nhiều cuộc họp bàn và ra các văn bản quy định về việc tổ chức đấu thầu, về các điều kiện đấu thầu khai thác xe kéo tay cho thuê trong thành phố Hà Nội37, về những quy định của thành phố liên quan đến việc lưu hành xe kéo tay tại Hà Nội (các đặc trưng của xe cần phải tuân theo như kiểu dáng, kích cỡ, đèn chiếu sáng, quy định việc khám xe định kỳ, giá cước, quy định độ tuổi được phép hành nghề kéo xe tay, giá thuê xe trong và ngoại thành, ấn định mức thuế, mức phí khám xe...).

Những cố gắng của chính quyền thành phố trong giai đoạn này đã tạo ra cho Hà Nội “những xe kéo hiện đại nhất và sạch sẽ nhất vùng Viễn Đông”, với sự có mặt của “những xe kéo tay của các hãng Verneuil, Bobillot rộng rãi và hiện đại - gối tựa mềm mại, êm ái - cái tỳ tay và đệm xe được thay hằng ngày. Mui xe và bọc xe kín, phu xe được chọn lọc và rất thuộc đường”38. Tuy nhiên, những chiếc xe kéo “hiện đại nhất và sạch sẽ nhất vùng Viễn Đông” như vậy có ở Hà Nội không nhiều và chủ yếu dành cho người Âu. Còn xe hạng hai với vành bằng gỗ, được gọi là các “xe thổ tả” chuyên để dành cho người bản xứ thì “hỗn tạp và bẩn thỉu”. Nhưng những cái “xe thổ tả” này cũng chẳng tồn tại được bao lâu nữa vì đến cuối năm 1923, Hội đồng Thành phố đã có dự định xoá bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi hệ thống các phương tiện giao thông công cộng ở Hà Nội.



tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương