Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"


IV- Giáo hội và quan niệm tân thời



tải về 0.61 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022

IV- Giáo hội và quan niệm tân thời


về các quyền con người
Điều mới mẻ so với thời Trung cổ, mà Kinh viện và đặc biệt do thánh Tôma đem lại là xem các hiện tượng xã hội như một thực tại riêng thay vì giản lược chúng như chỉ là một loại sinh hoạt phụ thuộc vào đời sống tôn giáo. Từ nay cuộc sống kết thành xã hội được đánh giá là do bản tính tự nhiên và là "một hình thức tự phát của sự phát huy đời sống con người". "Do tự bản tính mình, con người là một sinh vật xã hội và chính trị", nghĩa là nó có khả năng biết được điều gì mình thấy cần và tạo ra phương tiện để có được cái đó; nhà nước không còn là một hậu quả của tội lỗi, nhưng là một định chế của bản tính tự nhiên; "sự cứu độ vẫn còn đó, nhưng sự tìm kiếm "những gì cần cho đời sống "có mục tiêu riêng nơi nó, đòi hỏi những phương tiện đặc loại". Người ta tiến hành dần hồi những áp dụng từ lời xác quyết ấy; diễn tiến chậm rãi vì trong quá khứ hai trật tư tự nhiên và ân sủng đã quá khăng khít, cần phải có nhiều giai đoạn để tách rời khỏi nhau.

Việc châm ngòi đốt cháy ngôi nhà cũ không hẳn là do sự xung khắc giữa giáo hoàng, hoàng đế và các vua, mà đúng hơn là do ý muốn chung của mọi người muốn hạn chế quyền hành tuyệt đối của các vị vua chúa lãnh đạo; cuộc sống của mấy vị nầy không mấy khi phản ảnh được mẫu mực của kẻ cai trị ngay chính và thanh liêm theo như trật tự Phong kiến muốn có để điều hành xã hội một các tốt đẹp. Các ông vua thì muốn được tự trị, độc lập với hoàng đế và các giáo hoàng về mặt chính trị; còn các quan chức thì cũng muốn được bảo vệ chống lại quyền chuyên chế bất chừng của các ông vua.

Qua các Bản Hiến Chương, họ ký thác các quyền tự do mới của họ, trên giấy tờ là do các quyền bính cũ ân cấp, nhưng kỳ thực là những quyền tự do thoát khỏi các loại quyền uy đó. Hiến chương nổi danh hơn cả là Magna Charta libertatum (1215) [Đại Hiến chương về các quyền tự do]; sự kiện hiến chương nầy được hầu hết các xứ Âu châu bắt chước chứng tỏ đây là một phong trào làm rung chuyển xã hội tự căn đế và đã đến lúc cần thiết định những nguyên tắc xây dựng các mối tương quan xã hội. Những vị tiền phong của các phong trào nầy không hề có ý chống lại ý niệm có từ lâu đời về sự kết hợp giữa chính trị và tôn giáo. Các Bản Hiến Chương khác nhau nầy không phải là những lời tuyên bố về quyền cá nhân và sự phổ quát của quyền ấy nơi mọi người theo nghĩa tân thời của chữ nầy; chúng chỉ nhằm nêu lên sự phân biệt của "các tầng lớp xã hội"; bảo đảm cho cho các tầng lớp ấy những đặc quyền chống lại các lấn áp, từ nay được xem là quá lạm, do từ các quyền bính cao hơn; nhưng khi làm như thế, các bản nầy văn giúp người ta có thói quen suy tư về nội dung tự do theo nghĩa chống đối và giải phóng; nếu chúng vẫn trói buộc việc nhìn nhận quyền của mỗi người về mặt pháp lý vào vị thế của nó trong xã hộì, thì điều nầy chỉ là một dấu vết còn lại của quá khứ; nên sau đó chỉ còn cần một bước để vượt qua quá khứ nầy và thượng tôn các quyền cá nhân của mọi người, bất kể hoàn cảnh tầng lớp xã hội, hoặc lý lịch tôn giáo. Ý thức được nội dung đó, vua Henri IV chấp nhận cho những người theo Tin lành Calvin một quy chế chính trị qua Sắc lệnh Nantes (1598). Việc nhà vua công khai hợp thức hoá cho những người nầy, xác nhận quyền cá nhân và riêng tư của bất cứ ai trong việc chọn lựa tôn giáo theo ý mình, đồng thời đem lại một sự thay đổi trong quan niệm về Nhà nước. Sự kiện Nhà nước có thể thích ứng với tình trạng có nhiều lối thờ phượng mà không tạo nguy cơ cho sự thống nhất quốc gia, có thể giúp cho quyết định chính trị tách rời khỏi quan điểm thần học và chỉ lệ thuộc vào các chuẩn mực của lý trí. Bấy giờ tư tưởng con người nhất thiết phải nằm trong khuôn khổ tôn giáo bung bể thực sự; dấu hiệu của tình trạnh đổi thay đó đọc thấy nơi tư tưởng của Grotius, cũng như trong nhiều tác giả cùng thời, khi nêu lên luận chứng dựa trên giả thiết: Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, để kết luận tiếp theo là lý trí vẫn sẽ không xuôi tay vì lý trí có thể tìm thấy các lề luật chi phối mình qua việc quan sát thiên nhiên. Cuối cùng, vào thời ấy các nhà thần học Mỹ châu La tinh theo đường hướng của Las Casas xác nhận các quyền của người Da đỏ - với tư cách là hữu thể con người được Thiên Chúa tạo dựng - đương đầu với những người xâm lược Tây-ban-nha hoặc Bồ-đào-nha.

Việc đòi hỏi các quyền cá nhân mà mỗi người đều sở đắc, vì người ấy là người, đối kháng với xã hội, được định hình khi người ta đã có được thói quen tách sinh hoạt xã hội ra khỏi tôn giáo, và suy tư về trật tự tự nhiên hoàn toàn hướng về lợi ích của chính trật tự ấy. Các nhà thần học là những người đầu tiên thúc đẩy Âu châu định giá lại các lý chứng truyền thống thường nêu lên để giải thích ý nghĩa cuộc sống. Sự định giá lại như thế đã xảy ra vì lương tâm Kitô giáo phải đương đầu với những vấn đề mới phát sinh từ việc khám phá và thực dân di cư Thế-giới-mới. Vấn đề đặt ra cho họ là xây dựng một lối suy tư về nền tảng khả dĩ của một cộng đồng chính trị có những người Da đỏ trong đó, những người mà họ đã từng nhìn nhận quyền sống theo tập tục và định chế riêng của họ; các nhà thần học cho rằng những người Da đỏ sẽ dần hồi hội nhập vào Cộng đồng Kitô giáo (Chrétienté) qua việc chấp nhận gia nhập đức tin cũng như một số tập tục liên hệ, và như thế là cứu vãn được nền tảng (xét về mặt tôn giáo) của sự thống nhất tôn giáo, vì sự thống nhất đó linh động nghĩa là đang hình thành (in fieri). Nhưng Phong trào Cải cách không cho phép duy trì được quan điểm nầy , vì Phong trào ấy , một khi làm tiêu tan nền tảng tôn giáo của sự thống nhất chính trị Âu châu, thì đồng thời thúc đẩy luôn tiến trình phân cách toàn bộ tôn giáo ra khỏi chính trị và xã hội. Nếu ở vào giai đọan đầu, nguyên tắc về tôn giáo của các quốc gia như còn được duy trì, dựa vào lối nói đặc biệt của các Hiệp ước Westphalie (1648) tuyên bố rằng mỗi người có thể theo tôn giáo nơi mình cư ngụ (cujius regio, ejus et religio), thì dần dà nguyên tắc tự do (khoan dung) tôn giáo cũng đã bắt đầu được thực thi dần hồì.

Biến chuyển đó đưa đến hậu quả là Nhà nước, trong tư cách là quyền chính trị, thấy mình có sứ mệnh bảo vệ sự khoan dung (tự do), nghĩa là thực hiện sự sống chung giữa các tín ngưỡng và sự kết hợp chính trị của cộng đồng. Ở đây ta thấy có sự đảo ngược các nguyên tắc điều hành tổ chức các xã hội thời Trung cổ, vì các xã hội nầy được kết hợp chung quanh ý niệm về một Cộng đồng Kitô giáo trong đó kẻ lãnh đạo được xem là dụng cụ thực hiện chân lý do gìáo hội thiết định.

Những giai đọan mấu chốt của diễn tiến đó không thể nhắc lại hết ở đây, dù ngắn gọn, trong khuôn khổ của lần thảo luận nầy. Điểm chủ yếu của diễn tiến nằm ở việc thay đổi quan điểm về xã hội, từ một cộng đồng có nhiều cơ phận và là điều kiện cần thiết cho cuộc sống con người chuyển qua một xã hội như là kết quả của một sự lựa chọn từ phía con người nhằm thực hiện tiến bộ tối đa theo ý họ. Chính trong khuôn khổ nội dung nầy, các quyền chủ thể của cá nhân đã được truyền bá ra trong tư tưởng tân thời; nhưng các quyền cá nhân thực sự không khai sinh ra trong khuôn khổ suy tư của trào lư tân thời.

Các nhà thần học như Las Casas, Suárez, Lessius đã có công định nghĩa con người có khả năng quyết định, nhưng con người đó, vì gánh nặng tội lỗi, chỉ có thể tìm lại tất cả khả năng và giá trị toàn vẹn của mình qua ân sủng; các triết gia và luật gia, tiếp đó, đã quan niệm con người như một thực thể tự lập, tự mình có tất cả các phương cách để hoàn thành chính mình. Về mặt nầy, cá nhân chủ nghĩa của Hobbes và Locke đã chuẩn bị cho Các tuyên ngôn vào thế kỷ XVIII và Bản Tuyên ngôn Liên hiệp quốc. Chính trong khuôn khổ ý hệ đó, người ta từng tiên báo sự tan biến Giáo hội trong tương lai, và cũng trong khuôn khổ ý hệ đó Giáo hội đã phải có lập trường đối vời phong trào các quyền con người.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương