Hội thảo quốc tế việt nam họC


Giai đoạn từ sau năm 1935 đến năm 1950



tải về 6.05 Mb.
trang15/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   99
3. Giai đoạn từ sau năm 1935 đến năm 1950

Có thể coi đây là giai đoạn cáo chung của xe kéo tay ở Hà Nội. Kể từ ngày 6/9/1886 là ngày chính quyền thành phố ra văn bản đầu tiên đến những năm đầu của giai đoạn này, xe kéo tay đã có hơn 50 năm lưu hành ở Hà Nội. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm đổi mới biện pháp quản lý xe kéo tay nhưng trên thực tế, chính quyền Hà Nội vẫn để lại một khoảng cách tương đối xa so với chính quyền Sài Gòn trong vấn đề xe kéo.

Theo những thông tin do Toà Đốc lý tổng hợp thì:

- Số lượng xe kéo tay lưu thông ở Hà Nội vào năm 1937 là 1.355 chiếc, còn ở Sài Gòn là 2.980, ở Chợ Lớn là 1.243 (tổng cộng gồm 4.223 chiếc).

- Toàn thành phố Hà Nội có 30 hãng xe kéo tay với số lượng bị hạn chế, còn ở Sài Gòn - Chợ Lớn có khoảng 68 tổ chức được gọi là công ty những chủ xe kéo có từ 10 xe trở lên. Số lượng xe kéo tay ở Sài Gòn - Chợ Lớn không bị hạn chế bởi một văn bản nào nhưng trước sự gia tăng của loại phương tiện này, chính quyền khu vực đã từ chối cấp giấy phép lưu thông mới.

- Do bị hạn chế về số lượng xe và do phu kéo xe ở Hà Nội không có đăng ký hành nghề dẫn tới việc phu xe không có nơi quản lý nên trong giai đoạn này ở Hà Nội đã xuất hiện một hàng ngũ cai xe. Chủ xe cho cai thuê với giá từ 0,70 đến


0,80 đồng/ 1 xe/1 ngày; sau đó, cai cho, phu xe thuê lại với giá từ 1,10 đến 1, 30 đồng. Bình quân mỗi ngày, 1 phu kéo xe tay có thể kiếm được từ 0,1 đến 0,15 đồng. Trong khi đó, phu kéo xe ở Sài Gòn - Chợ lớn được quy định chặt chẽ theo quy định ngày 8/5/1936, được thuê xe kéo trực tiếp từ chủ nên hàng ngũ cai rất hiếm, giá thuê xe trung bình là 0,30 đồng/1 ngày, phu xe kiếm được trung bình 0,50 đồng/1 ngày.

Một điều phải công nhận rằng, nhờ có xe kéo tay mà Hà Nội đã giải quyết được việc làm cho phần lớn dân lao động bị thất nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ một ý tưởng tốt là “không muốn thành phố bị cồng kềnh vì những cái xe chạy bằng sức người”, và “sợ số xe nhiều quá thì phu kéo xe sẽ cạnh tranh nhau mà khó sống”40 nên chính quyền thành phố đã thực hiện chính sách hạn chế số lượng xe đưa ra lưu hành, mặc dù chính sách này sẽ mang lại sự thiệt thòi về ngân quỹ cho thành phố. Thế nhưng qua một thời gian thực hiện, chính sách này đã đem lại một kết quả không đúng với sự mong đợi của Hội đồng Thành phố. Do thất nghiệp nhiều mà dân lao động không thể thuê nguyên cả một chiếc xe được nên đành thuê xe nửa ngày. Vì thế, số phu xe ở Hà Nội vẫn gấp đôi số xe được phép lưu thông. Hơn nữa, do số xe đã bị hạn chế, lại không phải cạnh tranh với những chủ xe mới nữa, nên các chủ xe đã định giá cho thuê xe thật cao. Ý tưởng tốt của Hội đồng Thành phố đã trở thành mối lợi cho hàng ngũ chủ cho thuê xe kéo.

Để chấm dứt tình trạng này, Hội đồng Thành phố đã có những động thái tích cực như gửi công văn (ngày 9/3/1937) cho Công ty Xe kéo và các chủ xe kéo tay cho thuê đề nghị xoá bỏ chế độ cai trung gian để cải thiện tình hình của các phu kéo xe; ra Nghị định (ngày 23/9/1937) quy định số lượng khách được phép chở trên xe kéo tay, cấm tất cả các loại xe kéo tay chở quá một người, trừ trường hợp người thứ hai là một trẻ em dưới 13 tuổi; ban hành Thông tư (ngày 1/11/1937) quy định việc chuyển nhượng giấy phép lưu hành xe kéo tay...

Từ cuối năm 1937, một chiến dịch mang tính chất nhân đạo được dấy lên trong thành phố nhằm xoá bỏ kiếp “người ngựa” của các phu kéo xe, trong đó giới báo chí đã góp một phần quan trọng. Một số tạp chí và báo ở Hà Nội như Revue Indochinoise, L’Effort, Trung Bắc Tân Văn... đã lên tiếng yêu cầu xoá bỏ hoàn toàn xe kéo tay tại thành phố, thậm chí một biên tập viên báo Thời Thế tên là Lê Văn Siêu còn gửi công văn (ngày 28/7/1937) cho Đốc lý Hà Nội ủng hộ việc loại bỏ xe kéo tay ra khỏi hệ thống các phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội.

Tạp chí Revue Indochinoise số 22 ngày 9/10/1937 viết:

“Cũng như nhiều vấn đề khác, vấn đề xe kéo thường thấy người ta bàn đến luôn mà vẫn chưa giải quyết được.

...

Nhưng mà chúng tôi dám chắc rồi dần dần - chưa biết mấy chục năm nữa - thế nào Hà Nội cũng có ngày không còn vết tích xe kéo nữa. Thời gian ấy ắt hẳn còn dài vì xem ngay như nước Nhật văn minh đến bực ấy mà xe kéo cũng còn đầy phố thì ta đủ hiểu trong nước ta bỏ ngay xe kéo đi không phải là việc dễ.



Tuy nhiên, từ nay cho đến cái ngày ta bỏ hẳn được xe kéo đi, ai là người có lòng nhân đạo thương đám ngựa người cũng hãy nên mừng cho họ một chút, là vì ông Đốc lý Hà Nội mới ra nghị định cấm hai người lớn ngồi chung một xe.

Thật vậy! Không có cái gì làm cho người ta có thể thương tâm bằng hôm nào giời nắng chang chang, nóng bỏng rẫy chân, hay giời mưa đường trơn như đổ mỡ, mà thấy một người ốm yếu kéo độ hai ông ăn mặc tây to như hai ông hộ pháp đang ỳ à ỳ ạch trèo lên một cái giốc như giốc Yên Phụ...”41.

Đúng như bài viết của tạp chí Revue Indochinoise, quá trình loại bỏ xe kéo tay tại Hà Nội đã phải kéo dài tới 13 năm (từ 1937 đến 1950).

Năm năm sau khi yêu cầu xoá bỏ xe kéo tay được nêu lên rộng rãi trong xã hội, tín hiệu đầu tiên về vấn đề này mới được phát đi từ chính quyền thành phố. Đó là Nghị định ngày 18/3/1942 của Đốc lý quy định việc lưu hành xe kéo tay và xe xích lô (cyclo - poussse) trong thành phố Hà Nội, ấn định số lượng xe được phép lưu hành kể từ tháng 4/1942 là 1.700 chiếc. Sự xuất hiện của xe xích lô ở Hà Nội từ tháng 3/1942 đã đánh dấu thời kỳ cáo chung của xe kéo tay ở thành phố này42. Tuy nhiên, ban đầu, xích lô không được công chúng đón nhận ngay bởi người ta cảm thấy nguy hiểm, hành khách ngồi ở đằng trước có vẻ như một vật hứng chịu mọi sự va chạm, xung đột. Nhưng rồi trước những thuận lợi mà nó mang lại, người ta đã quen dần với sự hiện diện của nó trong thành phố. Hàng ngũ phu xe cũng nhanh chóng chấp nhận xích lô bởi vì đạp xe rõ ràng đỡ mệt hơn, trông “xứng đáng với con người hơn” là kéo xe, chạy đằng trước trông như “người ngựa”.

Năm 1949 là năm có những chuyển biến quan trọng đối với xe kéo tay ở


Hà Nội. Tháng 2/1949, thành phố ra Nghị định quy định nâng tổng số xe kéo tay và xe xích lô chạy trong nội thành từ 1.700 lên 2.500 chiếc. Điều quan trọng nhất, Nghị định này quy định “không cấp giấy phép chạy thêm cho xe kéo mới, xe kéo hư hỏng bắt buộc phải xin thay bằng xe xích lô”. Có thể xem Nghị định này như hồi chuông báo thời kỳ cáo chung của xe kéo tay ở Hà Nội bắt đầu gióng lên những tiếng đầu tiên. Và tiếng chuông cuối cùng chính là nghị định số 3194 THP/ND của Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí ngày 30/11/1949 ra lệnh cấm hẳn không được dùng xe kéo tay trong thành phố Hà Nội kể từ ngày 1/7/195043. Xe kéo tay ở Hà Nội chính thức chấm dứt vai trò lịch sử của mình kể từ ngày này.

*

* *



Qua quá trình tồn tại và phát triển của xe kéo tay ở Hà Nội như đã trình bày ở trên, bước đầu có thể rút ra một vài nhận xét sơ bộ sau:

– Vai trò của xe kéo tay trong hệ thống giao thông đường bộ ở Hà Nội thời Pháp thuộc.

Thời kỳ đầu xuất hiện, xe kéo tay là một phương tiện giao thông đặc biệt dành cho tầng lớp giàu có, sang trọng ở Hà Nội. Với sự phát triển của nhiều phương tiện giao thông hiện đại khác, xe kéo tay dần dần trở thành một phương tiện giao thông tiện lợi nhất và bình dân nhất của thành phố trong một thời gian tương đối dài.

– Tác động của xe kéo tay đối với tầng lớp dân nghèo ở xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

Ở một góc độ nhất định, sự phát triển của xe kéo tay đã góp phần giải quyết nạn thất nghiệp của một bộ phận người nghèo ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nhận xét này cũng đúng đối với Sài Gòn - Chợ Lớn và một số tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hoá ở Hà Nội và dưới tác động của sự biến đổi về cơ cấu kinh tế nói chung, chính quyền thành phố đã nhiều lần phải thay đổi biện pháp quản lý đối với xe kéo tay (tăng giá thuê xe, hạn chế số lượng xe đưa ra lưu hành, tăng mức thuế...). Điều đó đã làm nảy sinh ra một số vấn đề đối với công cuộc mưu sinh của hàng ngũ phu xe, buộc họ phải có những hành động đối lại. Thí dụ:

- Tháng 10/1928, gần 500 phu xe đình công, trương khẩu hiệu, đe doạ dùng bạo lực đòi giảm giá thuê xe xuống còn 9 xu/1 ngày. Các chủ xe lập ra Ái hữu xa cục hội vào ngày 26/8/1928, trụ sở ở 37 phố Eventail (nay là phố Hàng Quạt).

- Tháng 10/1934, Hội những người chủ hãng thầu xe kéo tay cho thuê ở Hà Nội gửi thư cho Đốc lý Thành phố, yêu cầu rút 10% số lượng xe bị giảm và yêu cầu cho phép xe kéo tay được vào các khu người Âu cũng như khu người bản xứ.

- Tháng 5/1939, Hội Ái hữu các phu xe (Association Amicale des coolies de pousse - pousse) được thành lập ở Hà Nội (trụ sở ở 53 bãi Phúc Xá do ông Nguyễn Văn Pháo làm Chủ tịch). Hội đã tổ chức nhiều cuộc bãi công và biểu tình chống lại việc thuế cao, chống lại sự bao che tiếp tay của chính quyền cho cai đầu dài...



Tài liệu lưu trữ đã chứng minh rằng, xe kéo tay bị loại khỏi hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội vào tháng 7/1950 là một tất yếu lịch sử và là kết quả của quyết định đúng đắn của chính quyền thành phố Hà Nội thời kỳ này.



C¤NG Bè, GIíI THIÖU TµI LIÖU L¦U TR÷
PHôC Vô §êI SèNG X· HéI

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam




GS Nguyễn Văn Hàm*


Cách đây hơn 60 năm, trong bản Thông đạt số 1C/VP ngày 3/1/1946 gửi các ông Bộ trưởng, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “… tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” và “… phải giữ gìn tất cả các công văn, tài liệu và cấm không được huỷ những công văn, tài liệu ấy, nếu không có lệnh trên rõ rệt cho phép huỷ bỏ.”44. Trong bối cảnh đất nước vừa giành được chính quyền, công việc nước sôi lửa bỏng lúc này là chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm nhưng người đứng đầu chính quyền non trẻ đã có một chỉ thị hết sức quan trọng và kịp thời về việc giữ gìn các tài liệu - một di sản văn hoá có giá trị cần được bảo quản để khai thác, sử dụng lâu dài cho hậu thế.

Hiện nay, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các trung tâm, các kho lưu trữ từ trung ương đến các địa phương để tập trung bảo quản toàn bộ tài liệu của phông lưu trữ quốc gia. Đó là tất cả những tài liệu do các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và các cá nhân tiêu biểu sản sinh ra trong quá trình hoạt động, có giá trị về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, lịch sử… không phân biệt về thời gian, xuất xứ, kỹ thuật và vật liệu chế tác, được bảo quản ở hệ thống các trung tâm, các kho lưu trữ. Trong đó đáng chú ý là những tài liệu được bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ quản lý và Kho Lưu trữ Trung ương Đảng do Cục Văn thư Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng quản lý.

Sau nhiều năm đất nước trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, điều kiện để bảo quản an toàn tài liệu gặp không ít khó khăn song những tài liệu thuộc phông lưu trữ quốc gia vẫn được bảo quản và khai thác phục vụ cho những yêu cầu khác nhau của xã hội. Tài liệu lưu trữ đã bước đầu phát huy được giá trị vốn có của nó.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội bảo quản tài liệu có thời gian trước năm 1945, bao gồm 47 phông và 2 sưu tập lưu trữ, thời gian của tài liệu trải dài hơn một thế kỷ (1852 - 1956). Đó là các phông lưu trữ thuộc thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và thời kỳ thuộc địa Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong những phông lưu trữ bảo quản ở Trung tâm này, đáng chú ý là các phông: Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương với 10.513 hồ sơ, thời gian của tài liệu từ 1860 đến 1945; Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ có 86.145 hồ sơ, thời gian của tài liệu từ 1886 - 1945… Nội dung tài liệu của các phông, các sưu tập lưu trữ bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ này phản ánh khá đầy đủ và toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Để phục vụ tra tìm tài liệu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã xây dựng hệ thống các công cụ tra tìm như các mục lục hồ sơ theo các phông, bộ thẻ, thẻ hệ thống, sổ thống kê, sách chỉ dẫn các phông bằng hai ngôn ngữ Việt và Pháp.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II ở Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975). Trung tâm này có nhiệm vụ thu thập, bảo quản những tài liệu, tư liệu lưu trữ thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc, tài liệu của các cơ quan, tổ chức trung ương của chế độ Việt Nam cộng hoà, của Mỹ và đồng minh có trụ sở đóng tại miền Nam (1954 - 1975); cơ quan của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam trước 30/4/1075… Toàn bộ tài liệu bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II gồm 102 phông, 15 sưu tập lưu trữ. Thời gian của tài liệu có từ năm 1802 đến năm 1975. Ngoài ra, Trung tâm còn thu thập, bảo quản tài liệu của một số cơ quan trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trụ sở đóng từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Toàn bộ những tài liệu này được chia thành hai khối lớn: khối tài liệu trước năm 1945 và khối tài liệu sau năm 1945.

Khối tài liệu trước năm 1945 bao gồm tài liệu thời kỳ phong kiến được tập hợp trong hai sưu tập: Sưu tập tài liệu mộc bản gồm 32.210 tấm của 152 đầu sách với 55.318 tờ bản dập bao trùm toàn bộ thời gian tồn tại của triều Nguyễn (1802 - 1945). Sưu tập sổ bộ Hán Nôm với khoảng 25m giá tài liệu có từ năm Minh Mạng thứ ba (1822) đến năm 1933. Sổ bộ Hán Nôm phản ánh toàn diện đời sống xã hội ở nông thôn Nam Kỳ từ đầu thế kỷ XIX đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Khối tài liệu thời kỳ Pháp thuộc bao gồm 25 phông với tổng cộng hơn 4.151m giá tài liệu. Tài liệu có thời gian từ giữa thế kỷ XIX đến những năm 40 của thế kỷ XX. Trong số tài liệu này đáng chú ý là phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ với 2435,5m giá tài liệu, phông Công ty đồn điền cao su Đông Dương với 22,5m giá tài liệu…

Khối tài liệu sau năm 1945 bao gồm các phông Phủ Thủ tướng quốc gia Việt Nam (1948 - 1955), phông Phủ Thủ hiến Trung Việt (1949 - 1954), phông Phủ Thủ hiến Nam Việt (1945 – 1954). Đặc biệt tài liệu của chế độ Việt Nam cộng hoà
(1954 - 1975) với 71 phông của các cơ quan trung ương và địa phương có nội dung hết sức đa dạng, phong phú như phông Phủ Tổng thống đệ nhất cộng hoà
(1954 - 1963) với hơn 460m giá tài liệu, phông Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hoà (1967 - 1975) gồm 158m giá tài liệu… Ngoài ra, tại đây còn lưu trữ được 597 cuộn băng gốc, 40.372 tấm phim, 41.863 tấm ảnh… phản ánh hoạt động của bộ máy chính quyền miền Nam từ thập kỷ 50 đến giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Đặc biệt có 6.052 bản đồ thời Pháp thuộc, 17.244 bản đồ thời kỳ Mỹ và chính quyền Sài Gòn, trong đó có một số bản đồ nổi do Sở Đồ bản quân đội làm ra liên quan đến các tỉnh thuộc Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines được bảo quản rất tốt. Tài liệu của các phông và các sưu tập lưu trữ bước đầu đã được chỉnh lý, phân loại, lập cơ sở dữ liệu, mục lục hồ sơ tra cứu để độc giả tiếp cận thuận lợi với các tài liệu cần tìm kiếm.

Khối tài liệu do các cơ quan, các tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trước đây và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay được tập trung bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ở Hà Nội. Đây là nơi bảo quản một khối lượng tài liệu lớn nhất ở nước ta. Khối tài liệu này về cơ bản đã được chỉnh lý, phân loại khoa học thành 144 phông lưu trữ và 55 sưu tập tài liệu cá nhân, dòng họ nổi tiếng. Thời gian của tài liệu trải dài từ năm 1945 đến nay và được viết chủ yếu bằng tiếng Việt, một số viết bằng tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Tại đây bảo quản nhiều phông lưu trữ lớn như phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1946 - 1992) có gần 7.000 đơn vị bảo quản, sắp xếp trên 74,5m giá tài liệu. Nội dung tài liệu của phông này phản ánh những hoạt động chính của Quốc hội các khoá trên các mặt công tác lớn như hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát và những quyết sách lớn của quốc gia… Phông Phủ Thủ tướng (giai đoạn 1945 - 1985) với 24.358 đơn vị bảo quản và các phông lưu trữ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phông lưu trữ Uỷ ban Kháng chiến hành chính các liên khu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược… Tài liệu thuộc các phông lưu trữ này chủ yếu là bản chính, bản gốc nên có độ tin cậy cao phục vụ nghiên cứu nói chung và đặc biệt là nghiên cứu lịch sử. Tài liệu các phông và các sưu tập lưu trữ về cơ bản đã được tổ chức chỉnh lý, phân loại khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu, mục lục thống kê hồ sơ theo từng phông, từng sưu tập lưu trữ, do đó rất tiện lợi cho việc tra tìm. Mặt khác, các phông và các sưu tập lưu trữ còn được giới thiệu bằng ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp để phục vụ độc giả là người nước ngoài.

Những tài liệu do các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam sản sinh ra trong quá trình hoạt động đã được tổ chức thành phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam theo Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23/9/1987 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) và được tập trung bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương do Cục Lưu trữ - Văn phòng Trung ương Đảng trực tiếp quản lý. Những tài liệu này phản ánh toàn diện vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng hơn bảy thập kỷ qua, về cơ bản đã được chỉnh lý, phân loại khoa học, xây dựng mục lục hồ sơ và cơ sở dữ liệu thông tin tài liệu phục vụ độc giả tra tìm thuận lợi.

Tài liệu được thu thập, bảo quản ở các trung tâm, các kho lưu trữ rất đa dạng và phong phú về loại hình và có giá trị cao về nội dung. Trong những năm qua, những người làm công tác lưu trữ nói riêng và giới nghiên cứu quản lý nói chung đã chú ý nhiều tới việc công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ phục vụ các nhu cầu khác nhau của xã hội thông qua các tập san, tạp chí chuyên ngành, báo chí, trưng bày triển lãm hoặc dưới hình thức các tập văn kiện… Ví dụ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội đã tập hợp tất cả những tài liệu đã công bố, giới thiệu từ năm 1966 đến 2002 trong Tuyển tập những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ (Hà Nội, 2002) hoặc Kỷ yếu Hội thảo khoa học 45 năm tổ chức và sử dụng tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (1962 - 2007) (Hà Nội, năm 2007). Để phục vụ công tác tuyên truyền, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, các trung tâm lưu trữ đã phối hợp với các NXB công bố, giới thiệu nhiều tập văn kiện có giá trị như: Lịch sử Hà Nội qua tài liệu lưu trữ - Tập 1 (NXB Văn hoá - Thông tin, 2000); Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 - Sưu tập tài liệu lưu trữ (NXB Lao động, 2001; tái bản có bổ sung, sửa chữa - NXB Quân đội nhân dân, 2005); Chiến tranh Đông Dương qua tiếng nói của binh lính Pháp (NXB Quân đội nhân dân, 2004); Tình cảm bạn bè quốc tế với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) qua tài liệu lưu trữ (NXB Quân đội nhân dân, 2005)… Nhiều tài liệu lưu trữ được các nhà nghiên cứu sử dụng trong công trình khoa học của mình (sách chuyên khảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ…) đã nói lên giá trị phục vụ của tài liệu lưu trữ đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, những công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ nói trên còn mang tính rời lẻ, phân tán nên tác dụng phục vụ xã hội còn nhiều hạn chế.



Để công bố, giới thiệu và xuất bản rộng rãi các tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 07/1/1978, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VI) đã ra Nghị quyết số 04/NQ - TW về công bố tác phẩm Hồ Chí Minh tuyển tập (2 tập), Hồ Chí Minh toàn tập (10 tập) và giao cho Viện Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp thực hiện. Kết quả là đã công bố 2.119 tài liệu của Hồ Chủ tịch, giới thiệu 10 tập sách Hồ Chí Minh toàn tập. Và để tiếp tục hoàn thiện bộ sách này, ngày 22/12/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VII) tiếp tục giao cho các cơ quan nói trên phối hợp chặt chẽ với các lưu trữ của Đảng và Nhà nước, các Viện Bảo tàng công bố xuất bản sách này đầy đủ, hoàn thiện hơn (12 tập).

Cùng với việc công bố, giới thiệu và xuất bản những tài liệu của Chủ tịch


Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) đã ra Quyết định số 101/QĐ-TW ngày 12/10/1995 về công bố, xuất bản Toàn tập Văn kiện Đảng chia thành 54 tập, thời gian của tài liệu từ năm 1924 đến năm 1995. Trong số 4.000 tài liệu văn kiện với 40.000 trang tài liệu gồm tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng, tài liệu của các Đại hội toàn quốc, Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ, tài liệu Hội nghị trung ương… được sưu tầm lựa chọn từ Cục Lưu trữ - Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Lịch sử Đảng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, tài liệu ở lưu trữ nước ngoài… đã được công bố, giới thiệu trong bộ sách này.

Những tài liệu văn kiện của Quốc hội thuộc các khoá đầu tiên cũng được sưu tầm lựa chọn công bố, giới thiệu trong các tập Văn kiện Quốc hội toàn tập. Ví dụ tập 1 có tài liệu thuộc giai đoạn 1945 - 1960, tập 2 có tài liệu thuộc giai đoạn 1960 - 1964.



Tài liệu lưu trữ được công bố, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau đã có những đóng góp quan trọng cho xã hội. Tuy nhiên, so với tiềm năng vốn có của tài liệu lưu trữ thì những tài liệu đã được công bố, giới thiệu còn rất khiêm tốn. Bởi vậy, để phát huy giá trị nhiều mặt của tài liệu lưu trữ, Nhà nước cần ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ thẩm quyền công bố, giới thiệu tài liệu để các trung tâm, các kho lưu trữ có cơ sở pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ này. Đối với các lưu trữ cần tiếp tục sưu tầm, bổ sung để hoàn thiện tài liệu của các phông lưu trữ; tổ chức phân loại khoa học tài liệu của các phông, các sưu tập lưu trữ; xây dựng các công cụ tra cứu khoa học tài liệu đa dạng hơn; áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc tìm kiếm tài liệu; thực hiện đa dạng các hình thức công bố, giới thiệu tài liệu hướng tới cộng đồng. Chỉ có như vậy mới phát huy được giá trị nhiều mặt của tài liệu lưu trữ, phục vụ các nhu cầu của xã hội.



KH¶O Cæ HäC NAM Bé - VIÖT NAM
NH×N Tõ M¤I TR¦êNG SINH TH¸I

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TiÓu ban C¸C NGUåN T¦ LIÖU PHôC Vô NGHI£N CøU viÖt nam…




S Nguyễn Thị Hậu*




tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương