Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"


IV- Những hệ luận rút từ nền tảng thần học



tải về 0.61 Mb.
trang15/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
IV- Những hệ luận rút từ nền tảng thần học

về nhân phẩm và nhân quyền
Xây dựng nền tảng thần học về nhân phẩm và nhân quyền, không phải là tạo nên một thượng từng kiến trúc cho một ý hệ mới, dựa vào những nhân quyền - mà ngày nay mọi người nhìn nhận. Nó cũng không phải là một giáo huấn chạy bắt cho kịp thời cuộc, hoặc một chuyện dễ dàng nhưng lại khó cho người công giáo, vì giới nầy thường bị chê là ít hăm hở trong việc cổ suý tự do. Nó cũng không nhằm lặp lại, bằng một lối nói long trọng, những gì mà thiên hạ đã đạt được qua bao cuộc đấu tranh gian khổ, và đã hiểu rõ một cách tường tận, không cần gì đến nhãn hiệu thần học nầy. Việc xây dựng nền tảng thần học thực ra có những hệ luận chỉ dẫn cho ta hiểu một cách đứng đắn các quyền của con người, truy nguyên được ý nghĩa đích thực của chúng; và nhờ thế tránh được những cạm bẩy sử dụng chúng một cách tuỳ hứng dựa vào các ý hệ. Chúng ta chỉ nêu lên vắn tắt ba hệ luận sau đây:

1- Khi xây dựng nhân phẩm trên nền tảng thần học, thì thần học đó bảo vệ được nền nhân bản (humanisme) cổ truyền cũng như Kitô giáo, chống lại lối phê bác của chủ nghĩa duy nhân tân thời (humanitarisme moderne)55. Nhân bản thuyết nhìn nhận rằng hạnh phúc (eudaimonia, beatitudo) con người phát xuất từ đạo đức, nghĩa là từ việc hành thiện, kết chặt với những yêu sách vô điều kiện về con người và tự do của nó. Những quyền bất khả xâm phạm của con người là một lốì diễn tả tân thời của nền nhân bản Tây phương nầy. Trái lại, chủ nghĩa duy nhân quan niệm hạnh phúc nơi việc thoả mãn tối đa những nhu cầu của số lớn quần chúng; nó tìm cách làm giảm đi sự bất mãn, cực khổ và thiếu thốn đồng thời tăng gia sự thoả mãn và suy túc tức thời của đời sống (ngày nay ta thường gọi là phẩm chất đời sống). Cuộc sống (về mặt đạo đức) tốt lành được thay bằng cuộc sống thoải mái trường thọ. Trong thực tế, việc tăng gia các quyền con người trong ý nghĩa của một chủ thuyết hạnh phúc xã hội như thế lại tước mất các quyền bên trong của nó; nó huỷ hoại và làm suy đồi khi biến chúng thành một loại vũ khí của ý hệ để đấu tranh cho quyền lợi riêng tư, vì ở đây không còn các giá trị tuyệt đối, nhưng chỉ là một bài toán cân đo hạnh phúc, cuối cùng bỏ luôn cả ý niệm nhân bản về giá trị tuyệt đối của tất cả con người - ta thấy sự kiện đó rõ nét trong cuộc tranh luận đáng buồn về việc phá thai-. Tính vô điều kiện và tuyệt đối của nhân phẩm và sự chính đáng phổ quát về các quyền con người cũng bị đăt lại thành vấn đề bởi một loại triết học duy vật, duy cảm, duy tác phong (philosophie matérialiste, sensualiste, béhavioriste)56. Trong điều mà người ta thường gọi là triết học "hậu tân thời" mới chớm phát đây, người ta lại còn nói đến cả một sự phản kháng có tính cách cảm xúc chống lại mọi chủ trương nói đến các nguyên lý đạo đức phổ quát57. Trước sự phê bác hoàn toàn ý niệm về lý trí như thế trong triết học Tây phương, đức tin Kitô giáo vào Thiên Chúa chuyển tiếp gia sản của nền nhân bản Tây phương và phê chuẩn nó bằng cách đem lại một nền tảng thần học tối hậu, như trước đây sự việc đã xảy ra trong giai đoạn sụp đổ văn hoá vào cuối thời Thượng cổ. Thật vậy chỉ có thực tại duy nhất của Thiên Chúa, là Đấng am tường và vượt lên mọi sự, mới làm cho mọi người thành anh chị em với nhau; thực tại đó bảo đảm phẩm giá vô điều kiện của mỗi cá nhân con người và là nền tảng tối hậu cho mối giây liên đới nối kết mọi người lại với nhau. Trong ánh sáng đức tin, các quyền của con người vượt quá những định đề lịch sử, vì tự nguyên tắc các định đề lịch sử chịu chi phối bởi việc xét lại, không những có thể làm, mà cần phải thực hiện nữa. Ngày nay, vào những ngày cuốì của thời đặi tân kỳ, rõ ràng là ý niệm và yêu sách tân kỳ về các quyền con người đang dựa vào các tiền đề tôn giáo để tồn tại, nhưng kỳ lạ thay chính nền văn minh tục hoá tân thời ấy lại không còn đủ sức để bảo đảm cho các tiền đề nầy. Xã hội tân kỳ buộc phải tiếp nhận sự chính đáng của mình từ những nguồn căn bản khác với chính nó. Và Giáo hội nay lại là một yếu tố tạo điều kiện sống còn cho gia sản văn hoá tích cực của thời đại tân kỳ58.

2- Vì sự kiện là thần học xây dựng nền tảng các quyền con người trên sự thật từ Thiên Chúa, nghĩa là kỳ cùng dựa trên chân lý là chính Đức Giêsu Kitô (Gioan 14,6), nên nền thần học đó có một lối giải thích đặc loại Kitô giáo về nhân quyền; lối giải thích nầy vượt lên trên những yêu sách của công lý bình thường bằng những yêu sách của lòng khoan nhân và yêu thương.

Thiên Chúa của đức tin Kitô giáo không phải như Chúa nơi học thuyết thiên cảm (illuminisme), một đặc tính sìêu việt mơ hồ không nội dung, hoặc một chân trời mở rộng nhưng là hư không vô định. Trong Đức Giêsu Kìtô, con người hướng về Mầu nhiệm đang mở ra vô tận, mầu nhiệm đó đã có nội dung dứt khoát của nó nơi một số phận đã dành cho thời chung điểm59. Trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa tự mạc khải như một mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến (I Gioan 4, 8, 16)60. Như thế sự tự do của con người đã có được ý nghĩa tối hậu của nó. Nơi Đức Giêsu Kitô là A-dam mới, Chúa không những đã tự mạc khải chính Ngài; Ngài còn mạc khải con người cho con người 61 và cho thấy hiện sinh con người là sống cho kẻ khác và vì kẻ khác62. Do đó phải giải thích các quyền con người trong ánh sáng của tình yêu Kitô giáo đối với người bên cạnh. Nên "khuôn vàng thước ngọc" có giá trị tổng quát của Tân-ước là phải làm những điều mình mong ước kẻ khác làm cho mình, được hiểu là từ bỏ một lối công bình vay trả và để tuân theo điều răn yêu thương kẻ thù mình và khoan nhân như Cha chúng ta trên trời (Mt. 7, 12; Lc. 6, 31) theo lời dạy của Bài giảng trên núi63.

Tài liệu của Ủy ban Giáo hoàng "Công lý và Hoà bình" nêu lên lốì giải thích Kitô giáo nầy về các quyền con người. Nối tiếp Thượng Hội đồng Giám mục năm 1971, tài liệu nầy định nghĩa rõ mối tương quan giữa công lý và yêu thương. "Nhưng yêu thương nơi Kitô giáo trước hết là mọi yêu sách tuyệt đối về công lý... Và phần mình, công lý chỉ đạt được đầy tràn nội dung thâm sâu của mình nơi tình yêu"64. Và đặc biệt Thông điệp của Giáo hoàng Gioan Phaolô II "Dives in Misericodia" (1980) đã đào sâu ý nghĩa mối tương quan gắn bó giữa công lý và tình thương yêu, giữa công lý và lòng khoan hậu. Ngài đã cho thấy rằng một nền công lý chỉ biết cho kẻ khác phần vật chất mà họ có quyền được hưởng, chưa hoàn toàn đáp ứng được phẩm giá nhân vị con người. Con người chỉ được nhìn nhận hoàn toàn trong chính phẩm giá mình khi người ta nhìn và chấp nhận chính nó, đúng như bản tính của nó. Chỉ có tình yêu và lòng khoan hậu mới cho con người điều nó có quyền đòi. Quyền và công lý mà thôi thì khô cằn, lạnh lẽo, một sự quá lạm về công lý có thể trở thành một sự bất công tột độ (summum ius, summa iniuria). Vì vậy, yêu thương kiện toàn công lý65. Do đó, chỉ có một nền văn minh tình yêu thương mới có thể là một nền văn minh thật sự con người66.

Để cho thấy việc nhìn nhận và chấp nhận nhau không phải chỉ là một tình cảm mơ hò, xúc động hời hợt, nhưng là một quyết tâm mạnh dạn và kiên trì dấn thân phục vụ thiện ích cho mọi người và mỗi người, trong Thông điệp "Sollicitudo Rei Socialis" (1987), Đức Giáo hoàng nói đến nhân đức có tính cách đặc loại Kitô giáo, đó là tình liên đới, như là một sự đáp ứng lại những nỗi khốn quẩn của thế giới ngày nay67.

Trong những xác quyết nầy, tôi thấy dường như người ta có những chủ đề mà rất tiếc là chưa được học thuyết về nhân quyền nói chung, và ngay cả học thuyết xã hội công giáo lưu ý và khai triển cho đầy đủ. Đã hẳn là khó có thể làm thành luật rõ ràng về yêu thương và nhân hậu. Nhưng yêu thương và nhân hậu là nguồn cảm hứng hướng dẫn luật pháp và công lý. Như thế cống hiến thiết yếu của thần học cho vấn đề nhân quyền hẳn là việc chỉ dẫn cho thấy tại sao lòng khoan dung và liên đới lại tuyệt đối cần thiết để làm cho xã hội con người nhân đạo hơn68.

3- Chúng ta cũng chỉ có thể tóm tắt điểm thứ ba và là điểm chót. Đây là một đề tài cần phải thường khai triển thật dài vì tầm quan trọng riêng của nó: các quyền con người trong Giáo hội69.

Con người là một hữu thể có tính xã hội. Vì thế việc thực hiện cụ thể nhân phẩm con người liên hệ đến các điều kiện thể chế. Ở đây ta có thể nêu lên vấn đền tự do, mà Đức Giêsu Kitô đã giải thoát chúng ta để đạt cho được nó (Gal. 5, 1). Sư tự do đó có một chỗ của nó trong Giáo hội; Giáo hội là nhiệm tích, nghĩa là dấu chỉ và dụng cụ của tự do Kitô giáo. Cũng như ân sủng không xoá bỏ tự nhiên, nhưng là tiên liệu có tự nhìên và kiện toàn nó, thì đặc tính siêu nhiên của Giáo hội được xây dụng trong khôn khổ bí tích như là mầu nhiệmhiệp thông, lại không thể xoá bỏ đặc tính xã hội, bản tính của mình như là một hội (societas) mang tính nhân loại70. Công đồng đã cố ý đưa ý niệm về "societas" vào trong lối mô tả Giáo hộì. Công đồng đã nhấn mạnh rằng Giáo hội là một thực tại phức hợp, phát triển bằng sự đồng-tăng tiến của yếu tố nhân loại và yếu tố thần thánh71. Từ đó, tất cả các quyền con người có thể suy ra (analogiquement) là gìữ nguyên giá trị của nó trong nội bộ Giáo hội72. Ngày nay , đặc biêt Giáo hội được xét đoán qua công việc thực tế của mình. Việc Giáo hội bảo vệ nhân quyền như một sứ điệp tiên tri chỉ tạo được sự tin cậy một khi chính Giáo hội minh chứng được cho mọi người thấy mình thực sự công chính và đại độ73. Do đó, việc phục vụ các quyền con người của Giáo hội buộc Giáo hội phải luôn tự vấn lương tâm, thanh lọc và không ngừng canh cải cuộc sống pháp chế, các tổ chức và phương cách hành động của mình74.



Đức Giáo hoàng Phaolô VI từng nói: Giáo hội là chuyên gia về các vấn đề nhân tính75. Từ tước vị đầy vinh dự đó, Giáo hội phải là một gương sáng về công lý76. Những tương quan giữa các tín hữu, giữa các thừa tác vụ khác nhau và tín hữu, giữa quyền giáo huấn của Giáo hội và các nhà thần học, trong Giáo hội, cần có được một bầu khí tự do, khoan dung và tin cậy nhau. Giáo hội phải là một Giáo hội với khuôn mặt nhân đạo. Nên, việc phục vụ mà Giáo hội có thể thực hiện cho nhân quyền không phải chỉ bằng lời huấn dụ, dù quan trọng đến thế nào đi nữa, nhưng cũng bằng gương sáng công việc làm của mình. Giáo hội có bổn phận phải biện minh, giải thích, bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền không chỉ bằng lời nói, nhưng hơn nữa còn phải bằng hành động và cuộc sống của mình. Hơn ai hết, Giáo hội không được làm cho thế giới chúng ta ngày nay phải thất vọng về nỗi khao khát công lý và ước muốn sôi nổi tìm về nhân tính của mình.


1 Các bản tài liệu được chọn, với những bài dẫn nhập: Die Entwicklung der Menschen- und Bürgerrechte von 1776 bis zur Gegenwart, Göttingen, 4. Auflage 1972; W. Heidelmeyer (Edit.), Die Menschenrechte. Erklaerungen, Verfassungsartikel, Internationale Abkommen, Paderbonn, 2. Auflage 1972; F. Ermacora (Edit.), Internationale Dokumente zum Menschenrechtsschutz, Stuttgart, 2. Auflage 1977. Về lịch sử và lý thuyết tổng quát về nhân quyền: G. Oesterreich, Die Idee der Menschenrechte in ihrer geschichtlichen Entwicklung, Düsseldorf 1951; cùng tác giả Geschichte der Menschenrechte und Grundfreiheit im Grundriss, Berlin 1968; (Edit.), Zur Geschichte der Erklaerung der Menschenrechte, Darmstadt 1974;, Menschenrechte in der sich wandelnden Welt, 2 tập, Wien 1974-1983; (Edit.) Menschenrechte. Aspekte ihrer Begründung und Verwircklichung, Tubingen 1978; (Edìt.), Modernes Freiheitsethos und christlicher Glaube. Beitraege zur juristischen, philosophischen und theologischen Bestimmung der Menschenrechte, München-Mainz 1981; (Edit.), Grundlagen der politischen Kultur des Westens, Berlin 1987; E.W. (Edit.), Menschenrechte und Menschenwürde. Historische Voraussetzungen- saekulare Gestalt -christliches Verstaendnis, Stuttgart 1987.

2 Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptor Hominis,1979, 17.

3 Xem G. THILS, Les Droits de l 'homme (chú thích số 4 dưới đây), 51. Hẳn nhiên người ta có thể thắc mắc về ý nghĩa của "việc biện minh" trong bối cảnh nội dung nầy. Vì không thể đi vào chi tiết của vấn nạn nầy ở đây, nên người ta chỉ lưu ý rằng các suy tư sau đây phát xuất từ luận đề ngầm hiểu một lối biện minh như thế không thể tiến hành được - dựa vào con đường diễn dịch, nghĩa là suy từ trên xuống dưới một cách tiên thiên từ những tiền đề thần học có sẵn, lại càng không thể dựa vào đường lối qui nạp, nghĩa là hoàn toàn áp dụng vào phương pháp chủ thực nghiệm và hậu thiên. Người ta có thể xem phương pháp chúng tôi sử dụng là phương pháp giản lược hoặc siêu nghiệm. Phương pháp nầy đi từ các quyền của con người, như đã hình thành qua lịch sử, rồi sau đó đưa các quyền nầy vào nội dung của tự do dựa vào nhân phẩm như đã được diễn đạt trong mạc khải. Một lối suy tư vừa nhằm hợp thức hoá, đồng thời lại làm phận vụ phê bình kiểm thảo, bởi lẽ nó đi lùi lại đằng sau để phán định những biểu lộ cụ thể trong lịch sử về nhân quyền dựa vào nguồn gốc chính đáng của chúng.

4 Các tài liệu thần học về nhân quyền, có thể đọc: 1- Các lập trường Công giáo: L 'Eglise et les droits de l 'homme. Một tài liệu của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình xb lần 3, Cité du Vatican, 1983; D. A. Seeber, Menschenrechte, eine neue Moralitaet: "Herderkorrespondenz" 31 (1977), tr. 217-221; K.J. Rivinius, Kirche und Menschenrechte: "Stdz" 196 (1978), tr. 314-324; W. Kern, Menschenrechte und christlicher Glaube: Sđd, tr. 161-172; J. Schwartlaender (Edit) Menschenrechte, eine Herausforderung der Kirche, München, 1979; D. Hollenbach, Claims in Conflict. Retrieving and Renewing the Catholic Human Rights Tradition, New York- Toronto 1979. O. Höffe, Die Menschenrechte als Prinzipien eines christlichen Humanismus; "IKZ (Communio)" 10 (1981, 97-106; H. MAIDER, Die Kìrche und die Menschenrechte - eine Leidensgeschichte: Ilid; 501-516; K. Forster, Die Menschenrechte- aus katholischer Sicht: Ibid; 517-525; H.U. von Balthasar, Die "Seligkeit " und die Menschenrechte :Ibid. 526- 537; G. Thils, Droits de l 'homme et perspectives chrétiennes, Louvain-la-Neuve, 1981. W. Kasper, Theologische Bestimmung der Menschenrechte im neuzeitlichen Bewußtsein von Freiheit und Geschichte: J. Schwartlảnder (Edit.) Modernes Freiheitsethos (Chú thích 1); 285-302. F. Böckle, Theonomen Autonomie in der Begründung der Menschenrechte: Ilid; 303-321; G. Luf, Die Autonomie des religiösen Subjekts: Ibid. 322-343: G. Höver, Die Kirche und die Menschenrechte: Ibid. 344-358; Human Dignity und Human Rights (Int. Theol. Comission Working Papers): "Gregorianum" 65 (1984); cuốn 2/3; Les Chrétiens d 'aujourd 'hui devant la dignité et les droits de la personne humaine (U.B. Thần học quốc tế, 1-7 tháng 12 năm 1983), Cité du Vatican, 1985; L. Honnenfelder , Menschenwürde und Menschenrechte, christlicher Glaube und die sittliche Substanz des Staates: K.W. Hempfer-A. Schwan (Edit.), Sđd. (chú thích 1) 239-264, G. Luf, Der Begriff der Freiheit als Grundlage der Menschenrechte in ihrem christlich-theologischen Verstảndnis, trong E.W. Böckenförde-R. Spaemann (Edit.), Menschenrechte, (chú thích 1) 119-137; J. Isensee, Die katholische Kritik an den Menschenrechten: Ibd; 138-174.

2- Các lập trường Tin Lành: U. Scheuner, Die Menschenrechte in den ökumenischen Diskussions: " ökum. Rundschau" 24 (1975), 152-162; J.M. Lochmann - J. Moltmann ( Edit), Gottes Recht und Menschenrechte, Neukirchen 1976; J. Baur (Edit.) Zum Thema Menschenrechte. Theologische Versuche und Entwürfe. Stuttgart 1977 W. Huber H. E. Tödt Menschenrechte. Perpektiven einer Menschlichen Welt, Stuttgart, 1977; M. Honeker, Das Recht der Menschen. Einführung in die evangelische Sozialethik, Gütesloh 1978; E. Voss, Kirchen-Menschenrechte -KSZE: "IKZ (Communio) 10 (1981), 538-554; H.E. Tödt, Menschenrechte-Grundrechte (Christl. Glaube in moderner Gesellschaft vol.27), Freiburg i-Br-1982, 5,57; E. Weingẩrtner, Human Rights on the Ecumenical Agenda, Geneve 1983; T. Rendtorff, Menschenrechte als Bürgerrechte: E. W. Böckenförde-R. Spaemann (Edit.), Menschenrechte 93-118.



5 Xem J. Schwartlaender (Edit) Menschenrechte, eine Herausforderung (chú thích 4), 65; cùng tác gìả, Staatsbürgerliche und sittlich - institutionelle Menschenrechte. Aspekte zur Begründung und Bestimmung der Menschenrechte: J. Schwartlaender (Edit) Menschenrechte (chú thích 1), tr. 84.

6 Xem H. Riffel, Zur Begründung der Menschenrechte: Sđd, 56 và tiếp theo.

7 Kant, Grundlegung zur Metaphysik der Sitten AB 14.

8 Sđd., 75; xem 82; Kritik der praktischen Vernunft A 156.

9 Sđd., 79.

10 R. Spaemann, ưber den Begriff der Menschenwürde: E. W. Böckenförder - R. Spaemann (edit.) Menschenrechte und Menschenwürde (chú thích 1), tr. 299 tiếp theo; 303 tiếp theo. Xem thêm K. Rahner, Würde und Freiheit des Menschen: "Schriften zur Theologie" bộ 2, Einsiedeln 1954, tr. 247-278; J. Messmer, was ist Menschenwürde?: "IKZ (Commonio)" 6 (1977), tr. 233-240; R. P. Horstmann, Art. Menschenwürde: Hist. Wb. d. Philos. V (1980), tr. 1124-1127.

11 Xem L 'Eglise et les droits de l 'homme (chú thích 4), số 18.

12 Xem R. Aubert, der Sylla bus von 1864: "stdz", 175 (1965), tr. 1-24; cùng tác giả, Die Religionsfreiheit von "Mirari vos" bis zum "Syllabus": "Concilium" 1, 1965, tr. 584-591; J. C Murray, Zum Verstaendnis der Entwicklung der Lehre der Kirche über Die Religionsfreiheit : J. Hamer - Y. Congar (Edit.), Die Könzilserklảrung über die Religionsfreiheit, Paderborn, 1967, tr. 125-166; W . Kasper, Wahrheit und Freiheit. Die "Erklaerung über die Religionsfreiheit" des II. Vatikanischen Konzils (Sitzungsberichte d. Heidelberger Akad. d. Wiss.), Heidelberg 1988.

13 Gioan XXIII, Tđ. "Pacem in Terris", 1963, tr. 37.

14 Digni tatis Humanae (viết tắt DH), tr. 1.

15 Sđd, tr. 2.

16 Gaudium et Spes (GS, tr. 27, 41 e, a.; xem Gravissimum Educationìs, dẫn nhập; Nostra Aetate, 5.

17 Xem Gioan Phaolô II, tự sắc Ecclesia Dei, 1988, tr. 4.

18 DH, tr. 1.

19 Vaticanum I; DENZ.-SCH., 3020, xem J. Ratzinger: Das Problem der Dogmengeschichte in der Sicht der Katholischen Theologie, Köln, Opladen 1966; W. Kasper, Art Dogma/Dogmenentwicklung: Neues Handb. Theol. Grundbegriffe I, 1984, tr. 187-193.

20 Xem C. Westermann, Genesis (Bible. Kommentar Altes Testamaent, vol. I/1), Neukirchen, Vluyn, 1974, tr. 210 s.

21 Tôma Aquinô, Summa Theol. II/II q, 64a, 2-3.

22 Xem J. Höffner, Christentum und Menschenwürde. Das Anliegen der spanischen Kolonialethik im goldenen Zeitalter, Trier, 1947.

23 Xem Eugène IV, 1435: Uts-Galen, Die Kathoplische Sozialdaktrin in ihrer geschichtlichen Entfaltung, tập 1, tr. 398-405; Phaolô III, 1537: sđd, tr. 381; Urbanô VIII, 1639: sđd, tr. 382-387; Bênêdictô XIV, 1741: sđd, tr. 389-397; Grêgôriô XVI, 1831: sđd, tr. 406-411).

24 Các Thông điệp của Đức Piô XI quan trọng, trong việc chống lại Phat-xít ý, Non Abbiamo bisogno, 1931; Cách mạng Mễ-tây-cơ, Firmissimam Constantiam, 1937; quốc xã Đức, Mit brennender Sorge, 1937; Cộng sản Nga-sô, Divini Redemptoris, 1937, cũng như bài diễn từ ngày Giáng sinh 1942 của Đức Piô XII (UTZ. Groner, tập 1, tr. 98-122, nhất là tr. 112.

25 Xem H. Maier, Die Kirche und die Menschenrechte (chú thích 4) tr. 502 s.

26 Tôma Aquinô, Summa Theologica I/II q. 91a. 1; 9. 93a. 1-2. Lý trí con người có cơ cấu thông dự vào lý trí của Thiên Chúa, và vì thế, chiều hướng căn cơ của trí khôn con người quay về chân lý,theo lối giải thích của Tôma Aquinô đôi khi không được các nhà luân lý công giáo ngày nay đánh giá đúng mức, đến độ còn vội vã cho rằng ý niệm về một nền đạo đức tự quyết có nền tảng nơi Thánh Tôma Aquinô. Do vậy những lối giải thích sai trái còn ngập ngừng, chẳng hạn B. Schüller, Die Personwürde des Menschen als Beweigrund in der normativen Ethik: "Theol. Phil.", 53, 1978, tr. 538-555, ở đây một quan niệm về nhân phẩm, tách rời khỏi nền tảng của nó nơi chân lý, nên không thể đem lại một nội dung đầy đủ để đi đến việc thiết định về đạo đức.

27 Phân tích chi tiết trong: W. Kaspar, Wahrheit und Freiheit . Chú thích 12, với phần thư mục.

28 Acta Synodalia sacrosancti Concilii aecumenici Vaticani II, Cité du Vatican, 1974, bộ III/2, tr. 530-532; xem IV/1, tr. 11-13. Những nền tảng triết học của các phát biểu nầy đưoc khai triển một cách chi tiết bởi: K. WOJTYLA, Person und Tat, Freiburg 1. Br. 1981, tr. 154 tiếp theo; xem J.Y. Lacoster Vérìté et liberté. Sur la Philosophie de la personne chez K. Wojtyla: "Rev. thom" 81, 1981, tr. 586-599.

29 Acta Synodalia III/2, tr. 554-557.

30 Sđd. I/4, tr. 294.

31 Sđd. IV/5, tr. 100-102.

32 GS, 21; xem 41.

33 GS. 76.

34 Lối luận chứng hai cấp nầy đã xuất hiện trong tài liệu L 'Église et les droits de l 'homme (chú thích 4) tr. 36-44, xem J.C Pinto de Oliveira, Die theologische Originalitaet von Johannes Paul II.: O. Höffe e. a, Johannes Paul II (chú thích 49), tr. 71-83; G. THILS, sđd (chú thích 4), tr. 49 tiếp theo; E. Hamel, L 'Église et les droits de l 'homme: "Gregorianum" 65, 1984, tr. 271-199; Les Chrétiens d 'aujourd' hui. Chú thích 4, tr. 39 tiếp theo.

35 Được tóm gọn trong Thông đìệp Pacem in Terris,1.

36 GS, 14 tiếp theo; DH, tiếp theo. Lối biện minh dựa trên luật tự nhiên, được hiểu là luật tự nhiên nói chung, găp phải khủng hoảng sau Công đồng, làm lung lay ý niệm của chữ tự nhiên và vai trò của lối luận chứng khởi đi từ luật tự nhiên. Một trong những dấu hiệu cho thấy rất khó lòng kết hợp các luận cứ từ luật thiên nhiên và các luận cứ thần học nhằm biện minh cho nhân quyền. Theo tôi, kỳ cùng đây là vai trò không thể thiếu của siêu hình học trong thần học. Ngày nay một tư tưởng vừa siêu hình, vừa từ luật tự nhiên, chỉ có thể triển khai được khi khởi đầu từ sự tự do của con người, nghĩa là trong ý nghĩa của một nền siêu hình học nhân vị. Trong đường hướng đó, xin đọc: W. Kaspaer, Theologisch Bestimmung de Menschenrechte (chú thích 4); J.H. Walgrave, Personalisme et anthropologie chrétienne: "Greogorianum" 65, 1984, tr. 445-472. Về cuộc tranh luận liên quan đến đề tài luật tự nhiên: F. Böchkle (Edit), Das Naturecht im disput, Düsseldorf, 1966; L. Oeing Hanhof e. a., Naturgesetz und Christliche Ethik. Zur wissenschafflichen Diskussion nach "Humanae vìtae", München, 1970; F. böckle - E.W. Böckenförde, Naturrecht in der Kritik, Mainz, 1973, F. Böckle (Edit), Der umstrittene Naturbegriff, Düsseldorf, 1987.

37 Tài liệu trinh bày chi tiết về các luận cứ thần học khác nhau trong những đóng góp của Ch. Schönborn, H. Schürmann, C. Pozo, W. Principe: "Gregorianum" 65, 1984, tập 2/3; Les Chrétiens d 'aujourd 'hui, (chú thích 4), tr. 60-98.

38 W. dürig, Art. Dignitas: RAC III, 1957, tr. 1028 tiếp theo.

39 GS, 22, G. THILS (sđd, chú thích 4, tr. 68-74) nêu rõ hai chiều kích: yếu tính và nhân vị.

40 GS. 12.

41 Thượng HĐGM 1971, La justice dans le monde, Phần dẫn nhập, Đức Phaolô VI đã nêu rõ tầm quan yếu của việc dấn thân đấu tranh cho công lý trong Tông huấn Evangelìi Nuntiandi, 1975, số 30 và tiếp theo; ở đây Ngài dùng ý niêm về giải phóng toàn diện.

42 Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptor Hominis. 10. Xem G. Höver e. a. (Edit), Die Würde des Menschen. Die Theologisch, anthrophologischen Grundlagen der Lehre Papst Johannes Pauls II, Mainz, München, 1986 (nhất là các bài của H. Szostek và H.J. Pottmeyer), Xem chú thích 49 phía sau.

43 Xem lối trình bày rất hùng hồn của D. Hollenbach, Claims in Conflict (chú thích 4), tr. 108s).

44 DH, 14. Xem cuộc tranh luận về học thuyết nầy: F.A. Sullivan, Teaching Authority in the Catholic Church, Dublin 1983, tr. 131-152.

45 Xem Ph. Delhaye, Commission Théologique Internationale. Textes et documents, (1969-1985), Paris, 1988, tr. 108.

46 H.U. von Balthasar, Die "Seligkeiten" und die Menschenrechte (chú thích 4) tr. 536.

47 IDEM, Neun Saetze zur chrislichen Ethik: J. Ratzinger (Edìt), Prinzipien Christlicher Moral. Einsiedeln, 1975, tr. 75 tiếp theo.

48 IDEM, Die "Seligkeiten" (chú thích 4), tr. 530-535; cũng như D. Hollenbach, sđd, chú thích 43.

49 Xem E.W. Böckenförde, Das neue politische Engagement der Kirche. Zur "politischen Theologie " Johannes Pauls II "Stdz" 198, 1980, 219-234; về một quan điểm khác,xem O. von Nell - Breuning, Politische Theologie Papst Johannes Paulus II: Sđd, tr. 675-686, và O. Höffe. e.a. (Edit) Johannes Pauls II. und die Menschenrecht, Freiburg/Chw. 1981.

50 DH, 9.

51 GS, 22.

52 Xem thư mục trong chú thích 4 ở trên.

53 Xem Thượng HĐGM 1985, Bản phúc trình tổng kết II D 6.

54 Ở đây các tác giả gặp nhau: G. THILS, Droits de l 'homme (chú thích 4, tr. 31 tiếp theo, và W. Huber - H.E. Tödt, Menschenrechte (chú thích 4) tr. 158 tiếp theo. Lập trường của Tin lành Cải cách thì khác, xem J.M Lochman và j. moltmann (Edìt) Gottes Recht, chú thích 4.

55 Chủ thuyết duy nhân (humanìtarisme), do J. Bentham và J. Stuart Mill khởi xướng. Nó đã trở thành hầu như là một thứ tôn giáo "thay hinh thức tôn giáo cũ", nhiều nhà tư tưởng đã chỉ trích thuyết nầy, trong đó có M. Scheler, A. Gehlen và H. Arendt. Về nội dung nầy xem K. Delekostantis, Der moderne Humanitarismus. Zur Bestimmung und Kritik einer zeitgenössischen Auslegung der Humanitaetsidee, Mainz 1982. Cũng như E. Bloch, Naturrecht und menschliche Würde, Frankfurt a.M. 1961, cố đưa ra một tổng hợp giải thích giữa quyền tự nhiên và ước mơ xã hội; tác giả nầy đã có công nêu lên lại vấn đề quyền tự nhiên trong tư tưởng mác-xít.

56 Xem B. skinner,Jenseìts von Freiheit und Würde, Reinbek, 1973.

57 xem K. O. Apel, Der postkantische Universalimus in der Ethik im lichte seiner aktuellen Mißverstaendnisse: K. W. HEMpfer-A. schwam (edit) Grundlagen. Chú thích 1, tr. 280-300.

58 E. W- Böckenförde, Die Entstehung des Staates als Vorgang der Sảkularisation: "Sảkularisation und Utopie" (Ebracher Studien), Stuttgart 19677, tr. 93; EDM Staat- Gesellschaft- Kirche (Christl. Glaube in Moderner Gesellschaft, 15), Freiburg i. Br. 1982, 67, luận đề được nhiều vị lặp lại, trong đó có K. Lehmann. Die Funktion von Glaube und Kirche angesichts der Sinnproblematik in Gesellschaft und Staat heute (Essener Gesprảche,tập11) Münster 1977,tr. 14 tiếp theo; J.Ratzinger, Kirche, ơkumene und Politik. Neue Versuche zur Ekklesiologie, Einsiedeln 1987,184 tiếp theo; và khởi từ những tiền đề khác, H. Lübbe, Religion nach der Aufklảrung Graz, 1986,322.

59 Kasper, Jesus der Christus, Mainz 1974, 61, tr. 292 tiếp theo.

60 Sđd, tr. 216 tiếp theo; Idem, Der Gott Jesu Christi, Mainz 1982, tr. 196 tiếp theo, tr. 302 tiếp theo, tr.364, tr. 372 tiếp theo .V. Index: Gott als Freiheit in der Liebe.

61 GS, 22 .

62 H. Schürmannn, Die Frage nach der Verbindlichkeit der neutestamentlichen, Wertungen und Weisungen: J. Ratzinger, Prinzipien (chú thích 47), tr. 18 tiếp theo.

63 H. U. von Balthasar, Neun Saetze zum christlichen Ethik : sđd., tr. 76 tiếp theo.

64 L 'Eglise et le droits de l 'homme (chú thích 4), số 52.

65 Gioan-Phaolô II, TĐ Dives in Misericordia (1980), 12; 14 xem các bài của W. Swierzawski và B. Sutor: G. Höver e.a. (Edit), Die Wunde des Menschen (chú thích 49) A. Schwan , Genügt Gerechtigkeit? Gerechtigkeit und Liebe im Licht der Enzykliken Johannes Pauls II " Stdz" 200 ( 1920) 75-88.

66 Phaôlô VI, diễn văn bế mạc năm thánh(1975): Insegnamenti di Paolo VI, tập 13 (1975), tr. 1568.

67 Giòan Phaolô II, FD Sollicitudo Rei Socialis (1987), 38-40.

68 Điểm khởi phát có tính cách triết học tổng quát nhằm nói lên mối tương quan giữa công lý và lòng nhân hậu, là ý niệm về tự do có tính cách tương thông (liberté communicative), với ý niệm nầy tự do không thể quan niệm được trong khuôn khổ cá nhân chủ nghĩa, nhưng thiết yếu lệ thuộc vào việc nhìn nhận sự tự do của kẻ khác.

69 J. Neumann , Menschenrechte auch in der Kirche ; Einsiedeln 1976; P. Hinder, Die Grundrechte in der Kirche, Freiburg/Schw.1977; G. Luf. Ueberlegungen zur Begründung von Menschenrechten in der Kirche: J. Schhwartlẩnder (Edit.), Modernes Freiheitsethos (chú thích 1), 322-343. Thư mục khác nữa J. Listl e.a. (Edit.), Handbuch d. Kath. Kirchenrechts Regensburg 1983, tr. 174.

70 Tôi đã minh chứng sự kiện đó trong khuôn khổ của nguyên tắc bổ trợ ( principe de subsidiarité): Der Geheimnìscharakter hebt den Sozialcharakter nicht auf. Zur Geltung des Subsidiaritảtsprinzips in der Kirche: " Herderkorrespondenz" 41 (1987) 232-23.

71 Xem Lumen Gentium, 8.

72 Tính cách loại suy căn cứ trên sự kiện các quyền căn bản của Giáo hôi, khác với các quyền con người nói chung, là không có trước Giáo hội. Thật thế, nếu con người có trước Nhà nước, thì Kitô hữu không có trước Giáo hội và đối lập với Giáo hội. Giáo hội là nôi cứu độ ban cho mỗi một Kitô hữu. Vì thế quyền con người về tự do tôn gìáo không có giá trị bên trong Giáo hội, khi đã thừa nhận rằng Giáo hội là cộng đồng những tín đồ, nghĩa là cộng đồng trong một đức tin duy nhất. Nhưng quyền con người về tự do tôn giáo không vì thế mà giảm phần quan trọng đối với Giáo hội, vì bất cứ ai muốn đi vào Giáo hội thì phải tự do, không bị bất cứ cưỡng chế nào ràng buộc. Xem W. KASPER, Art. Kirche und Freiheit, trong Staatslexikon II (1986), tr. 715 tiếp theo.

73 Thượng Hội đồng Giám mục năm 1971, La justice dans le monde (chú thích 41), II-III.

74 Phát biểu của Đức Phaolô VI trong lễ bế mạc Thượng Hội đồng Giám mục 1974 (Sứ điệp "Nhân quyền và Hoà giải" [23.10.1974]: L ‘Osservatore Romano, bản Pháp ngữ, 1.11.74, 11.

75 Đức Phaolô VI, Sứ điệp gửi Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc (4.10.1965) AAS LVII (1965), 8,78.

76 Đức Gioan Phaolô II Aux membres de la Sacra Romana Rota (17.2.1979); AAS LXXI (1979), 422 (trích trong O. Höffe e.a [Edit], Johannes Paul II (chú thích 49, 113 tiếp theo.



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương