Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"


III - Thời Trung cổ Kitô giáo



tải về 0.61 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
III - Thời Trung cổ Kitô giáo,

cuộc cách mạng tư tuởng của Thánh Tôma
Văn minh Trung cổ là một mấu chốt thiết yếu để hiểu lập trường của Giáo hội đối với vấn đề nhân quyền. Nó thiết lập được những định chế đề cao gìá trị duy nhất của các cá nhân, nhưng quan niêm chính trị tôn giáo về tính tổng quát của nhân loại do nó khai triển đã tạo ra những ngộ nhận, và những hạn chế gây ảnh hưởng không ít đến lối trình bày về vấn đề nhân quyền.

Ngay từ thế kỷ VI, hệ thống Rô-ma, trước đó đã từng lấy từng luật pháp làm một thứ "nghệ thuật" tự lập để bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần xã hội, thi bấy giờ lạì biến mất với những tàng tích cuối cùng của đế quốc. Âu châu bước vào một thời đại hỗn loạn, không còn nhà nước, không còn quyền bính công cộng nào; Giáo hội lúc ấy là sức mạnh duy nhất có khả năng hành động để tái lập hoà bình, bằng cách kêu gọi đến những tình cảm tôn giáo của dân chúng. Vinh dự cho Giáo hội vì đã tận dụng quyền uy siêu nhiên mà mình có để phục hồi ý niệm trật tự và hoà bình như là giá trị tôn giáo nền tảng của cuộc sống trong xã hội. Từ đấy ta sẽ chứng kiến chế độ thần quyền phong kiến, trong ấy tôn giáo và chính trị trộn lẫn nhau, hoặc đúng hơn là chính trị bị hút vào trong tôn giáo. Lễ nghi tôn phong hoàng đế phản ảnh thật rõ nét phẩm cấp ấy của các quyền hành; và Giáo hội sẽ sớm khai triển tình trạng nầy, trong đó Gilles de Rome (1247-1315) là một trong những tác giả có tiếng tăm hơn cả.

Tâm thức ngày nay cảm thấy khó chịu với chủ trương gắn liền chính trị - tôn giáo trong tổ chức xã hội, bởi lẽ quan điểm ấy nếu có chấp nhận phẩm giá gắn liền với mọi người (vì mỗi người đều được tạo dựng theo "hình ảnh của Thiên Chúa"), thì lại không tôn vinh phẩm giá nầy bằng cách cho nó những quyền cá nhân nó có được để đối kháng vơi mọi người; nhưng quan điểm nầy lại nhìn nhận cho cá nhân một "qui chế" giúp nó hội nhập vào nếp sống của một xã hội, được tổ chức hoàn bị về mặt chính trị để bảo đảm cho cá nhân ấy được những phương tiện hoàn thành vận mệnh siêu nhiên của mình nơi cõi trần thế nầy. Pháp luật không còn tự trị; nó không còn điều hành những tương quan giữa con người với nhau theo bản chất xã hội của mình, nhưng qui định những cung cách mà đạo đức đòi hỏi; nó phải xem các yêu sách của Công lý, là cái gì cao cả hơn nó, như là những điều luật. "Nếu công bình là trao cho mỗi người phần riêng của họ (Suum cuique tribuere), mà một nước lại không trả lại cho Thiên Chúa chỗ cao nhất là chỗ riêng của Ngài, thì nước ấy có giá trị gì?". Trong toàn bộ đó, người ngoại giáo không có quyền riêng của họ , vì luật tự nhiên phổ quát ghi khắc trong tâm hồn mọi người; do đó, các quyền lúc bấy giờ phải dựa vào giáo hoàng là đấng giải thích lề luật tối cao trên trần thế: "Việc qui chiếu vào luật tự nhiên làm bịt lối pháp quyền. Không những đối với người ngoại giáo, mà còn khó khăn hơn nữa giữa Kitô hữu với nhau". Hệ thống đó phản ảnh một ước mơ lớn. Nó là kết quả của khát vọng hoà bình nơi dân chúng đã mệt mỏi với bạo lực; nó dựa trên mẫu mực quá khứ của đế quốc Rô-ma đã từng thiết lập được khung cảnh hoà hợp chung giữa những xâu xé giết hại lẫn nhau. Cũng như việc nắm quyền hành của Augustô đã được xem là chính đáng qua cảnh thái bình thịnh vượng mà việc trị vì của ông đã mang lại cho dân chúng, thì hệ thống cai trị thời Phong kiến cũng như thế. Nhưng hệ thống Phong kiến tạo uy quyền bằng cách gắn liền một số nghĩa vụ dân sự và quân sự với việc gia nhập vào một chân lý tôn giáo; hậu quả đưa đến việc đồng hoá những cưỡng chế có tính cách chính trị - xã hội của hệ thống ấy với nghĩa vụ tôn giáo.

Hệ thống Phong kiến mang nơi mình yếu tố tự huỷ một khi khai triển sâu rộng ra. Trong giai đoạn đầu đề cao nhân vị tự do, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, hệ thống ấy có thể đưa đến tình trạng ưu đãi Kitô hữu, vì những người nầy đã tiếp nhận sứ điệp Phúc âm và cố gắng sống theo lời dạy của sứ điệp ấy; nhưng rồi quan điểm đó lại đòi xã hội chính trị phải đối xử với mọi người như nhau bất kể người đó thuộc tôn giáo nào. Cách mạng tâm thức nầy xảy ra khi có những đề nghị xây dựng những nền tảng tư duy triết học và thần học mới, biết lưu ý đến sự hiệp nhất của các xã hội loài người mặc dù có những nét khác biệt của chúng.Công trạng của Thánh Tôma, và các nhà kinh viện là đã tận dụng phần đóng góp của triết học Hy lạp, vừa mới khám phá lại thời bấy giờ, để xây dựng những nền móng tư duy giúp các thế kỷ đến sau nới lỏng sự khống chế độc chuyên của tôn giáo trên xã hội; chính nhà tư tưởng thời danh ấy đã cống hiến đường lối căn bản cho phong trào đề xuất nhân quyền sau nầy, khi đưa vào triết học ý niệm về tính tự nhiên của con người, tuy là một thụ tạo, nhưng thụ tạo ấy được tạo dựng để tự đủ cho mình và có những cứu cánh riêng để hoàn thành. Nội dung đó được E. Gilson diễn tả như sau: "Tính tự nhiên theo Tôma không có gì hơn ngoài những gì Thiên Chúa đã tạo dựng, nhưng một khi đã được Thiên Chúa tạo thành và trợ giúp, thì tính ấy có nơi mình sự túc lý nơi tất cả các hành vi của mình".

Ba mệnh đề sau đây cho ta thấy nét độc đáo tư tưởng của Thánh Tôma:

a- cách cư xử của con người không bị hạn chế trong lối phân tích theo từ ngữ tôn giáo;

b- vì bản tính tự nhiên có sự vững chãi riêng, mục đích riêng mà bản tính ấy phải hoàn thành với những phương tiện thuộc trật tự của nó;

c- do đó con người là một hữu thể tự nhiên thì cần phải cư xử theo bản tính có lý trí của mình trong khuôn khổ của trật tự tự nhiên.

Trên nền tảng của tư tưởng Tôma, một nền nhân học đã được thiết lập, nêu rõ giá trị cá nhân của con người. Con người ấy không phải là một tinh thần lưu đày nơi vật chất; nó là vật chất do thân xác, nên nó "liên đới với vũ trụ nơi con người sinh ra và triển nở"; nhưng do nơi linh hồn nó, con người được xếp đặt để đạt đến "một cứu cánh siêu việt, chỉ thực hiện được trong cõi đời sau". Con người là một tác năng tự do, tự quyết định cho mình; nó vừa "có thể kiểm soát nó và đồng thời chịu sự kiểm soát cũng của chính nó". Nó có thể được xem là một "đơn vị tác động tích cực" (Perroux) hoàn toàn có trách nhiệm ở trong khuôn khổ tự nhiên, vì nó có thể chọn lựa con đường hoàn thành vận mệnh của mình, bằng cách bước theo hay chống lại vận mệnh đó. Như thế, con người là một yếu tố của thế giới, nhưng theo một bản tính duy nhất. Thánh Tôma định nghĩa bản tính ấy dựa vào khả năng làm chủ được các hành vi của chính mình và khả năng tự mình hành động đúng như một cá nhân theo lý tính; nhân vị là một hữu thể có lương tri; nó tự quyết định về mình đúng như một hữu thể tự do có khả năng lý tính, nghĩa là ý chí của nó sinh hoạt tự do và có đắn đo đối với những việc khác nhau xảy ra cho nó.

Ở đây con người xuất hiện như một hữu thể được cấu trúc bằng sự tự do của mình và có tương quan trách nhiệm với thế giới, do tự bởi đặc tính tự do ấy. Do đó, mọi người có những yêu sách nền tảng phát xuất từ chính cấu trúc và chiều hướng nơi mình; Thánh Tôma phân biệt một hệ cấp nơi các chiều hướng nầy ; có những chiều hướng liên hệ đến nhu cầu cá nhân: quyền ăn, mặc, bảo toàn thân thể, sống... và những chiều hướng có tầm vóc rộng rãi như quyền sinh sản hoặc giáo dục, và cuối cùng, các quyền liên quan đến đời sống đoàn thể; nhưng quyền sau cùng nầy lệ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử hơn các loại quyền khác.

Quan điểm về trật tự tự nhiên mà Thánh Tôma khai triển không mâu thuẫn quan điểm với thời Trung cổ. Tư tưởng Thánh Tôma cũng nêu lên Thiên Chúa là nền tảng trật tự thế giới; điểm độc đáo nơi Ngài là quan điểm mới về ý thức trách nhiệm của con người trước thực tại; con người hẳn nhiên luôn có trách nhiệm "ghi khắc luật Chúa vào môi trường trần thế", nhưng nay phải nhìn nhận và tôn trọng cứu cánh riêng của trách nhiệm đặc loại nầy, vì thực thi trách nhiệm ấy là một phần trong chương trình của Thiên Chúa trên trần thế.

Nếu ở vào hai thời kỳ nầy , quan điểm về xã hội dù thế nào vẫn thấm nhập tinh thần Kitô giáo, thì nơi quan niệm Kinh viện, người ta có thể khai thác một đường lằn chia cắt; chỉ cần con người muốn nghĩ rằng vận hành phát triển thế giới không cần đến Thiên Chúa để làm điểm qui chiếu, thì bấy giờ nguyên tắc phân biệt giữa xã hội và tôn giáo, ngay cả chủ trương đối kháng đôi đường, lại đi vào tư tưởng của Tây phương. Chính trong lối nhìn nhập nhằng nầy mà quyền chủ thể của con người được đặc biệt lưu ý tại Tây phương nầy. Một mặt các nhà thần học tiếp tục đào sâu sự phân biệt giữa trật tự tự nhiên và trật tự của ân sủng nhưng không đặt vấn đề nghi ngờ gì về tương quan giữa đôi bên; mặt khác thì các luật gia và triết gia lại đưa hai trật tự vào cuộc tranh chấp đối nghịch nhau, và kết luận bằng cách tống khứ tôn giáo vào lãnh vực riêng tư cá nhân thôi. Ngày nay, người ta suy tư về Nhân quyền trong nhãn quan như thế, và cũng trong bối cảnh nầy , Giáo hội phải thể hiện chứng tá của mình đồng thời cũng phải lưu ý đến những biến chuyển tương lai.




tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương