Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"


A- Phong toả học thuyết chính trị



tải về 0.61 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
A- Phong toả học thuyết chính trị

Những mối quan hệ giữa Giáo hội và thế giới tân thời từ sau cuộc Cách mạng Pháp được đánh dấu như bị phong toả về mặt học thuyết; dư luận thường có thói quen cho rằng đây là một sự đối kháng giữa các lực lượng tiến bộ và phản động; và chung chung thì Giáo hội được xếp vào lực thứ hai ; có người đánh giá sự việc như cái gi thật tệ hại, vì Giáo hội không hề biết đến những khát vọng của các tầng lớp dân chúng tân thời; nhưng có những người khác lại cho đó là điều hay, vì Giáo hội bảo đảm được việc duy trì những nguyên tắc tạo nền tảng cho việc xây dựng bất cứ một xã hội an bình nào. Nhưng lối nhận xét như thế chỉ nói lên một ý kiến tranh cãi về ý hệ; nó không làm nổi bật được nguyên do phát sinh sự đối kháng giữa Giáo hội và thế giới tân thời.

1- Phong trào về các quyền con người thật sự đã xuất hiện như một cuộc cách mạng. Người ta chứng kiến một cuộc nổi dậy làm chấm dứt một cách tận căn Chế độ cũ.

Bản Tuyên ngôn 1789 không nằm trong khung cảnh (cách mạng) dân chủ của Bản Tuyên ngôn Hiệp chủng quốc, nhưng chỉ nhằm xác quyết các "quyền mà công lý tự nhiên trao cho tất cả mọi cá nhân"; người ta chưa hiểu ý hướng của những người sẽ giải thích nội dung đó, nhưng có thể đã cảm thấy trào lưu mới sẽ đối đầu với Giáo hội. Thật thế, mặc dù có lập trường trái nghịch của tất cả các dân biểu thuộc giới giáo sĩ (trừ một vị), đa số các dân biểu đã từ khước việc công nhận Công giáo như là tôn giáo "ưu thế" của dân Pháp; đa số đó cũng bác bỏ đề nghị của linh mục Grégoire muốn nêu tên Thiên Chúa (Dieu) vào trang đầu của Bản Tuyên ngôn, và chỉ thay bằng một lối gọi khác là Đấng-tối-cao (Être Suprême). Những lập trường đó chuẩn bị cho việc tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị mà các nhà lãnh đạo Cách mạng sẽ đề xướng; sự kiện đó xuất hiện rõ nét từ năm 1790 (27 tháng 7) với việc biểu quyết Qui chế dân sự của giới giáo sĩ (Constitution civile du Clergé); và tiếp đó với việc biểu quyết Hiến pháp năm 1791 (3 tháng 9); những lời cuối cùng của phần dẫn nhập Bản Hiến pháp ấy viết như sau: "Luật pháp không còn nhìn nhận những lời khấn hứa trong tôn giáo, cũng như bất cứ một việc làm nào khác (của tôn giáo) có thể đi ngược lại các bộ luật hoặc ngược lại Hiến pháp".

2- Các biện pháp bài tôn giáo của Cách mạng chỉ diễn tiến tuần tự, sự kiện có thể chứng minh được qua lập trường e dè của Giáo hoàng Piô VI; Ngài chần chừ một thời gian dài trước khi lên án Bản tuyên ngôn năm 1789 trong Cơ mật hội ngày 19.3.1790; và sau đó là Qui chế dân sự của giới giáo sĩ. Rõ rệt hơn nữa trong Tông thư ngày 10.3.1791 Quod Aliquantum: Ngài "không nhằm cổ suý việc tái lập lại chế độ cũ của nước Pháp".

3- Tuy vậy, chính trong bức thư đó lại có những thành ngữ rất mạnh như "các quyền kỳ quái" hoặc "quyền ảo tưởng" khi nói về các loại tự do mới. Những loại tự do như thế sẽ cho chúng ta cứ điểm để thấy nội dung của sự tranh chấp giữa Giáo hội và xã hội tân thời.

4- Sau Tuyên ngôn 1789 và Qui chế dân sự của giới giáo sĩ, phong trào thực hiện một xã hội chính trị độc lập khỏi tất cả các nền tảng tôn giáo đi đến được tình trạng dứt điểm. Nó cố tìm cách giải phóng con người khỏi mọi tương quan với Thiên Chúa trong ba cấp độ:

a- Giải phóng các cá nhân khỏi lệ thuộc vào cơ cấu linh động của xã hội vì các cá nhân trở thành quyền uy tối cao trong lãnh vực tự do suy tư và phát biểu. Điều 10 của Bản Tuyên ngôn 1789 tuyên bố: "Không ai còn phải lo âu về ý kiến của mình, dù là ý kiến tôn giáo, miễn rằng các biểu lộ (các ý kiến đó) không làm rối loạn trật tự do pháp luật qui định"; và điều 11: "Tự do truyền thông tư tưởng và ý kiến là một trong những quyền quí giá nhất của con người; nên mọi người công dân có thể nói, viết, in tự do, trừ các hành vi lạm dụng quyền tự do ấy trong những trường hợp do luật pháp qui định". Có thể các bản văn nầy chỉ nhằm chấm dứt qui chế ưu đãi của đạo công giáo tại Pháp, nhưng Giáo hoàng tiên cảm một cách chính đáng về sự phiêu lưu của học thuyết chủ thực nghiệm và vô thần sẽ chi phối giới trí thức vào thế kỷ tiếp theo.

b- Nổ lực giải phóng thứ hai liên quan đến bình diện học thuyết; không còn có một tư tưởng làm mẫu mực cho xã hội như đã từng được lưu truyền bởi truyền thống. Cách mạng đảo lộn quan điểm triết học và thần học mà các nền văn minh Tây phương luôn có về sự chính đáng của quyền bính; các nền văn minh nầy luôn coi quyền bính như là chu toàn một sứ mạng; và việc thực thi sứ mạng thần thánh cho phép biện minh về quyền bính của kẻ trao phó sứ mạng liên hệ. Từ nay, người nắm quyền không còn trách nhiệm với Thiên Chúa; quyền bính chỉ là một chiều kích; người hữu trách chỉ có phận vụ là đạt mục đích mà người ta trao phó cho mình; người ấy trách nhiệm trước những kẻ ủy quyền cho mình mà thôi.

c- Nổ lực giải phóng thứ ba qui trách về bản tính của Giáo hội; cách mạng xem Giáo hội như một định chế tiêu biểu cho trật tự cũ; Bản Qui chế dân dân sự về giới giáo sĩ (1790), cũng như Hiến pháp 1791 sau nầy trong mục liên quan đến các lời khấn hứa của tôn giáo, đã can dự vào những lãnh vực thẩm quyền của giáo quyền; giáo quyền đã chống lại cử chỉ tự chuyên nầy nơi Cách mạng.

5- Như thế nhìn từ các bản văn thành lập của Cách mạng Pháp thì tình trạng xung khắc giữa Giáo hội và xã hội tân thời có hai khía cạnh. Khía cạnh đầu thuộc lãnh vực học thuyết: lãnh vực mà người Kitô hữu không thể dung hợp được, về mối tương quan với Thiên Chúa trong cuộc sống chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, gia đình, cá nhân. Như Đức Piô XII sẽ nêu lên trrong Sứ điệp của Ngài vào năm 1944; "Uy quyền của luật pháp con người trong thực tế chỉ bất kháng khi luật pháp đó thích hợp - hoặc ít nhất là không chống lại - với trật tự tuyệt đối do Tạo hoá thiết lập và được chiếu soi lại rõ ràng qua mạc khải của Phúc âm". Do đó, có sự xung khắc với xã hội tân thời vì xã hội đó tôn vinh một loại tự do "vô độ", trước hết là xác quyết về sự tự lập của trật tự chính trị, rồi của sinh hoạt kinh tế và cuối cùng là đạo đức luân lý cá nhân và gia đình.

Nhưng cũng là một sự xung đột phản ảnh một ưu lo cảnh giác, thuộc lãnh vực thận trọng và khôn ngoan. Nói là lý thuyết, nhưng chính những con người làm chính trị, sẽ sử dụng các định chế để "ghi khắc" lý thuyết ấy vào trong nếp sống xã hội. Nên, suốt hai thế kỷ 19 và 20, Giáo hội tùy hoàn cảnh có hai thái độ; một mặt, Giáo hội lên án ý muốn của một số người rõ rệt muốn xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa; đồng thời Giáo hội xác quyết giá trị văn minh Kitô giáo là cảnh vực "thật sự con người", theo lối nói của Đức Piô XI ; mặt khác, Giáo hội cố hướng dẫn những khát vọng thúc đẩy xã hội tân thời theo một chiều hướng mà Giáo hội nghĩ là chúng sẽ được toại nguyện. Trong Thông điệp Pacem in Terris, Đức Gioan XXIII đã áp dụng lối định hướng nầy:

"Cũng thế, ta không thể đồng hoá những lý thuyết triết học sai trái về vũ trụ tự nhiên, về nguồn gốc và cứu cánh của thế giới và của con người, với những phong trào thực hiện trong lịch sử được thành lập nhằm mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hoá hoặc chính trị, mặc dù các phong trào nầy đã phát sinh, và còn chịu ảnh hưởng bởi các lý thuyết ấy. Một lý thuyết, một khi đã định hình và được viết ra, thì không thay đổi nữa, trong lúc các phong trào, vì có đối tượng là những hoàn cảnh cụ thể và đổi thay của cuộc sống, nên không thể nào không chịu ảnh hưởng một cách rộng rãi về biến chuyển nầy . Ngoài ra, trong trường hợp các phong trào nầy đồng ý với các nguyên lý tốt lành của lý trí và đáp ứng được những khát vọng chính đáng của con người, ai có thể từ chối mà không nhìn nhận nơi các phong trào ấy có những yếu tố tích cực và đáng hoan nghênh".

Đức Gioan XXIII có cách trình bày thật chuẩn xác giáo thuyết và cách cư xử thực tế của Giáo hội từ bấy lâu nay: nếu mạc khải Kitô giáo bao hàm toàn thể cuộc sống con người, thì phải truy tìm mối tương giao với Đức Kitô nơi toàn bộ sự biểu lộ của cuộc sống ấy, và từ điểm chung đó tìm kiếm lại những con đường đẫn đến hiệp nhất.

6- Đó cũng là nổ lực của nhiều nhà thần học và giám mục suốt thế kỷ XIX, họ đã từng cố gắng thúc đẩy Kitô hữu theo dõi các biến chuyển xã hội diễn ra trước mắt họ với cái nhìn khách quan. Trường hợp nổi bật là gương của giám mục Wilhelm Kettler (1811-1877). Không những Ngài có tiếng nói mạnh mẽ trong một phần lớn thế kỷ 19, mà, với tư cách giám mục giáo phận Mayence, Ngài đã gây nên một trong những trào lưu ảnh hưởng nhất; Đức Lêô XIII từng nói rằng Ngài đã học biết mọi chuyện nơi giám mục nầy.

Những bài học mà ta có thể rút tỉa nơi cuộc đời của Ketteler là cố làm sao đừng giải thích các biến cố xuyên qua những nếp tiền kiến xếp các người đối lập chính trị là phường gian ác. Năm 1848, với tư cách là dân biểu tại quốc hội Franfort, Ketteler phải chủ tọa lễ an táng hai đại diện chính quyền bị giết trong một cuộc bạo động và đã lên tiếng như sau:

"Những kẻ sát nhân...(không phải là giới thợ thuyền)...là những kẻ bôi nhọ Chúa Kitô, Kitô giáo và Giáo hội, đó là những kẻ cố gạt bỏ Tin mừng cứu độ nhân loại ra khỏi tâm hồn dân chúng...Nếu (dân chúng) đổ xô bạo động đó là vì quí vị đã làm cho họ thành sai trái; nếu dân chúng quên bổn phận mình, vì chính quí ngài đã làm cho họ lầm lạc; nếu dân chúng không còn tôn trọng luật pháp con người, vì chính quí ngài đã vất bỏ sự tôn trọng luật Thiên Chúa khỏi tâm hồn họ".

Không những đào sâu việc phân tích các sự kiện xã hội, Ketteler còn nổ lực thẩm định đứng đắn các lý thuyết, và cử toạ đông đảo đến nghe ngài là dấu hiệu cho thấy những khát vọng mới của dân chúng. Ngay từ năm 1848, Ketteler đã được mời giảng Mùa Vọng tại Mayence (sau đó không lâu Ngài làm giám mục giáo phận nầy). Chủ đề được khai triển trong các bài giảng là những ý niệm diễn tả những ưu tiên trong cuộc sống đạo đức của thời buổi bấy giờ như ý niệm về tự do, tình huynh đệ, công bình, nhân phẩm và cho thấy Kitô giáo đáp ứng được sự chờ đợi của con người nơi những nội dung ấy. Thái độ của Ketteler không phải là một sáng kiến mới lạ; nó đã được giới giáo sĩ tuyên thệ theo Hiến pháp Cách mạng đề cao, điều đó không lạ gì, nhưng cũng còn được nhiều người không mấy thiện cảm với Cách mạng thể hiện. Chẳng hạn Đức Hồng y Chiaramonti (tức là Giáo hoàng Piô VII sau nầy) trong bài giảng vào dịp lễ Giáng sinh 1797 đã biện minh cho việc cần tuân phục chế độ Cộng hoà đương thời trong lãnh vực chính trị, và còn nói thêm rằng hình thức dân chủ trong việc cai trị không có gì ngược lại Giáo hội .

Cũng có thể nêu lên các thí dụ khác, chẳng hạn như trào lưu Kitô giáo xã hội, từ thời La Mennais xuyên qua các nổ lực đấu tranh và bị khai trừ, đã cố gắng rút tỉa phần chân lý nơi các ý niệm mới làm giao động dư luận.

Nhưng tất cả những thí dụ đó vẫn không cởi thoát được cái khung trời đang phong toả Kitô giáo với xã hội tân thời. Về phía Kitô hữu Âu châu việc tiếp nhận xã hội tân thời không dựa trên một nền triết học nào để có thể thiết lập một sự hợp tác đôi bên. Thực ra đây chỉ là một cuộc gặp gỡ thực tiễn; xuyên qua các đòi hỏi mới của dân chúng, người ta luôn thấy có một sự phản kháng tự lương tâm chống lại tình trạng vô trật tự phát xuất từ lòng vô đạo, và người ta kết luận rằng dân chúng, tuy chưa ý thức rõ rệt, nhưng mong có một sự tái lập lại trật tự do Chúa muốn, vì đó là điều kiện không thể thiếu vắng (sin qua non) nơi những khát vọng của dân chúng. "Những nguyên tắc tạo lập một trật tự chính trị và xã hội lành mạnh...thích hợp vời những phép tắc của pháp luật và công lý". "Một nền dân chủ lành mạnh dựa trên những nguyên lý không thể thay đổi của luật tự nhiên và các chân lý mạc khải". Những xác quyết nầy của Đức Pio XII trong Sứ điệp Giáng sinh 1944 còn thích ứng cho việc phân tích về mặt giáo thuyết liên quan đến sự xung khắc giữa Giáo hội và các nguyên lý của Cách mạng; nhận xét nầy cũng áp dụng cho quan điểm của Đức Gioan XXIII, vì bốn trụ cột mà Ngài đề nghị để xây dựng hoà bình: Chân lý, Công bình, Tự do và Liên đới, phải được hiểu trong ý sâu xa nhất của mạc khải Kitô giáo, chứ không thể nào khác hơn được . Nên vấn đề đặt ra là làm sao vượt thắng trở ngại nầy để đi đến một cuộc đối thoại chân thật về nhân quyền, trong lúc ý kiến của mỗi bên tất yếu phải liên kết với những quan niệm triết lý và tôn giáo hoàn toàn tách biệt nhau.



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương