Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"



tải về 0.61 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022

Hồng-y Etchegaray


Diễn văn của


ĐGH Gioan Phaolô II

Kính thưa các vị Hồng y, Giám mục,

và quý Ông, Bà.

1- Trong cuộc Hội thảo mấy ngày nay về chủ đề "Giáo-hội và Nhân quyền", quí vị mong ước gặp Giám mục của Rô-ma. Tôi sung sướng đón tiếp quí vị ở đây, và cám ơn Đức Hồng y Etchegaray vừa rồi đã nhắc đến tinh thần của những ngày nầy.

Công việc quí vị đang làm hướng về một đề tài mà các biến cố nhiều nơi trên thế giới tiếp tục cho thấy là vấn đề thời sự, đó là vấn đề nhân quyền. Một khi các quyền ấy được thực thi trong tự do thì hoà bình mới có điều kiện cần thiết để thể hiện, một nền hoà bình dựa trên sự tôn trọng phẩm giá của nhân vị; vì thế Giáo hội không ngừng lưu tâm đến nhân quyền và tích cực đóng góp vào việc bảo vệ. Chính sự hiện hữu của Ủy-ban Giáo-hoàng "Công-lý và Hoà-bình" trong các bộ của Toà thánh là một dấu chứng hùng hồn.

Tôi muốn nói lên niềm vui của tôi về sáng kiến nầy của Ủy-ban, và cám ơn tất cả những nhân vật đã đáp lời mời đến tham dự, đóng góp, trao đổi sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm của mình trong các cơ quan quốc tế trực tiếp liên quan đến việc bảo đảm nhân quyền. Nổ lực qui tụ các vị chủ chăn, các nhà thần học, triết học, các luật gia và đại diện các tổ chức chuyên môn của Giáo hội đến từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, bên cạnh các thành viên của Ủy-ban Giáo-hoàng, đem lại cho việc nghiên cứu của quí vị một tầm nhìn sâu rộng xứng hợp với chủ đề.

2- Hai lễ kỷ niệm đáng ghi nhớ đã thúc đẩy quí vị có sáng kiến tổ chức cuộc hội thảo nầy. Sự hiện diện của quí vị trong dịp nầy để đào sâu ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề là việc đáng mừng.

Cách đây 25 năm, Đức Giáo-hoàng Gioan XXIII đã công bố Thông điệp Hoà bình trên thế giới (Pacem in Terris). Và Liên Hiệp-quốc cách đây 40 năm đã biểu quyết Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Quí vị từng biết rằng hai sự kiện đó có những tương quan thực sự trên nhiều mặt.

Đức Gioan XXIII, vị Giáo-hoàng tiền nhiệm của tôi, lúc vừa mới khai mạc Công đồng Vaticanô II, thì vì nhiệt tâm mục vụ đã muốn lên tiếng ngay với thế giới về tình trạnh khẩn cấp phải xây dựng hoà bình dựa trên những nền tảng nhân tính vững chắc, và về ước muốn của Giáo hội Công giáo trong nổ lực tham gia vào phần vụ nầy để phục vụ toàn thể nhân loại. Ngài đã lên tiếng vào lúc mà tình hình quốc tế đang căng thẳng: việc thi đua biến chế các vũ khí nguyên tử tạo ra một số khủng hoảng có tầm mức gia trọng đe dọa toàn thế giới. Cùng lúc, nhiều quốc gia được trao trả độc lập, phát triển kinh tế gia tăng hứa hẹn một bước tiến không ngừng. Tuy vậy, tình trạng bất bình đẳng trong việc phân phối các lợi tức, của cải lại quá rõ rệt. Hai khối Đông-Tây phân chia thế giới tạo căng thẳng ngày càng gay gắt. Nhân tâm phân vân trước đà phát triển lạc quan của các phương tìện kỹ thuật, cuộc sống kinh tế, và mối lo ngại phải chứng kiến những cuộc tranh chấp gây nên cảnh tàn phá tan hoang, chưa đầy 20 năm sau đệ II thế chiến.

3- Với lời giáo huấn rõ rệt và có sức thuyết phục, Đức Giáo-hoàng nói với tất cả "những người thành tâm thiện chí" rằng phải tái tạo hoà bình, và chỉ có được hoà bình khi các quyền của con người, chân lý, công lý, bác ái và tự do được tôn trọng. Ngài đánh giá rằng nổ lực thuận thảo để đi đến việc hình thành Liên Hiệp quốcBản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền là một dấu chỉ tích cực. Ngài biểu lộ sự đồng ý của Giáo hội với phần thiết yếu của bản văn nầy, bản văn được xem là một hiến chương chân thực phục vụ lợi ích của tất cả mọi người, nhất là những người yếu thế và bị đe dọa hơn cả. Liên Hiệp quốc đã từng công khai tuyên bố rằng "việc không nhìn nhận và miệt thị các quyền của con người đã dẫn đến những hành vi bạo tàn làm lương tâm của nhân loại phẫn nộ" (phần dẫn nhập của Bản Tuyên ngôn). Người ta đã muốn thể hiện những phản ứng chống lại nhưng hành vi làm băng hoại con người, miệt thị tự do và coi rẻ lương tâm, từng đem lại những thảm trạng khốn cùng nhất vừa xảy ra trước đó.

Đức Gioan XXIII đặc biệt lấy lại những giáo huấn đầy cảm hứng cao cả của Đức Léo XIII và những lời kêu gọi của các vị Giáo hoàng trong hai kỳ đại chiến để đưa ra một tổng hợp xuất sắc về các nền tảng và điều kiện cho hoà bình. Thông điệp của Ngài được nhiều người đón nhận kể cả những người không công giáo.

Công đồng Vaticanô II tiếp tục phân tích, để diễn tả rõ hơn những mối ưu lo và phận vụ của Giáo hội trên thế giới ngày nay. Nhờ thế, Kitô hữu rộng đường đi sâu vào cuộc đối thoại với tất cả những ai nổ lực cũng cố hoà bình trong tinh thần tôn trọng những khát vọng thiết yếu của con người.

4- Một phần tư thế kỷ sau thời điểm công bố sứ điệp của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII và sứ điệp của Vaticanô II, một sứ điệp đã từng được Đức Phaolô VI đào sâu, công việc suy tư của quí vị hôm nay sẽ rất hữu ích, giúp kiểm điểm và mãi soi dọì kỹ càng hơn nữa một giáo huấn mà Giáo hội cảm thấy khẩn thiết.

Toà thánh không ngừng lên tiếng về nhân quyền trong khuôn khổ quyền giáo huấn riêng của mình, cũng như trong các sinh hoạt quốc tế; phần tôi, tôi đã có dịp làm công việc đó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, như tại Liên Hiệp quốc ở Nữu-ước, và cách đây vài tuần trước Toà án và Ủy ban Âu châu về nhân quyền tại Strasbourg. Suy tư Kitô giáo về nhân quyền được đón nhận, sự kiện đó rõ rệt cho ta thấy các tổ chức quốc tế và các quốc gia chấp nhận dành một mối quan tâm lớn cho việc bảo đảm các quyền nầy. Nhưng chúng ta đều biết là cần phải bước đi trên nhiều chặng đường nữa.

Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nầy, tôi không thể đề cập hết tất cả các đề tài mà quí vị khai triển trong khuôn khổ những ngày hội thảo. Tuy nhiên, trước sự kiện có nhiều thành phần khác nhau qui tụ ở đây như một dấu chứng, tôi muốn nhấn mạnh đến tính cách phổ quát của nhân quyền và chiều kích siêu nhiên của chúng. Dù ở vùng đất nào, hay nền văn hoá nào đi nữa, thì người ta cũng đều ý thức rằng kỳ cùng giá trị quí hoá nhất, đó chính là con người. Con người đáng trọng như thế vì nó có khả năng về tự do; dựa trên bản tính chung mà tất cả mọi người mang trong mình và làm nền tảng cho cộng đồng, mỗi xã hội và tất cả mọi xã hội cùng nhau có thể tạo nên những điều kiện để thực thi quyền căn bản mà chúng tôi gọi là tự do tôn giáo. Các xã hội có bổn phận thực thi, vì sự cao cả của mọi con người phát sinh do việc Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng, đã yêu thương con người đặc biệt, khi cho nó làm "người thợ chính để hoàn thành chính mình hoặc tự rước lấy thất bại" (Đức Phaolô VI, Thông điệp Phát triển các dân tộc,Populorum Progressio, số 15). Giáo hội cho rằng, sứ mệnh thiết yếu của mình là tuyên dương phẩm giá con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa; Giáo hội biết rằng con người đó được Chúa yêu thương đến đỗi Chúa Giêsu đã đến cứu chuộc. Vì thế Kitô hữu nhất thiết phải hành động để đề cao phẩm giá mà con người tiếp nhận được nơi Đấng-tạo-dựng, và hiệp lực với kẻ khác để bảo vệ và thăng tiến phẩm giá đó.

5- Khi nói đến điều nầy, tôi liền nghĩ đến những người, rất đông, không được tự do thực sự để nói tiếng nói của lương tâm mình; tự thâm tâm họ, họ xác tín những chân lý cao cả nhất, nhưng thấy mình bị ngăn trở không được chia sẽ niềm thâm tín của mình, không được bồi dưỡng và truyền đạt các niềm tin ấy cách tự do cho con cái, không được cùng nhau công khai thờ phượng Thiên Chúa như họ mong muốn. Tôi muốn nói lên nỗi ưu lo của Giáo hoàng và toàn thể Giáo hội trong tình huynh đệ đối với những người chịu đau khổ vì niềm tin của họ đến độ còn bị bắt bớ nghiệt ngã nhất. Trong thế giới hôm nay, có nhiều nhân chứng anh hùng cho đức tin, họ nhắc nhỡ chúng ta biết giá trị của tự do tôn giáo, bằng việc dấn thân mà họ không ngại đến sinh mạng. Việc làm chứng đó mời gọi chúng ta hiểu biết tầm quan trọng thiết yếu của sự tự do làm con Thiên Chúa, để từ đó phẩm giá con người được cảm nhận đúng và được tôn trọng, phẩm giá ấy trước hết thuộc cõi siêu nhiên. Tất cả những người đang được hưởng tự do tôn giáo không có phận vụ đề cao đặc tính ưu thắng của quyền đó hay sao?

Vì chúng tôi xác tín mạnh mẽ rằng, không có được tự do để theo đuổi các giá trị siêu nhiên và biểu lộ chúng trong cộng đồng, thì chính nhân vị con người đang lâm nạn.

6- Những thập niên gần đây, may mắn thay nhân quyền được nhiều người lưu ý. Người ta đã định vị chúng chính xác hơn. Một cách nào đó, nhân quyền trở thành một tiêu chuẩn quan yếu để đánh giá sự chính đáng của các quyết định của chính phủ hoặc lý do của các hiệp ước giữa các nước. Những cơ chế quan trọng được thành lập để bảo đảm các quyền của các cộng đồng ngày càng được nhìn nhận. Giáo hội hoan hô chân nhận phong trào rộng lớn ấy nhưng cũng ý thức một cách đau lòng là ở nhiều vùng và ngay cả trong những xã hội mà ta có thể tin là con người được bảo vệ khỏi các bạo lực, hiệu quả các biện pháp bảo vệ nhân quyền còn rất hạn chế.

Nhiều Kitô hữu đóng góp vào việc bảo vệ nhân quyền, thường tập họp trong các hiệp hội bất vụ lợi và rất kiến hiệu, được hướng dẫn bởi giáo huấn của Giáo hội và sự thúc đẩy của các chủ chăn. Trong tinh thần đó, quí vị đã dành một phần công việc quí vị cho mục vụ về nhân quyền. Chúng ta, quí vị cũng như tôi, cần phải khích lệ những người dấn thân trong lãnh vực phục vụ nầy. Những ý kiến đóng góp của họ hỗ trợ công việc đào tạo những người trẻ cũng như những người lớn hướng đến một lối suy tư đúng đắn về nhân quyền; quan điểm của họ đưa ra ánh sáng những mưu toan của cuộc sống xã hội và chính trị. Hoạt động của họ có lúc thúc đẩy công cuộc trợ giúp huynh đệ đối với những người thiếu điều kiện để phát huy quyền sống, cũng như thực thi tình yêu anh em nơi Phúc âm qua các biên giới. Lối dấn thân đó cũng hỗ trợ cho sự hợp tác đại kết cũng như đối thoại xây dựng giữa người với người, giữa nhóm với nhóm khi không cùng chia sẽ một niềm tin tôn giáo, nhưng sẵn sàng cộng tác để cổ võ nhân phẩm ở những nơi phẩm giá con người bị đe dọa.

Tôi ước mong công tác mục vụ nầy, được các giám mục và những vị do các ngài ủy quyền huy động thực thi một cách cụ thể và đầy tình bác ái giáo huấn của Thông điệp Hoà binh Thế giới (Pacem in Terris) và của Công đồng Vaticanô II, cũng như những nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 đã từngđược mọi người nhìn nhận. Tôi ước mong rằng công việc nầy không chỉ là hành động của một nhóm chuyên môn nào, nhưng phải là mối lo chung và liên đới của mọi người.

Tôi xin Thiên Chúa chúc lành cho quí vị và cầu nguyện cho những người nam, nữ trên thế giới đang đau khổ vì phẩm giá của họ bị xúc phạm.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương