Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"



tải về 0.61 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
Giáo hội và Nhân quyền
Một cái nhìn lịch sử

và viễn tượng tương lai

Lm. Joseph Joblin, S.J

Gs. Đại học Giáo hoàng Grêgôriô



I- Dẫn nhập

Thời đại chúng ta quan tâm đặc biệt đến nhân quyền, điều đó không cần phải chứng minh nữa, vì từ sau cuộc đại chiến vừa qua hiếm có một tài liệu nào về khoa học xã hội và chính trị mà không dành một chỗ quan trọng cho nhân quyền; thật thế đa số các quốc gia đều kết ước với những tuyên ngôn long trọng nhất về nhân quyền đã từng được các cơ quan quốc tế phê chuẩn. Nhưng dư luận và các nước tỏ ra tha thiết với nhân quyền như thế, xem ra chỉ là hình thức bên ngoài. Sự kết ước của họ không nhất thiết hàm ngụ cùng một ý nghĩa. Trong khung cảnh của truyền thống Địa trung hải, chủ thuyết về nhân quyền được hiểu như cái gì hiển nhiên, dựa vào lý chứng của một nền triết học đề cao cá nhân; nhưng các vùng văn minh khác lại không có cùng quan điểm có tính cách tây phương như vậy. Các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa đã ưu tiên nhấn mạnh đến quyền tập thể của con người chứ không phải các quyền cá nhân; và nhất là các nhóm quốc gia thuộc vào những truyền thống tư tưởng ngoài Âu châu, họ khó mà đồng ý về bản văn tuyên ngôn nhân quyền; họ quan niệm những loại quyền riêng thuộc mỗi nền văn hoá (các nước Hồi giáo, các nước thành viên của O.U.A); không nói đến những xứ Á châu mà nhiều luật gia tại đây cự khước những nội dung của tuyên ngôn nhân quyền và cho rằng chúng ngoại lai đối với truyền thống văn hoá của họ; kỳ thực, tại các nước nầy của thế giới, "nhiều hệ thống pháp luật và xã hội đã lấy ý niệm về bổn phận và các trách nhiệm là ý niệm nền tảng, hơn là dựa vào ý niệm các quyền"; và việc tôn trọng luật pháp ở vùng đất đó được quan niệm một cách hoàn toàn khác với phương cách Tây phương, bởi vì "nó còn lệ thuộc vào một số lớn yếu tố bên ngoài nội dung thuần pháp luật như các giá trị xã hội và đạo đức, các niềm tin tôn giáo, tập tục địa phương, tôn trọng quyền bính...".

Thực tế nầy đưa đến một tình trạng bấp bênh liên quan đến nhân quyền, vì các bản văn quốc tế đã được phê chuẩn không nhất quyết được các thành vên cam kết và hiểu cùng một nghĩa như nhau.

Người ta tự hỏi không biết có phải mình đang đứng trước một trong những cửa sổ giả tạo được vẽ trên vách, cho mình một ảo ảnh về giá trị và sự nhất thống trong cuộc sống xã hội hiện nay của các dân tộc; và phải chăng các cửa sổ giả đó chẳng qua là những khố rách che tạm những bất đồng sâu xa về những nguyên tắc nền tảng cần có để nối kết các mối tương quan cộng đồng. Nếu ngày nay chẳng ai nghĩ đến chuyện chối bỏ các quyền căn bản của con người hoặc xem mỗi người là một nhân vị duy nhất, một "đơn vị tích cực" và trách nhiệm trong xã hội, thì trong thực tế nhiều quốc gia khác nhau lại quá dung dưỡng và ngay cả biện minh những hành động vi phạm quyền sống, quyền tự do tôn giáo hoặc quyền đi lại từ nước nầy đến nước khác, hoặc các quyền tập thể như quyền sinh hoạt hội đoàn cũng như cổ võ liên đới giữa các quốc gia.

Sự cách biệt giữa lời nói chính thức của các chính quyền và thực tế như vậy cho phép ta nêu lên mối hoài nghi về ý kiến cho rằng các nền văn minh khác nhau đều luôn luôn xem nhân quyền có tầm vóc quan trọng, phổ quát và nền tảng. Mối hoài nghi đó xem ra còn có thể xác minh qua sự kiện thành ngữ nầy như chỉ xuất hiện lần đầu tiên bằng tiếng La-tinh iura hominum và theo nghĩa là quyền cá thể như ý nghĩa được dùng ngày nay, ở cột 4759 của cuối Historia diplomatica regum Bataviarum do Volmerus xuất bản, năm 1537.

Còn về phần mình, Giáo hội dường như mớì bảo chứng ý niệm các quyền con người nầy từ 50 năm nay thôi, như vây ta cần xem sự kiện đó như kết quả của một thế kẹt nhất thời hoặc đây đúng là một mối ưu tư sâu xa hơn?

Lối phát biểu hiện nay của Giáo hội trình bày tầm quan trọng mà Học thuyết Xã hội Công giáo dành cho vấn đề nhân quyền rất rõ rệt không còn nghi ngờ gì nữa; chỉ cần nêu lên đây hiến chế Gaudium et Spes:

" (...) Con người ngày càng ý thức hơn phẩm giá cao cả của mình vượt lên trên mọi vật; các quyền lợi và bổn phận của nó có tính cách phổ quát và không thể vi phạm. Vì thế cần phải đem lại cho con người có được tất cả những gì thiết yếu để sống một cuộc sống thật sự xứng đáng là người, như: của ăn, quần áo, nhà ở, quyền tự do chọn lựa bậc sống và quyền lập gia đình, quyền được giáo dục, quyền làm việc, được bảo vệ thanh danh, được kính trọng, được thông tin đúng đắn, quyền hành động theo luật ngay chính của lương tâm, quyền bảo vệ đời sống rìêng tư và có được tự do chính đáng, kể cả trong lãnh vực tôn giáo" (26, 2).

"Mọi hình thức kỳ thị liên quan đến các quyền căn bản của con người, dù dựa trên phái tính, chủng tộc, màu da, điều kiện xã hội, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, đều phải vượt qua và bãi bỏ, như là trái với ý định của Thiên Chúa (29, 2). "Vì thế Giáo hội, dựa vào Phúc âm đã ủy thác cho mình, tuyên dương các quyền của con người, nhìn nhận và đánh giá cao năng động của thời đại hiện đang cổ võ những quyền ấy khắp nơi...Chúng ta dễ gặp cám dỗ cho rằng các quyền con người chúng ta có thể duy trì trọn vẹn một khi tước bỏ hết lề luật của Chúa" (41, 3).

Nhưng sự kiện ngày nay Giáo hội tha thiết cổ võ các quyền con người lại làm cho nhiều người đặt vấn đề tại sao lại có việc "trở lại" với lý tưởng nầy: "Người ta có suy nghĩ chung chung thế nầy: Giáo hội nay đứng ở tuyến đầu đấu tranh cho nhân quyền, nhưng trước đó đã chống đối trong một thời gian lâu. Giáo hội đã đi từ đối kháng kịch liệt đến liên kết hoàn toàn. Ngay sự quay chiều - đổi hướng đó lại có một thời điểm: Công đồng Vaticanô II".

Cũng có người lại thắc mắc về nền tảng sâu xa nơi lập trường nầy của Giáo hội:

"Tôi vui mừng thấy Giáo hội tỏ ra tha thiết với nhân quyền trong thời gian gần đây. Hy vọng rằng đây không phải chỉ là một cố gắng biện hộ, một sự thích nghi theo thời thế".

Hoặc còn nói: "Ít nhất cũng phải nhớ rằng trước đây nhiều thời kỳ Giáo hội không tôn trọng điều mà ngày nay chúng ta gọi là nhân quyền; chỉ cần nghĩ đến những điều tai ác kéo dài nhân danh Kitô giáo qua nhiều thế kỷ do một số các cuộc Thánh chiến, do Pháp đình thời Trung cổ, chiến tranh tôn giáo, chưa kể đến những yếu tố Kitô giáo dễ tạo ra những xung đột kỳ thị chủng tộc hoặc bài Do Thái. Nhiều người bên ngoài tôn giáo thực sự đã đi trước Kitô hữu trong nổ lực bảo vệ nhân quyền (như Liên minh bảo vệ nhân quyền, một thời gian lâu được xem là đồng nghĩa với chủ trương chống giáo quyền), nên Kitô hữu cần khiêm tốn đóng góp vào lãnh vực nầy, tránh huyênh hoang. Nhất là, sự tín nhiệm cần phục hồi trong việc bảo vệ nhân quyền một cách thành tâm đòi hỏi chúng ta phải đại độ dấn thân không có một hậu ý nào".

Ủy ban Giáo hoàng "Công lý và Hoà bình", năm 1975, đã cho xuất bản một tài liệu trình bày cân đối về một bản lược kê lập trường của công giáo trong lãnh vực nầy. Ta có thể thấy một số nhận định như sau:

"Tuy vậy, không thể nói rằng trong suốt lịch sử Giáo hội, tư tưởng và hành động của Kitô hữu đã bảo vệ và cổ võ nhân quyền một cách quyết tâm và rõ rằng". Hoặc còn thêm: "Nói đến lập trường của Giáo hội liên quan đến nhân quyền trong hai thế kỷ vừa qua, ta thấy rõ sự khẳng định và quảng bá các tuyên ngôn về nhân quyền như chủ nghĩa tự do và chủ trương thế tục cổ suý lại đã gặp phải những khó khăn, những dè dặt và đôi khi là những chống đối về phía người công giáo".

Ở đây, ai trong chúng ta cũng nhớ những chống đối của Đức Piô IX, Grêgôriô XVI và Piô VI; Giáo hoàng Piô VI đã lên án Bản Tuyên ngôn các quyền của con người và của công dân (1789), xem đó như "mê sảng".

"Chính trong quan điểm đó người ta thiết lập loại tự do tuyệt đối nầy như một quyền của con người trong xã hội, không những bảo đảm quyền không bị quấy rầy vì các quan điểm tôn giáo của mình, mà còn cho tự do tư tưởng, nói, viết và ngay cả thoải mái in tất cả những gì trí tưởng tượng rối loạn nhất bày vẽ ra, trong lãnh vực tôn giáo; quyền quái đản như thế mà ở quốc hội người ta cho rằng phát sinh từ bình đẳng và tự do của mọi người theo luật tự nhiên...một loại quyền tưởng tượng...trái với các quyền của Đấng Tạo-hoá tối cao, Đấng tạo dựng chúng ta và cho chúng ta mọi cái...".

Và ngay trong đầu thế kỷ nầy, Dom Besse đã viết về các tuyên ngôn năm 1791 và 1793 như sau:

"Chúng là lời tuyên xưng, là điều răn của chủ nghĩa duy nhiên và chủ nghĩa tự do. Ta tìm thấy trong ấy tất cả những đường nét của các hệ thống nầy: quyền Thiên Chúa, im lặng không nói đến quyền của Chúa, cứu cánh con người quy hết vào hạnh phúc trần thế, độc lập không lệ thuộc gì vào mọi quyền bính, bình đẳng giữa mọi người, mọi ý kiến có giá trị như nhau (...). Phương cách duy nhất để có cơ may thành công chống lại chủ trương cứu độ con người như thế, là phải luôn mãi trở về với ý niệm Thiên Chúa, vai trò của Ngài nơi trần thế và các quyền của Ngài".

Từ những sự kiện như thế, ta thấy có một sự nghi ngại không nhỏ đối với nhân quyền đang tồn tại, mặc dù bên ngoài dư luận dân chúng hỗ trợ. Một mặt cần xét lại lối giải thích về các bản tuyên ngôn nhân quyền quan trọng để mọi người được xác tín, bởi lẽ ảnh hưởng của Tây phương trong lối trình bày các qui luật áp dụng được đánh giá là quá mức; mặt khác, chính lập trường của Giáo hội không rõ rằng; nếu Giáo hội trong hai thiên niên kỷ đã gắn bó với lịch sử triết học, tinh thần và chính trị của Tây phương đến độ như thấy mình ở trong đó, thì vào giai đoạn chót và đúng là giai đoạn của nhân quyền, Giáo hội lại đã tách xa Tây phương; nói rằng Giáo hội chống lại nhân quyền lúc ban đầu để rồi sau đó liên minh với nhân quyền thì quá đơn giản, không truy cứu kỹ lưỡng thực tế lịch sử; trước hết vì những lý do chống đối của Giáo hội đối với một số quan điểm triết học và chính trị về nhân quyền không hoàn toàn chấm dứt; sau nữa vì khi đánh giá lại một cách công minh hơn các dữ kiện của vấn đề, Giáo hội lại muốn đưa ra quan niệm riêng của mình về nhân quyền, không liên hệ đến bất cứ một ý hệ nào đang biện minh cho hành động của các hệ thống chính trị khác nhau hiện nay.

Muốn thông suốt vấn đề phức tạp về Giáo hội và nhân quyền thì trước hết nên nắm cho được trọng điểm của chủ trương tích cực mà Kitô giáo dành cho lãnh vực nầy, đúng hơn là nắm cho được phương cách hình thành nên cái mà ngày nay làm nên trọng điểm của chủ trương đó. Suy tư của Giáo hội về nhân quyền tiến hành trên hai phương diện; phương diện triết học - thần học giúp ta hiểu bằng phương cách nào các nhà thần học đã suy nghĩ lại và phong phú hoá vai trò mà văn minh Địa trung hải đã gán cho con người trong thiên nhiên; phương diện thứ hai nhằm áp dụng quan niệm triết học đó và trong các sự kiện, hoặc nói như Công đồng là "ghi khắc" vào thực tế; để đạt đến mục đích liên hệ, phải cần lưu ý đến những kỹ thuật pháp lý. Cuối cùng trong bối cảnh ngày nay, các vấn đề nầy còn mang một chiều kích mới trước sự kiện là người ta đã ý thức được nhu cầu phải tìm kiếm những phương thức nối kết những nền văn minh khác nhau và các hệ thống văn hoá nền tảng làm phát sinh các nền văn minh nầy, để từ đó có thể cống hiến cho nhân loại một khung suy tư và chính trị thực tìễn, vừa để thực hiện tính duy nhất của con người, vừa bảo vệ được các truyền thống dị biệt của nó.

Nói cách khác, tiến trình đưa đến quan niệm nhân quyền theo nội dung ta hiểu ngày nay, đã được hình thành và phát triển như thế nào? Vào thời điểm nào tiến trình phát triển của nó đã ngầm mang những mâu thuẫn hiện nay? Làm sao vượt thắng được?

Câu trả lời cho ba câu hỏi nầy sẽ cho chúng ta thấy:

1- bằng cách nào, từ lúc ban đầu, trong thế giới của vùng Địa trung hải hai luồng tư tưởng đã hoàn toàn độc lập với nhau nhưng đều xác quyết vị thế duy nhất của con người trong cõi thiên nhiên, và bằng cách nào cuối cùng Kitô giáo đã nối kết hai luồng tư tưởng đó vào một thân chung trong một tổng hợp vừa triết học, thần học, pháp lý;

2- tổng hợp đó đã được suy tư lại vào thời Phục hưng; các nhà thần học và triết học bấy gìờ đã nói đến các quyền thuộc chủ thể cá nhân, chuẩn bị cho phong trào nhân quyền ngày nay;

3- thời cận đại có nét đặc trưng là cố bảo vệ và cổ suý nhân quyền mà không dựa vào điểm qui chiếu nào vào Thiên Chúa; kết quả là xã hội phân chia thanh hai khối lập trường bất tương dung. Giáo hội can thiệp vào cuộc khủng hoảng nầy bằng cách đề nghị một lối đi vào vấn đề nhân quyền dưới một góc độ mới, giúp tránh trước tiền đề tạo tranh chấp trong thời cận đại.

Một điểm chót cần nêu lên ở đây về đường hướng truy cứu vấn đề của chúng ta. Chúng tôi không nhằm truy cứu các nguồn gốc lịch sử về nhân quyền chỉ vì tò mò muốn xem thử các tư tưởng trong thế giới vùng Địa trung hải diễn tiến như thế nào; việc làm của chúng tôi hướng đến mục tiêu thực tiễn, nhằm đóng góp vào nổ lực của các Kitô hữu muốn hiểu rõ hơn, tôn trọng các quyền của con người nhiều hơn; và nhằm phát hiện những điểm gán ghép kỳ lạ đã tạo ra tình trạng nhân quyền bị chà đạp mặc dù có những sự chống đối để cổ suý nhân quyền; không một tuần nào mà ta không khỏi đau thương chứng kiến hàng loạt người bị giết chết một cách hồ đồ và còn bị giết do luật lệ trong các xã hội hiện nay, do chiến tranh tiếp diễn, do đói khát mà không ai cứu chữa, do tra tấn bởi các chính quyền hay được các chính quyền bao che.v.v...

Trong sứ điệp phát thanh vào Giáng sinh 1956, Đức Piô XII đã từng lên tiếng:

"...một tình trạng mâu thuẫn bày ra trước mắt đè nặng nhân loại vào thế kỷ XX nầy như một vết thương nơi tâm trạng kiêu hãnh của mình: một mặt, con người tân thời đầy tin tưởng... dự định có thể tạo ra một thế giới giàu có, không còn nghèo đói và bất an; mặt khác, thực tế của những năm dài đầy tang tóc và đổ nát, người người sống trong sợ hãi... có một cái gì đó không phải, không đúng trong lối tổ chức cuộc sống tân thời, một sai lầm căn đế nào đó đang làm hư hỏng nền móng của nó. Nhưng sự sai lầm đó dấu kín ở đâu? Làm thế nào để sửa lại, và ai có thể cứu chữa đây?"

Từ Đức Piô XII, tất cả các vị giáo hoàng đều bày tỏ nỗi lo lắng ấy. Những suy tư trong các trang sau đây nhằm giúp mỗi người "kiểm điểm" thường xuyên các chương trình sinh hoạt của mình dựa trên nền tảng nhân quyền, nền tảng mà Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp "Đấng Cứu độ nhân loại" (Redemptor hominis) đã đặc biệt nhắc nhỡ chúng ta:

"Chúng tôi xác tín sâu xa rằng ngày nay trên thế giới không có một chương trình nào đưa con người lên vị trí hàng đầu, mặc dù có vô số các ý thức hệ đối chọi nhau về quan điểm thế giới.

Vậy, nếu nhân quyền đã bị vi phạm cách nầy hay cách khác mặc dù có những lý thuyết khác nhau làm tiền đề, nếu chúng ta đã chứng kiến sự thật các trại tập trung, bạo động, tra tấn, khủng bố và nhiều hình thức kỳ thị, thì hẳn đây là một hệ quả của những tiền đề khác nữa, đang ngầm đục khoét hay tiêu huỷ luôn hiệu năng của các tiền đề nhân bản nơi các chương trình và hệ thống tân thời nầy. Do đó, chúng ta có bổn phận kiểm điểm các chương trình nầy dựa trên những quyền khách quan và bất khả xâm phạm của con người" (số 17).


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương