Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"


III- Nền tảng của nhân phẩm



tải về 0.61 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
III- Nền tảng của nhân phẩm

trong luật tự nhiên và thần học
Qua phần trình bày trên đây, chúng ta chỉ đi được bước đầu hướng đến việc xây dựng một nền tảng thần học cho nhân quyền. Nhiều tài liệu vừa xuất bản thường nhắc lại một cách hữu lý rằng chúng ta có hai truyền thống để đặt nền tảng cho các quyền cá nhân con người về mặt thần học: Cách thứ nhất, xây dựng một nền tảng từ dưới đi lên khởi đầu từ luật tự nhiên, và cách thứ hai, đặt một nền tảng thần học từ trên đi xuống , nói rõ hơn là nền tảng Kitô học dựa trên lịch sử của sự cứu độ 34.

Nền tảng đi lên dựa trên luật tự nhiên phần lớn được nằm trong các bản văn tiền công đồng của Giáo huấn Giáo hội 35. Những tài liệu nầy xây dựng nhân phẩm trên nền tảng của chính bản tính tự nhiên con người, đặc biệt khởi từ lý tính và ý muốn tự do mà con người sở đắc. Do hai khía cạnh nầy mà nhân vị vượt qua và vượt lên trên thế giới đồ vật. Nhờ có lý tính, con người có thể đi sâu vào bản tính thâm sâu của thế giới và đặt những câu hỏi về căn nguồn của nó; nhờ có tự do, con người hành động một cách độc lập trước những sự kiện chi phối do từ thế giới bên ngoài. Hai thành tố ấy minh chứng sự ưu việt và phẩm giá con người. Phẩm giá ấy đã ban cho con người, từ nơi chính bản tính của nó, và vì thế có thể minh chứng được, một cách hiển nhiên và phổ quát, dựa vào kinh nghiệm và lý trí mà mọi người đều có được. Vì luật Chúa ghi khắc ngay cả nơi tâm hồn của người ngoài Kitô giáo, nên họ cũng nhận biết ý Chúa khi nghe theo tiếng nói của lương tâm (Rom 2, 14 tiếp theo). Do vậy mà nền tảng của luật tự nhiên có thể chứng minh giá trị phổ quát của nhân quyền. Nền tảng nầy giúp Giáo hội vượt qua khuôn khổ cộng đồng người Công giáo, để nói với lương tâm của mọi người thiện chí và hợp tác với họ.

Lối luận chứng đi lên, khởi từ luật tự nhiên, không hẳn bị bỏ đi nơi các bản văn Công đồng; trái lại nó còn được sử dụng trong nhiều nơi36. Nhưng luận chứng ấy còn được bổ sung bởi một lối luận chứng đi xuống, có nét đặc loại của thần học; luận chứng sau nầy càng lúc càng có tầm mức quan trọng hàng đầu trong các bản văn hậu Công đồng.

Nền tảng thần học 37 thường bắt đầu từ thần học về việc tạo dựng và đặt nhân phẩm dựa trên sự kiện Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và giống Ngài (Sáng thế 1, 26 tiếp theo). Nên những gì có khuôn mặt người đều phản ảnh phần nào vinh quang Thiên Chúa. Công việc xây dựng nền tảng thần học tiếp tục bằng cách xác quyết rằng, dù tội lỗi đã làm thương tổn sâu xa phẩm giá dựa trên sự kiện con người giống Chúa, thì tội lỗi ấy không phá tan hoàn toàn, hay huỷ diệt phẩm giá. Vì ngay kẻ có tội, và là kẻ ác nhân nhất đi nữa, thì vẫn còn có thể đòi hỏi các quyền căn bản của mình được tôn trọng, chỉ vì mình là người. Nó có quyền không bị đẩy vào các hình phạt làm mất phẩm giá, như bị tra tấn chẳng hạn.

Tuy vậy, nền tảng thần học thật sự có tính cách Kitô học. Trước đây các giáo phụ, đặc biệt là Giáo hoàng Lê-ô Cả, đã thường nhắc nhở rằng nơi ngôi vị Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã thiết định một lần dứt khoát tất cả những gì là con người; và bằng cách đó Thiên Chúa trao cho con người một phẩm giá duy nhất38. Công đồng còn đi xa hơn nữa, đưa nội dung thiết yếu của xác quyết truyền thống của Giáo hội vào một mức độ cụ thể của hiện sinh không những nói đến phẩm giá của bản tính con người, mà lại nói đến phẩm giá của mỗi một con người. Giáo hoàng Gioan Phaolô II thường trích dẫn câu nói của Hiến chế "Gaudium et Spes": trong Chúa Giêsu Kitô "Con Thiên Chúa đã tự mình kết hiệp với mọi người 39.

Qua việc tự làm cho mình ra không (Kénose) cho đến chết trên thập giá, chính Đức Giêsu đã chu toàn con đường của Ngài, hiến thân cho người nghèo và kẻ bị ruồng bỏ. Nhờ Chúa Thánh Thần chuyển ban ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô cho chúng ta, nên chúng ta cũng có thể tiếp nhận chính chân lý ấy bằng các phương thế diễn tả qua Thánh-Thần-học, nghĩa là bằng luận cứ dựa vào phẩm giá mà Thánh Thần đã ban cho con người mới, và dựa vào sự tự do của các con cái Thiên Chúa. Vì trong Đức Giêsu Kitô mọi sự khác biệt tự nhiên nơi con người mất đi đặc tính huỷ hoại và kỳ thị. Ở đó không còn là Do-thái hay Hy-lạp, nô-lệ hay người tự-do, nam hay nữ (Gal 3, 28; 1Cor 12, 13; Col 3, 11). Mọi người được kêu mời để đi vào phẩm giá nầy, là gia sản chung của các con cái Thiên Chúa. Như thế, ơn gọi bước đến điểm chung toàn của mọi người là một luận cứ mạnh mẽ khác nữa để xây dựng nền tảng phẩm giá của mọi người và các quyền từ đó phát sinh40.

Việc xây dựng nền tảng thần học cho các quyền con người đi đến xác quyết rằng dấn thân cho nhân phẩm và các quyền con người là thành tố cấu tạo của công cuộc làm chứng Phúc-âm41. Đức Gioan Phaolô II còn nói rõ hơn: "Tâm tình ngưỡng mộ sâu xa như thế trước giá trị và phẩm giá con người được biểu lộ trong từ ngữ Phúc -âm, được hiểu là Tin-mừng" 42.

Nền tảng thần học có được hai thuận lợi chính so với lối đặt nền tảng dựa trên luật tự nhiên. Trước hết, thuận lợi về phương diện đại kết. Mọi người đều biết rằng luận chứng về luật tự nhiên thường dấy lên một phản ứng chỉ trích về phía thần học Tin-lành. Ngược lại, lối luận chứng thần học mới mẽ hỗ trợ cho công cuộc dấn thân chung của toàn cộng đồng Kitô hữu trong nổ lực bảo vệ công lý, tự do và hoà bình trên thế giới; và nó còn cũng cố tiếng nói lương tâm Kitô hữu trên thế giới ngày nay. Kế đến với tư cách là Kitô hữu, chúng ta không thể nào đương đầu với những đe dọa đè nặng lên cảnh giới con người trong thế giới ngày nay , bằng chủ trương dừng lại nơi một lối đồng ý tối thiểu dựa trên luật tự nhiên; chúng ta cần đối đầu bằng tất cả nguồn phong phú cụ thể và sức mạnh uy dũng của đức tin chúng ta, động viên toàn lực đức tin ấy chống lại các tà lực của bất công, bạo lực và chết chóc.



Cũng còn một lý do nữa để giải thích tại sao từ 20 năm nay, nền tảng thuần tuý thần học và Kitô học ngày càng có khuynh hướng thay thế nền tảng dựa trên luật tự nhiên, nhiều ít được xem là một hình thức luận chứng dựa vào lý trí, được đức tin soi dẫn. Thần học đó có thể quan niệm một cách đứng đắn, mọi người đồng ý về sự kiện đức tin soi dọi cho trực giác con người; nhưng sự thể đó ngày nay không còn nữa. Nền thần học như vậy đã áp dụng được bên trong khung cảnh của một nền văn hoá Âu châu chịu ảnh hưởng Kitô giáo đậm nét. Nhưng, từ đạo đó vào hậu bán thế kỷ 20 chúng ta đang sống, Giáo hội ngày càng mở rộng ra với các nền văn hoá ngoài Âu châu và thân thuộc với chúng. Cũng từ dạo đó, văn hoá Âu châu không ngừng suy thoái trước một tiến trình xoi mòn và tự tách ra khỏi truyền thông Kitô giáo và nhân bản có từ xưa , là truyền thống đã từng kết tạo nên quan niệm nhân phẩm theo nét riêng của Âu châu đã có từng ngàn năm. Những đổi thay như vậy khó tạo ra cơ may để đi đến một sự đồng ý của mỗi người. Vã lại, trước sự nhân tăng của nhiều lối giải thích về ý nghĩa của mọi sự việc, những suy tư của mình về những tiền đề thần học ngày nay Giáo hội cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn nữa nơi các xác quyết và cần diễn tả rõ ràng hơn trước đây43. Đìều đó không có nghĩa là ngày nay chúng ta lại phải rơi vào một chủ trương thực nghiệm về Kitô học và Giáo hội học, trong một lối mới về duy tín và chủ nghĩa truyền thống bảo thủ; hoặc giả là phải nhất mực giản lược giá trị và ý nghĩa của luật tự nhiên vào một vấn đề là tuân phục Đức tin. Nếu Gìáo hội nghĩ rằng có thể giải thích luật tự nhiên dưới ánh sáng của đức tin - một cách bó buộc đốì với người công giáo 44 - thì sự việc đó hàm ngụ rằng một lối giải thích về nền tảng như thế có thể được thực hiện và phải được thực hiện với một luận chứng hữu lý. Nguyên tắc sau đây cần áp dụng cho các vấn đề của các quyền con người: "Credo ut intelligam". Hơn nữa tiền đề được thánh Anselme nêu lên " Fides quaerens intellectum" có thể được nới rộng bằng cách thêm vào một công thức của Công đồng Vaticanô II, để đọc là: "Fides moribus applicanda quaerens intellectum"45. Hoặc rõ hơn, theo ý nghĩa của thần học ngày nay: đó là việc nêu lên cho thấy Đức Giêsu Kitô là yêu sách quyết liệt có tính cách cụ thể và là "Concretum universale"46. "Vì, bây giờ cũng như trước đây, Giáo hội có thể tin tưởng rằng yếu tố Kitô giáo làm nổi bật yếu tố nhân loại, cũng như ân sủng làm bản tính tự nhiên nổi bật lên, không phải bằng cách huỷ diệt bản tính tự nhiên, nhưng bằng cách đưa bản tính nầy đến mức toàn thiện"47. Nhưng, hẳn nhiên, hơn bao giờ hết Giáo hội ngày nay phải hiểu rằng con đường đi đến nội dung của xác quyết đó không phải thực hiện bằng những sự dung hợp ngây ngô, nhưng chỉ đạt được bằng sự chung đụng của các lối giải thích khác nhau và trong một lối đối đầu có thể đi đến tử đạo48. Ngày nay sự đối đầu nầy đi sâu vào trong nội bộ Giáo hội. Và đây không phải là một thứ Kitô giáo mặc sức thêm đường thêm mật, nhưng phải là một Kitô giáo được thể nghiệm tận căn với những chứng nhân trung thực, để có thể thuyết phục được ngay đến những người không phải là Kitô hữu. Nổ lực dấn thân cứu người của một Mẹ Tê-rê-xa đã phát xuất từ sự thôi thúc bởi môt đức tin sâu sắc vào Chúa Kitô, đã gây xúc động cả những người không có tín ngưỡng.

Do đó, việc đối kháng giữa hai lối luận chứng "đi lên" và "đi xuống" không có cơ sở, và sẽ sai lạc nếu cứ mãi đi vào cuộc tranh cãi nầy . Hai truyền thống ấy không những gặp gỡ nhau trong các tài liệu của Công đồng, mà cả trong giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II. Nên cứ nói đến một sự thay đổi về nền tảng học thuyết xã hội của Giáo hội, hoặc còn nói đến việc loại bỏ học thuyết xã hội của Giáo hội để thay thế bằng một lối thần học chính trị hoàn toàn dựa trên các luận cứ Kitô học là một việc sai lầm49.

Trái lại, Công đồng cho thấy rõ ràng có một sự liên quan nội tại từ trong hai lối luận chứng nầy. Nó lưu ý rằng nhân phẩm được lý trí con người nhìn nhận dựa vào kinh nghiệm của bao thế kỷ, nhưng chỉ có mạc khải của Thiên Chúa mới soi dọi cho con người nhận biết nhân phẩm đó một cách hoàn toàn đầy đủ50. Và mầu nhiệm về con người chỉ được soi dọi thật sự trong mầu nhiệm của Đức Giêsu Kitô, trong Ngài Thiên Chúa tỏ lộ hoàn toàn con người cho con người51. Tự nền tảng, nguyên tắc tự xa xưa luôn được khẳng định, nguyên tắc đó nêu lên rằng ân sủng không huỷ diệt tự nhiên, nhưng trái lại tiên liệu có yếu tố tự nhiên, thanh lọc và hoàn thành yếu tố tự nhiên nầy.

Thật ra, tương quan giữa tự nhiên và ân sủng là một trong những vấn đề gai góc nhất của hệ thống thần học ngày nay. Vì thế không có gì phải ngạc nhiên khi các vấn đề chưa dứt điểm như thế có thể gây tác động nơi cách đặt vấn đề nhân quyền. Những lối tiếp cận khác nhau về nền tảng nhân quyền qua các truyền thống Chính thống giáo, Công giáo, Tin lành Luthêrô, hay Tin lành Cải cách đều trực tiếp liên quan đến các lối trả lời khác nhau mang lại cho vấn đề nầy52. Trong thần học Công giáo, vấn đề nầy đã từng được nêu lên vào giữa thế kỷ 20, do ba "bậc thầy của Giáo hội" về thần học Công giáo trong thời đại mới: Henri de Lubac, Karl Rahner và Hans Urs von Balthasar. Bấy giờ, người ta có lý để vượt qua lối định nghĩa về tương quan có tính cách ngoại tạì và nhị nguyên giữa tự nhiên và ân sủng, nhưng nổ lực đó đã không đem lại được một sự đồng ý hoàn toàn về việc phân định rõ nét mối tương quan ấy. Thế rồi, người ta bỏ lững vấn đề chưa hoàn toàn được giải quyết thoả đáng. Nhưng sau đó vấn đề lại dấy lên trong thắc mắc về tương quan giữa sự giải phóng trong thế giới nầy và sự giải thoát có tính cách chung cuộc, giữa tiện ích của cuộc sống con người và sự cứu độ Kitô giáo. Ngày nay người ta lắm lúc lại có nguy cơ thay thế chủ trương nhị nguyên lúc trước bằng một chủ trương nhất nguyên, làm như việc giải phóng chính trị, kinh tế và văn hoá hoàn toàn đồng hoá được với sự tự do Kitô giáo.



Một giải pháp đứng đắn mà hôm nay người ta hé thấy được một khởi điểm đồng thuận có tính cách đại kết, đó là khuynh hướng đi đến việc nhìn nhận lưỡng tính của hai trật tự53, vượt qua chủ trương nhị nguyên và nhất nguyên. Lưỡng tính nầy đưa đến một ý nghĩa tương tự (= loại suy) nơi mối tương quan của hai trật tự, nghĩa là một lối đối ứng hổ tương bao hàm vừa sự thống nhất, vừa tính cá biệt54. Trong ý nghĩa đó, Phúc âm không phải là một ước mơ hảo huyền từ thế giới nầy. Nhưng nó là nguồn ánh sáng và sức mạnh để thúc đẩy con người dấn thân vào thế giới. Sự tự do trong Thánh Thần đã được Chúa Giêsu Kitô ban cho chúng ta , gìúp chúng ta giải minh được ý nghĩa của thế giới thụ tạo đã bị sẩy trật vì tội lỗi. Đồng thời tự do trong Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta và cho chúng ta cảm hứng để dồn hết sức lực thực thi ý nghĩa nầy. Do đó mà dấn thân cổ võ nhân phẩm và nhân quyền làm thành một tác tố của việc làm chứng Tin mừng. Ngày nay hơn bao giờ hết, một lối làm chứng Tin mừng khả tín hơn cả không thể nào lại không liên hệ đến việc dấn thân cho nhân quyền.

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương