HỌc viện nông nghiệp việt nam


ĐÁNH GIÁ TÍNH TỔN THƯƠNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU



tải về 4.84 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38491
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

4.4. ĐÁNH GIÁ TÍNH TỔN THƯƠNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Chỉ số tổn thương được tính bằng phương pháp trọng số cân bằng, với giá trị chỉ số bị tổn thương CIV nằm trong khoảng từ 0 - 1. Trong luận văn này tác giả đề cập đến tính tổn thương của hai ngành trồng trọt và NTTS, là hai ngành đặc trưng nhất trong sản xuất nông nghiệp của khu vực nghiên cứu.

Muốn xác định được chỉ số tổn thương của khu vực nghiên cứu ta cần phải tính toán xác định được 3 chỉ số đó là độ phơi nhiễm E, độ nhạy cảm S và khả năng thích ứng AC.



Mức độ phơi nhiễm (E) trong việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp được hiểu là mức độ hứng chịu tác động của các tác nhân liên quan đến thiên tai và khí hậu và tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Từ nguồn số liệu thống kê của các yếu tố khí hậu từ giai đoạn 1963 - 2014, học viên đã tiến hành tính toán các thông số đầu vào cho chỉ số độ phơi nhiễm ( E) trong giai đoạn hiện tại (năm 2014) như sau:

Bảng 4.12. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E

năm 2014


Biến chính

Biến phụ

Hợp phần phụ

Đơn vị

Enn

Độ phơi nhiễm (E)

Hiện tượng khí hậu cực đoan (E1)

Số ngày nắng nóng (E1.1)

Ngày

0,4

Số ngày nắng nóng gay gắt (E1.2)

Ngày

0,1

Số ngày có mưa (E1.3)

Ngày

0,5

Số ngày có mưa lớn (E1.4)

Ngày

0,4

Số ngày rét đậm (E1.5)

Ngày

0,5

Số ngày rét hại (E1.6)

Ngày

0,4

Số trận bão (E1.7)

Trận

0,5

Thay đổi trong các biến khí hậu (E2)

Lượng mưa trung bình năm (E2.1)

mm

0,3

Nhiệt độ trung bình năm (E2.2)

to

0,5

Với thông số đầu vào như trên, học viên đã áp dụng phương pháp tính toán độ phơi nhiễm E đã được xây dựng trong phần 3.3.4 kết quả thu được như sau:

Bảng 4.13. Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E cho năm 2014



Giá trị

Số hợp phần phụ

Kết quả

Hiện tượng khí hậu cực đoan (E1)

7

0,4

Thay đổi trong các biến khí hậu (E2)

2

0,4

Độ phơi nhiễm (E)




0,4

Từ nguồn số liệu thống kê, số liệu điều tra thực địa, học viên đã tiến hành tính toán thông số đầu vào cho chỉ số độ nhạy cảm (S) trong giai đoạn hiện tại (năm 2014) đối với ngành NTTS tại địa điểm nghiên cứu như sau:

Bảng 4.14. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ nhạy cảm S với ngành NTTS năm 2014



Biến chính

Biến phụ

Hợp phần phụ

Đơn vị

Snn

Độ nhạy cảm (S)

Đất đai (S1)

Tổng diện tích nuôi ngao (S1.1)

ha

0,3

Tổng diện tích nuôi tôm (S1.2)

ha

0,4

Năng suất (S2)

Năng suất của ngao (S2.1)

tấn/ha

0,5

Năng suất của tôm (S2.2)

kg/ha

0,6

Với thông số đầu vào như trên, học viên đã áp dụng phương pháp tính toán độ nhạy cảm kết quả thu được như sau:

Bảng 4.15. Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm S cho ngành NTTS năm 2014



Giá trị

Số hợp phần phụ

Kết quả

Đất đai (S1)

2

0,4

Năng suất (S2)

2

0,6

Độ nhạy cảm (S)




0,5

Từ nguồn số liệu thống kê, số liệu điều tra thực địa, học viên đã tiến hành tính toán thông số đầu vào cho chỉ số độ nhạy cảm (S) trong giai đoạn hiện tại (năm 2014) đối với ngành trồng trọt tại địa điểm nghiên cứu như sau:

Bảng 4.16. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ nhạy cảm S với ngành trồng trọt năm 2014



Biến chính

Biến phụ

Hợp phần phụ

Đơn vị

Snn

Độ nhạy cảm (S)

Đất đai (S1)

Tổng diện tích trồng lúa (S1.1)

ha

0,2

Năng suất (S2)

Năng suất của lúa mùa (S2.1)

tạ/ha

0,5

Năng suất của lúa xuân (S2.2)

tạ/ha

0,5

Lao động (S3)

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (S3.1)

%

0,6

Với thông số đầu vào như trên, học viên đã áp dụng phương pháp tính toán độ nhạy cảm kết quả thu được như sau:

Bảng 4.17. Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm S


cho ngành trồng trọt năm 2014


Giá trị

Số hợp phần phụ

Kết quả

Đất đai (S1)

1

0,2

Năng suất (S2)

2

0,5

Lao động (S3)

1

0,6

Độ nhạy cảm (S)




0,4

Từ nguồn số liệu thống kê, số liệu điều tra thực địa, học viên đã tiến hành tính toán thông số đầu vào cho chỉ số khả năng thích ứng (AC) trong giai đoạn hiện tại (năm 2014) đối với ngành NTTS tại địa điểm nghiên cứu như sau:

Bảng 4.18. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số năng lực thích ứng AC với ngành NTTS năm 2014



Biến chính

Biến phụ

Hợp phần phụ

Đơn vị

ACnn

Khả năng thích ứng (AC)

Kinh tế (AC1)

Thu nhập từ sản xuất ngao (AC1.1)

VNĐ

0,4

Thu thập từ sản xuất tôm (AC1.2)

VNĐ

0,6

Tỷ lệ đầu tư cho sản xuất ngao (AC1.3)

%

0,6

Tỷ lệ đầu tư cho sản xuất tôm (AC1.4)

%

0,5

Vấn đề xã hôi khác (AC2)

Trình độ học vấn hộ nuôi ngao (AC2.1)

%

0,3

Trình độ học vấn hộ nuôi tôm (AC2.2)

%

0,2

Tỷ lệ lao động ngao (AC2.3)

%

0,3

Tỷ lệ lao động tôm (AC2.4)

%

0,5

Với thông số đầu vào như trên, học viên đã áp dụng phương pháp tính toán độ nhạy cảm kết quả thu được như sau:

Bảng 4.19. Bảng kết quả tính toán chỉ số năng lực thích ứng AC cho ngành NTTS năm 2014



Giá trị

Số hợp phần phụ

Kết quả

Kinh tế (AC1)

4

0,5

Vấn đề xã hôi khác (AC2)

4

0,3

Khả năng thích ứng (AC)




0,4

Từ nguồn số liệu thống kê, số liệu điều tra thực địa, học viên đã tiến hành tính toán thông số đầu vào cho chỉ số khả năng thích ứng (AC) trong gian đoạn hiện tại (năm 2014) đối với ngành trồng trọt tại địa điểm nghiên cứu như sau:

Bảng 4.20. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số năng lực thích ứng với ngành trồng trọt năm 2014



Biến chính

Biến phụ

Hợp phần phụ

Đơn vị

Nguồn số liệu

Khả năng thích ứng (AC)

Kinh tế (AC1)

Tổng thu nhập từ trồng lúa (AC1.1)

VNĐ

0,2

Tỷ lệ đầu tư cho sản xuất (AC1.2)

%

0,5

Vấn đề xã hôi khác (AC2)

Trình độ học vấn (AC2.1)

%

0,2

Tỷ lệ lao động (AC2.2)

%

0,5

Cơ sở hạ tầng (AC3)

Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa (AC3.1)

%

0,6

Tỷ lệ hệ thống tưới tiêu được bê tông hóa (AC3.2)

%

0,6

Tỷ lệ đường giao thông nội đồng được bê tông hóa (AC3.3)

%

0,5

Với thông số đầu vào như trên, học viên đã áp dụng phương pháp tính toán độ nhạy cảm kết quả thu được như sau:

Bảng 4.21. Bảng kết quả tính toán chỉ số năng lực thích ứng AC cho ngành trồng trọt năm 2014



Giá trị

Số hợp phần phụ

Kết quả

Kinh tế (AC1)

2

0,2

Vấn đề xã hôi khác (AC2)

2

0,5

Cơ sở hạ tầng (AC3)

3

0,6

Khả năng thích ứng (AC)




0,5

Từ nguồn số liệu thống kê, số liệu điều tra thực địa, từ kết quả tính toán các chỉ số độ phơi nhiễm, chỉ số độ nhạy cảm và khả năng thích ứng trong gian đoạn hiện tại (năm 2014). Học viên tính toán và cho ra kết quả TDBTT của ngành trồng trọt và NTTS như sau:

Bảng 4.22. Bảng kết quả tính toán tính dễ bị tổn thương CVI năm 2014



Giá trị

Trồng trọt

NTTS

Độ phơi nhiễm (E)

0,4

0,4

Độ nhạy cảm (S)

0,4

0,5

Khả năng thích ứng (AC)

0,5

0,4

TDBTT (CVI)

0,4

0,5

Từ bảng trên ta thấy, sản xuất nông nghiệp tại khu vực đã bị tổn thương dưới tác động của BĐKH. Tuy nhiên ngành NTTS chịu nhiều tổn thương hơn ngành trồng trọt, bởi năng lực thích ứng của ngành NTTS kém và chịu nhiều tác động hơn. Theo ý kiến của người dân là do chi phí sản xuất cho NTTS cao, người dân không đủ điều kiện, vốn để thích ứng với những thay đổi của BĐKH như trồng trọt.

4.5. CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Tiền Hải là một huyện ven biển chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố biến đổi khí hậu, các biện pháp thích ứng sớm đã được áp dụng, từ cơ quan chính quyền địa phương đến người dân, có các sáng tạo trong sản xuất với mục đích nhằm giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu tới mức tối đa và giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả tối ưu nhất. Ngành nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng tại huyện Tiền Hải nhưng bị ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH. Do đó, các biện pháp thích ứng, giảm thiểu tác động xấu do BĐKH cũng như áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao sản xuất, nhằm khắc phục sự thay đổi do môi trường.

4.4.1. Các biện pháp - chính sách thích ứng cấp nhà nước


Tiền Hải là một trong những địa phương của tỉnh Thái Bình đẩy mạnh việc kết hợp các chủ chương chính sách của nhà nước với các chương trình về ứng phó và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH. Tiêu biểu là chương trình “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” trong đó đã thực hiện những kế hoạch có tính tới yếu tố lồng ghép như gia cố, nâng cấp đê biển, nâng cao trình đê biển và thiết kế thêm tường rào chắn sóng cao 1,2m, di dời các điểm dân cư nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất hoặc bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH (Dự án di dân Đông Long). Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai (bão, lụt) và nước biển dâng; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh về nước, chống xâm nhập mặn, bảo vệ vùng ven biển thích ứng vơi biến đổi khí hậu. Nghiên cứu chọn, tạo, khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Nâng cao kiến thức, năng lực thích ứng và bảo đảm sinh kế cho người dân những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH...

4.4.1.1. Các biện pháp thể chế - chính sách


Lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH vào các chương trình được thực hiện ở địa phương như:

- Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Chương trình xây dựng Trung tâm giống cây trồng, giống chăn nuôi, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Chương trình giảm nhẹ, phòng chống thiên tai;

- Chương trình đưa khuyến nông về cơ sở;

- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Chương trình xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả;

- Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ;

- Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học.

Các biện pháp chính sách, thể chế bao gồm việc ban hành các luật, hướng dẫn, quy chế, quy định, nội quy... liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu và nông nghiệp như sau:

- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc là chủ yếu sang sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu, thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng cánh đồng có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên trên 1 đơn vị diện tích. Một năm sản xuất 4 - 5 vụ có 2 - 3 vụ màu, trong đó mở rộng và thâm canh cây vụ đông, đưa vụ đông xuân thành vụ chính chiếm trên 50% diện tích, đạt giá trị chiếm 20% giá trị sản xuất ngành trồng trọt

- Khai thác thủy sản mặt nước và bãi triều: nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung trong nội đồng, nuôi trồng thủy sản nước lợ kết hợp phát triển rừng ngập mặn và bảo vệ sinh thái ruộng đất ngập nước.



- Hàng năm, các cấp Đảng, chính quyền thị trấn, xã tập trung cao sự lãnh đạo chỉ đạo các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) xây dựng kế hoạch sản xuất mùa vụ để đạt kết quả cao nhất, gắn liền với tiến bộ khoa học, đề ra giải pháp cụ thể thiết thực với mỗi địa phương; đồng thời ngành NN&PTNT tổ chức hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, tổ chức các hội thảo phổ biến kiến thức cho người dân, phát tờ rơi tờ bướm, để tuyên truyền phổ biến những chủ trương biện pháp kỹ thuật của huyện tới người dân, chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường.

Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ về vốn, giống cây trồng. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất đều được các cán bộ địa phương theo dõi sát sao và có các biện pháp thích ứng kịp thời. Năm 2011, tỉnh Thái Bình có quyết định về hỗ trợ cho hộ nông dân mua máy sản xuất nông nghiệp theo quyết định số 1643/QĐ-UBND của tỉnh ngày 16/8/2011 và hướng dẫn 619/HDLN-SNN-TC ngày 17/8/2011, trong đó, năm 2011 hỗ trợ 50% giá trị của máy; đến vụ xuân năm 2012 tỉnh hỗ trợ 35% giá trị máy của Việt Nam cùng chủng loại và công suất, ngoài ra, huyện hỗ trợ kinh phí mua máy làm đất đa năng đã qua sử dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc là 25% giá trị (đối với những máy không được hỗ trợ theo quyết định số 1643 của tỉnh), bao gồm máy gặt liên hợp, máy làm đất đa năng...



Bảng 4.23. Hỗ trợ của huyện Tiền Hải cho nông nghiệp năm 2014

STT

Chỉ tiêu hỗ trợ

Mức độ hỗ trợ

Quy mô

1

Máy móc thiết bị

Máy gặt đập liên hợp, máy làm đất đa năng theo quyết định của tỉnh

35 - 50% giá trị (kết thúc năm 2012)




Máy làm đất đa năng đã sử dụng của Nhật Bản, Hàn Quốc

25% giá trị

Trong huyện (đối với những máy không được hỗ trợ của tỉnh)

2

Thuốc phòng trừ rầy

100% kinh phí

2 vụ lúa toàn huyện

3

Diệt chuột

Thuốc chuột CAT

50% kinh phí cho 2 vụ, trong đó tỉnh hỗ trợ 50% của 1 vụ, huyện hỗ trợ 50% của cả 2 vụ

Cả huyện

Thu mua đuôi chuột

1000 đồng/đuôi

Cả huyện

4

Giống

Giống lúa QR1 nguyên chủng

100% giống

Vùng trên 30ha

Giống lúa lai chất lượng cao Hương ưu 98 thí điểm

100% giống

Mô hình 10ha tại xã Đông Quý

Giống lúa thuần DT68

100% giống

Mô hình 10ha

Giống lúa chất lượng cao JO2

100% giống

8 xã xây dựng mô hình Nông thôn mới thành vùng 20 ha trở lên

5

Giá lúa

Thóc giống C.ưu đa hệ số 1

20% giá

Diện tích 200ha ở 8 xã xây dựng Nông thôn mới

Bù giá chênh lệch để thấp hơn với giá lúa lai D.ưu 527

Các xã có vùng cấy từ 20 ha trở nên

Nguồn: Đề án sản xuất huyện Tiền hải từ năm 2005 – 2014

Năm 2012, sau cơn bão Sơn Tinh đổ bộ trực tiếp vào địa phương gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình có thiệt hại nặng nề về hoa màu và NTTS

Bảng 4.24. Tổng số tiền hỗ trợ của Nhà nước sau cơn bão Sơn Tinh, 2012





Số tiền hồ trợ

Diện tích thiệt hại TB (sào/hộ; ha/hộ)

Tổng số tiền hỗ trợ (đồng)

Trồng trọt (đồng/sào)

16.000

3,5

56.000

Thủy sản (đồng/ha)

2.000.000

1,2

2.400.000

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)

Tích cực phát huy thế mạnh nội lực tại địa phương, đồng thời rộng mở chào đón các tổ chức phi chính phủ đến hỗ trợ nâng cao nhận thức cho cộng đồng phát triển kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo ông Tô Xuân Thức, Phó chủ tich UBND huyện Tiền Hải cho biết “Huyện cùng với một số tổ chức phi chính phủ, trong đó có Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đã có nhiều chương trình hỗ trợ sinh kế thích ứng với BĐKH”. Tổng cộng có khoảng 249 hộ đã được hỗ trợ một phần kinh phí (tiền giống, tiền thức ăn chăn nuôi, phân bón vi sinh) và được hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện các mô hình sinh kế thí điểm. Trong đó có 159 hộ tham gia mô hình trồng lúa (giống lúa chịu mặn RVT, giống lúa lai CT16), 41 hộ tham gia mô hình nuôi cá nước ngọt, 34 hộ tham gia mô hình trồng nấm theo nhóm sở thích và 15 hộ tham gia mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là người nghèo, phụ nữ đơn thân của 3 xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú. Các mô hình sinh kế thích ứng được triển khai là mô hình trồng lúa, sử dụng giống lúa RVT với các đặc điểm: chống đổ tốt, ít sâu bệnh, chịu mặn tốt, gạo thơm, cơm ngon; mô hình trồng nấm và mô hình đệm lót sinh học. Ví dụ, đối với mô hình thí điểm trồng lúa chịu mặn RVT. Trung bình một sào lúa RVT do MCD hỗ trợ đạt tới lợi nhuận khoảng 134 nghìn đồng/sào/vụ. Mức lãi này lãi cao hơn 34 nghìn đồng/sào/vụ so với cách làm truyền thống (cùng giống RVT họ đã trồng những năm trước), cao hơn 7 nghìn đồng/sào/vụ so với giống lúa khác cũng do những hộ đó trồng cũng thời điểm. Hơn nữa, giống RVT là giống ngắn ngày, có thể tăng thêm hiệu quả sử dụng đất cũng như tăng thời gian nghỉ ngơi của đất tạo điều kiện để bố trí các vụ tiếp theo được thuận lợi, hiệu quả hơn. Hoặc mô hình trồng nấm theo nhóm sở thích, trung bình một tạ rơm rạ làm nấm cho lời từ 1-5 triệu đồng (tùy từng loại nấm). Bên cạnh đó mô hình “Đồng quản lý” được huyện Tiền Hải thành lập tại xã Nam Thịnh với sự tham gia của các bên: UBND huyện, Khu Bảo tồn thiên nhiên ngập nước Tiền Hải, Đồn biên phòng Cửa Lân, MCD... Mục đích của mô hình là nhằm giúp cho chính quyền, các nhà quản lý đưa ra được các biện pháp quản lý tài nguyên biển và rừng ngập mặn (RNM) hiệu quả cao nhất, mô hình còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng để phát triển kinh tế xã hội bền vững.


4.4.1.2. Các biện pháp thích ứng thủy lợi


Để tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH bảo đảm ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp, một số năm gần đây huyện Tiền Hải đã tổ chức triển khai thực hiện một số dự án cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp các xã ven biển như: Dự án củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển 5 và 6; Nâng cấp đê biển kết hợp giao thông, trong đó có hạng mục nâng bãi và trồng cây chắn sóng đê biển 5 và 6; Củng cố nâng cấp đê, kè và đường cứu hộ đê hữu và đê tả Trà Lý (đoạn K30-K40); nhóm dự án thuộc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu (SP-RCC) tỉnh Thái Bình. Thường xuyên kiểm tra đê, kè cống, phát hiện xử lý kịp thời các sự cố đảm bảo an toàn đê điều. Tổ chức diễn tập, luyện tập công tác hộ đê, phòng chống lụt bão hàng năm cho người dân.

Bảng 4.25. Bảng hệ thống đường giao thông được cứng hóa ở các xã vùng đệm





Thành phần

2010

2014

Nam Thịnh

Hệ thống tưới tiêu được cứng hóa

15,03

26,18

Đường giao thông nông thôn được cứng hóa

40,12

81,39

Đường giao thông nội đồng được cứng hóa

50,72

90,91

Cơ giới hóa trong nông nghiệp

40

70

Nam Hưng

Hệ thống tưới tiêu được cứng hóa

14,93

25,11

Đường giao thông nông thôn được cứng hóa

38,61

70,48

Đường giao thông nội đồng được cứng hóa

45,34

88,61

Cơ giới hóa trong nông nghiệp

35

60

`Nam Phú

Hệ thống tưới tiêu được cứng hóa

15

26,01

Đường giao thông nông thôn được cứng hóa

40,23

80,28

Đường giao thông nội đồng được cứng hóa

45,5

90,09

Cơ giới hóa trong nông nghiệp

37

68

Nguồn: UBND xã Nam Hưng, Nam Thịnh, Nam Phú (2015)

Thực trạng ruộng đất bị chia cắt manh mún ở các xã của Tiển Hải gây khó khăn cho quá trình canh tác của nông dân và công tác quản lý điều hành của xã. Vì vậy Tiền Hải xác định dồn điền đổi thửa (DDĐT) là yêu cầu tất yếu. Trước vụ xuân 2013, 100% các xã của huyện đã hoàn thành DĐĐT với bình quân 1,51 thửa/hộ. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương luôn được nạo vét, mở rộng giúp việc dẫn nước nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp người dân chủ động hơn trong tưới tiêu. Hệ thống kênh mương ngày càng được kiên cố hóa và nâng cấp, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người dân, trở thành hệ thống dự trữ nước hữu ích làm giảm việc thiếu nước tưới trong mùa vụ, và tăng cường việc tiêu nước hữu ích làm giảm việc thiếu nước tưới trong mùa vụ, thuận tiện hơn cho việc thau chua rửa mặn. Theo bảng 4.25, xã Nam Thịnh năm 2010 có 15,03% hệ thống tưới tiêu được cứng hóa nhưng đến năm 2014 thì đã đạt nên 26,18%. Năm 2010 Nam Hưng mới cứng hóa được 45,34% đường giao thông nội đồng nhưng đến năm 2014 thì đạt được 88,61%.


4.4.2. Các biện pháp tự thích ứng của người dân


Trước những tác động tiêu cực của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp. Bằng những kinh nghiệm sản xuất lâu đời và bản năng tự vệ. Người dân nơi đây đã có những hành động ứng phó để bảo vệ bản thân, gia đình và của cải khi có mưa, lũ, bão, hạn hán… xảy ra.

4.4.2.1. Các biện pháp thích ứng trong trồng trọt


Để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, các nhóm hộ nông dân đã có các biện pháp thích ứng trong trồng trọt như thay đổi giống cây trồng, thay đổi biện pháp kỹ thuật canh tác, chuyển sang nuôi trồng thủy sản... bước đầu có kết quả tốt.

Hình 4.19. Các biện pháp thích ứng của người dân với BĐKH

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

* Thay đổi giống cây trồng

Phương án này được nhiều người dân áp dụng nhất (bình quân trên 88,1% các hộ trồng lúa), đó là thay đổi giống cây trồng từ giống lúa kém chống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn và ngắn ngày hơn

Bảng 4.26. Các loại giống lúa gieo trồng ở Tiền Hải từ 2005 đến 2014


Năm

Giống lúa

2005

2014



Năm

Giống lúa


2005

2014

Việt hương chiến

*




RVT




*

Phúc triều

*




TBR 1




*

Q5

*




TBR45




*

Bắc ưu 903

*




Khâm dục

*

*

Nhị ưu 838

*




Bắc thơm 7

*

*

Hương thơm

*




N87

*

*

T10




*

N97

*

*

Nguồn: Đề án sản xuất huyện Tiền Hải từ năm 2004-2014

Theo bảng 4.26 ta thấy:

- Nhóm lúa thuần như Việt hương chiến, Phúc Triều được thay thế bởi các giống mới phù hợp hơn như BC, Khâm dục, TBR, JO, RVT... với tính chất cây cứng, chống chịu tốt, năng suất cao thường được trồng vào vụ mùa, khi thời tiết có nhiều biến động ảnh hưởng đến cây trồng.

- Nhóm giống lúa lai chuyển Nhị ưu 838, Bắc ưu 903, Thiên hương 3 sang các giống C.ưu đa hộ số 1, CNR 36, D.ưu 527, Thái Xuyên 111... với tính chất chống chịu mặn, chân đất vàn thấp sâu và vùng chua mặn, vừa thích ứng được với đất, lại vừa có khả năng cải tạo đất trồng, khả năng chống chịu tương đối cao.

- Nhóm lúa chất lượng cao như Bắc thơm, Hương thơm, T10, QR, RVT, nếp 87, 97 các loại chiếm khoảng 50% diện tích cây trồng với chất lượng gạo ngon nhưng năng suất không cao. Đây là loại lúa người dân trồng để ăn, do đó không yêu cầu về năng suất cao, diện tích luôn ổn định.

Bên cạnh đó huyện vẫn chỉ đạo trồng loại lúa thuần có năng suất cao, nhưng chất lượng kém, gạo cứng, khô cung cấp cho chăn nuôi và bán cho các vùng khác. Loại lúa này thường được trồng ở các bãi bồi ven biển Nam Phú, Nam Hưng để tận dụng diện tích đất bồi ven biển nhiễm mặn.



* Thay đổi kỹ thuật canh tác

Đây cũng là biện pháp được áp dụng ở hầu hết các hộ nông dân trồng lúa, vì khi thay đổi giống cây trồng thì kỹ thuật canh tác cũng thay đổi tương ứng cho phù hợp với giống và điều kiện mới.



- Thay đổi lịch mùa vụ: có 74,2% hộ được phỏng vấn áp dụng phương pháp này. Sự thay đổi của khí hậu thời tiết đã bắt đầu có sự xáo trộn trong mùa vụ sản xuất các loại cây trồng, nhất là cây lúa. Vì vậy, những số liệu xây dựng lịch thời vụ mang tính hệ thống trước đây không còn chính xác. BĐKH đã làm xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan, phát sinh những quy luật diễn biến khí hậu thời tiết chưa được ghi nhận một cách có hệ thống đã gây khó khăn cho việc xây dựng lịch thời vụ, bố trí cơ cấu bộ giống cây trồng và phương pháp canh tác hợp lý.

Bảng 4.27. Lịch thời vụ của cây lúa tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình



năm 2009 (âm lịch) và năm 2014 (âm lịch)

Tháng

Vụ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Vụ Xuân

2009











































2014











































Vụ Mùa

2009








































2014





































Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Từ bảng 4.27 ta thấy, lịch thời vụ gieo trồng ở Tiền Hải có xu hướng muộn hơn, như trong vụ Xuân 2009 cấy lúa từ cuối tháng 11 âm lịch (từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 1 dương lịch) nhưng đến năm 2014 lịch thời vụ dịch chuyển dần về cuối tháng 12 (cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 dương lịch). Trong năm 2015, vụ Xuân năm nay bắt đầu từ 15 – 28/02/2015, trong đó, giống lúa lai dài ngày bắt đầu từ 15 – 23/02/2015, giống lúa thuần bắt đầu từ 20 - 28/02/2015. Mục đích của việc thay đổi lịch thời vụ ở vụ Xuân nhằm tránh các đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào đầu tháng 2. Còn lịch thời vụ Mùa có thời gian ngắn hơn do vụ Mùa chỉ tập trung trồng lúa ngắn ngày, những giống ngày ngắn phổ biến như là Bắc thơm số 7, Nếp 97, RVT... được người dân sử dụng nhiều nhất. Và trong sản xuất lúa vụ Mùa lịch thời vụ cũng có xu hướng có thời gian thu hoạch sớm hơn, năm 2009 trở về trước thì thời gian thu hoạch là giữa tháng 9 âm lịch (tháng 10 dương lịch) nhưng năm 2014 thì thời gian thu hoạch đã bắt đầu từ tháng cuối tháng 8 âm lịch (khoảng giữa tháng 9 dương lịch). Sở dĩ, lịch thời vụ lúa Mùa có xu hướng thu hoạch sớm là để tránh các cơn bão muộn.

- Thay đổi phương thức gieo cấy. Theo số liệu điều tra phỏng vấn có 15,3% số hộ được phỏng vấn áp dụng phương pháp này. Vụ xuân 2015 vừa qua, toàn Tiền Hải gieo trồng khoảng 10.000ha lúa xuân, trong đó có 1000ha là lúa gieo sạ. Tuy đây là phương pháp mới, phổ biến chưa được lâu nhưng hiệu quả đem lại rất khả quan. Đa số người dân thấy muốn sử dụng phương pháp này để tiết kiệm thời gian gieo mạ, cấy; việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn do được chia thành luống vừa, dễ đi lại phun thuốc BVTV, làm cỏ....

- Về cải thiện chất lượng đất (có 67% số hộ áp dụng). Tiến hành phơi khô đổ ải vào màu khô và thau chua rửa mặn, xả nước vào đồng ruộng rồi tháo nước ra nhiều lần vào mùa mưa, làm nồng độ muối trong đất giảm đi, phù hợp cho trồng cây. Đối với các vùng đất mặn nặng, huyện quy hoạch và hướng dẫn người dân trồng các cây ưu mặn, cải thiện chất lượng đất như lúa lai chịu mặn, cói, đỗ tương....

* Chuyển đổi sang NTTS

Theo số liệu điều tra trong 90 hộ dân tại khu vực nghiên cứu cho thấy có 30 hộ chuyển từ trồng lúa sang NTTS. Phương pháp này được áp dung tương đối thấp, vì chuyển sang NTTS yêu cầu vốn đầu tư lớn nên khó áp dụng đối với nhóm hộ nghèo áp dụng.

Do đặc điểm quá trình bồi lắng ven biển nên nhiều diện tích đất cát pha rất nghèo chất dinh dưỡng, đất gần biển nên độ mặn cao, dễ bốc mặn. Do nước mặn lấn càng sâu vào đất liền nên nguồn nước tưới để rửa mặn cũng không đủ nên huyện Tiền Hải đã thực hiện chuyển đổi vùng trồng lúa năng suất thấp sang NTTS đặc biệt là ở những xã ven biển như Nam Thịnh, Nam Phú, Nam Hưng, .... Trong đó có xã Nam Thịnh có 45ha và Nam Phú có 75,5ha chiếm 36% diện tích đất chuyển đổi của huyện Tiền Hải.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra phỏng vấn các hộ dân đã cho thấy, người dân ở đây có trình độ thâm canh cây lúa cao. Họ đã đúc rút được các biện pháp khắc phục lại thời tiết khắc nghiệt.



Bảng 4.28. Biện pháp thích ứng với BĐKH trong Sản xuất lúa của người dân

Các hiện tượng thời tiết cực đoan

Các biện pháp thích ứng

Bão lũ

Khi bão được báo trước

Rút cạn nước trong ruộng để chống úng

Thay đổi lich thời vụ

Thay đổi các giống thân cứng cây, chống đổ khi gặp bão

Thu hoạch sớm

Khắc phục sau cơn bão

Cấy lại

Không có biện pháp

Nhiễm mặn

Rửa mặn

Bón thêm vôi

Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản

Thay đổi các giống lúa có khả năng chịu mặn

Bơm thêm nước vào ruộng

Rét đậm, rét hại

Gieo lại mạ

Bơm thêm nước với mực nước 3 - 5 cm để giữ ấm chân ruộng

Che phủ mạ

Bón thêm tro

Ngập lụt

Bơm rút nước ra khỏi ruộng

Hạn hán

Bơm thêm nước vào ruộng

Không có biện pháp

Nắng nóng kéo dài

Bơm thêm nước vào ruộng

Giữ nước cho ruộng

Nguồn: Thảo luận nhóm (2015)

Từ bảng 4.28 trên ta thấy, người dân đưa ra rất nhiều các biện pháp thích ứng khi gặp các hiện tượng cực đoan, cho thấy người dân phần nào chủ động được trong quá trình sản xuất lúa. Tuy nhiên, có những hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn chưa có cách giải quyết, đó là hậu quả sau bão thì vẫn là chấp nhận và chăm sóc lại. Đối với những công tác chuẩn bị trước khi bão đổ bộ như là thu hoạch sớm, bơm cạn nước,... nhằm giảm những thiệt hại khi bão đổ bộ. Khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại người bơm thêm nước với mực nước 3 - 5cm để giữa ấm chân ruộng tạo thành áo nước hay là bón thêm tro là để giữ ấm cho cây lúa. Trường hợp thời tiết nắng nóng, ngập lụt, hạn hán thì đều là các biện pháp chủ động thích ứng, điều chỉnh nước tưới. Đối với việc cải tạo đất nhiễm mặn, đặc biệt là vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn làm đất trở nên rời rạc, chai cứng. Khi đó người dân thau rửa đồng ruộng hoặc bón thêm vôi nhằm với tác dụng tăng cường sự vững chắc của rễ cần thiết cho lúa ở thời điểm mới cấy.

4.4.2.2. Thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi


Đối với hoạt động chăn nuôi, ảnh hưởng của các hiện tượng BĐKH có thể làm cho vật nuôi sinh trưởng chậm, năng suất giảm, hạn hán nắng nóng nhiều làm thiếu nước phục vụ chăn nuôi, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều hơn, việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho chăn nuôi cũng khó khăn, chuồng trại chăn nuôi thì bị hỏng nặng. Bảng dưới đây là tổng hợp các hành động thích ứng của người dân trong chăn nuôi tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.29. Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong chăn nuôi


của người dân (n = 90)


Hành động thích ứng

Tỷ lệ số hộ (%)

Thay đổi giống vật nuôi

69,4

Tiêm phòng

100

Nâng cấp,vệ sinh , khử trùng thường xuyên chuồng trại

100

Khép kín riêng biệt với các hộ gia đình khác

100

Sử dụng thức ăn công nghiệp

100

Làm biogas

40

Chăn nuôi với quy mô lớn

2,7

Nguồn: Điều tra phỏng vấn hộ (2015)

Sử dụng giống vật nuôi sức đề kháng cao, thích nghi hơn với điều kiện thay đổi của thời tiết. Giống nuôi thay đổi dẫn đến kỹ thuật chăn nuôi cũng thay đổi về các chế độ thức ăn, vệ sinh, tiêm phòng bệnh... nâng cấp tu sửa chuồng trại tránh mưa, bão, gió, ngập nước cũng là biện pháp được nhiều hộ dân quan tâm.

4.4.2.3. Các biện pháp thích ứng trong NTTS


Huyện Tiền Hải với lợi thế về điều kiện tự nhiên là vùng trũng thấp ven biển nên xu hướng phát triển kinh tế của huyện tập trung khai thác các nguồn lợi từ biển, từ cửa sông. NTTS đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng mấy năm gần đây gặp nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường. Các hiện tượng bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng cao về mùa hè, hạ thấp về mùa đông, trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các đối tượng NTTS.

Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân đã có một số biện pháp thích ứng với BĐKH để đảm bảo ổn định thu nhập từ NTTS trong điều kiện khó khăn hơn về điều kiện thời tiết, khí hậu.

Bảng 4.30. Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong NTTS của người dân (n = 90)


Hành động thích ứng

Tỷ lệ số hộ (%)

Thay đổi giống nuôi trồng

90,6

Thay đổi cơ cấu nuôi trồng

25

Nâng cấp, tu sửa ao, đầm

71,8

Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng

84,3

Biện pháp khác

4

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)

Theo bảng 4.30 thì biện pháp thích ứng được người dân lựa chọn áp dụng nhiều nhất trong NTTS là thay đổi giống nuôi trồng (90,6%) từ Ngao đỏ (Ngao dầu) sang Ngao Bến Tre (Ngao trắng), từ Tôm sú sang Tôm thẻ chân trắng... qua nhiều năm nuôi đến nay người dân đã biết chọn lựa một số giống thủy sản thích nghi hơn với điều kiện địa phương và mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Việc chuyển đổi giống Ngao làm tăng giá trị sản xuất 1,1%, thu nhập tăng 1,2%, vốn đầu tư tăng 1,2%.

Biện pháp thích ứng thứ hai là thay đổi kỹ thuật nuôi trồng có 84,3%.

- Xâm nhập mặn gia tăng so với những năm trước đây song không ổn định. Mùa khô độ mặn tặng cao, mùa mưa độ mặn giảm hẳn đi. Các hộ gia đình nuôi tôm thì phải đo độ mặn của nước bằng máy đo. Nều độ mặn vượt quá 25% thì phải mua thêm nước ngọt bơm vào đầm.

- Hiện nay, người dân đã tính mùa vụ nuôi chính là mùa không mưa bão, trái vụ là mùa mưa bão. Chủ yếu nuôi trong thời gian chính vụ. Có hộ gia đình, trái vụ không nuôi nữa. Và nếu nuôi trái vụ thì giăng lưới quanh ao hồ tránh cho bão lũ cuốn trôi thủy sản.

- Trong nuôi tôm, khi có mưa bão, tôm dễ bị mắc bệnh, do đó người dân phải rắc vôi bột để trung hòa nước và tránh bệnh cho tôm. Dùng quạt để quạt thêm không khí vào trong hồ khi trời mưa (gọi là sục khí)

Để thích ứng với điều kiện mưa, gió, bão, ngập nước với mức độ xảy ra thường xuyên hơn, nhiều hộ đã thực hiện tôn cao bờ bao ngăn, xây dựng cống điều tiết nước, gia cố bờ ao nuôi, giăng lưới cao quanh ao hồ trước mùa mưa bão xảy ra.... nhằm giảm thiệt hại khi có biến cố thiên tai.

Một số biện pháp khác được áp dụng ở mức độ ít hơn là thay đổi cơ cấu nuôi trồng. từ mô hình 2 vụ tôm - tôm . Nếu trước đây người dân chỉ nuôi theo mô hình 2 vụ tôm - tôm thì nay áp dụng sang mô hình 2 vụ tôm - cá . Ngoài ra, người dân đã áp dụng các mô hình luân canh tôm + rong câu, tôm + rong câu + cá... Đây là mô hình luân canh mới cho NTTS nước lợ nhằm tận dụng tầng nước nuôi, các đối tượng công sinh với nhau, hạn chế rủi ro hướng tới phát triển bền vững. Trong ao nuôi tôm chất thải sinh ra do lượng thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tôm… tích tụ dưới đáy ao gây ô hiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh trởng của tôm, tôm dễ bị bệnh. Trong khi đó, cá Rô phi là loài có khả năng thích ứng với độ mặn rộng. Cá rô phi đóng một vai trò như “một công cụ dọn dẹp” các chất thải như thức ăn thừa, phân tôm… sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, rong câu có thể sử dụng phân thải ra từ tôm và cá rô phi để phát triển, ngoài ra còn là chỗ ẩn nấp khi tôm lột xác. Việc nuôi xen Tôm sú, cá Rô phi, Rong câu sẽ góp phần giảm thiểu chất thải có trong ao, hạn chế dịch bệnh xảy ra, nâng cao chất lượng tôm thương phẩm và tăng gia trị thu nhập cho người dân. Ví dụ mô hình luân canh tôm + rong câu + cá ở Nam Phú, Tiền Hải, Thái Bình mang lại tổng thu nhập cao 439.180.000 đồng/ha. Trong đó năng suất tôm sú là 1,6 tấn/ha, cá rô phi 3,6 tấn/ha, năng suất rong câu 10,3 tấn/ha.


4.4.2.4. Thích ứng trong hoạt động đánh bắt hải sản


Khai thác hải sản cũng là một lợi thế của vùng ven biển Tiền Hải, là nguồn sinh kế của một số bộ phận không nhỏ người dân ven biển. Những năm gần đây, do thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường cho nên sản lượng hải sản gần bờ của huyện sút giảm đáng kể, ngư dân phải đi đánh bắt ở những vùng xa hơn như vùng biển miền Trung, miền Nam.

Bảng 4.31. Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong đánh bắt của người dân (n = 90)

Hành động thích ứng

Tỷ lệ số hộ (%)

Thay đổi vị trí đánh bắt

15,6

Trang bị tàu, thuyền lớn hơn

6,3

Hiện đại hóa phương tiện đánh bắt

15,6

Tăng cường theo dõi dự báo thời tiết

21,8

Biện pháp khác

6,3

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)

Biện pháp thay đổi vị trí đánh bắt và hiện đại hóa phương tiện đánh bắt nhằm khắc phục sự khan hiếm hải sản ở ngư trường gần bờ đang được áp dụng với quy mô và tốc độ chậm do ngư dân thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm đánh bắt xa bờ... Biện pháp được áp dụng nhiều hơn, dễ dàng hơn để thích ứng với sự BĐKH trong ĐBHS hiện nay là thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để né tránh thiệt hại. Trước kia, người đi biển chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thì ngày nay do thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường không theo quy luật, những kinh nghiệm đi biển của ngư dân đang dần không chính xác. Vì vậy, theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng rất cần thiết cho ngư dân khi đi ĐBHS xa bờ.

Ảnh hưởng của BĐKH đã làm thay đổi môi trường sống của các loài thủy hải sản, cùng với cách thức khai thác không bền vững làm cho nguồn hải sản ven bờ ngày càng suy giảm. Một số ngư dân có điều kiện đã tìm giải pháp thay đổi vị trí đánh bắt, nâng cấp phương tiện đánh bắt như liên kết một số hộ để trang bị tàu có công suất lớn từ 250 mã lực đến 450 mã lực, mua thiết bị máy tầm ngư và ngư cụ hiện đại.... 100% tàu ĐBHS ở địa phương đã trang bị các phương tiện thông tin liên lạc như radio, bộ đàm, điện thoại di động, để nắm thông tin về thời tiết và thông tin để hỗ trợ lẫn nhau giữa các tàu, thuyền trong nhóm khi gặp rủi ro...

Như vậy, ngoài việc ưu tiên các biện pháp công trình như tăng cường xây mới, nâng cấp các hệ thống đê biển và đê sông, hệ thống các cầu cống ngăn mặn và lấy nước còn rất nhiều biện pháp tự thích ứng của người dân và cộng đồng. Kết quả điều tra nghiên cứu chỉ ra rằng có rất nhiều biện pháp tự thích ứng của người dân đang được áp dụng có hiệu quả mà có thể phổ biến cho những vùng bị tác động tương tự. Các biện pháp thích ứng đó là phục tráng giống chịu mặn, ngắn ngày; thay đổi công thức luân canh; dịch chuyển lịch thời vụ; tăng cơ cấu giống lúa lai chịu mặn, phèn tốt; chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Những biện pháp thích ứng này có thể được thu nhập, tổng hợp và phổ biến cho những vùng bị các tác động tương tự ứng dụng để giảm thiểu thiệt hại của BĐKH



4.5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM KBT THIÊN NHIÊN ĐNN TIỀN HẢI

Nhìn chung, hoạt động sản xuất lúa tại Tiền Hải đang đứng trước nhiều thách thức trong điều kiện BĐKH diễn biến khó lường. Trong bối cảnh BĐKH đang tăng lên thì thích ứng là một biện pháp cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng và đảm bảo chất lượng cuộc sống của những người nông dân đặc biệt ở các xã ven biển vùng ven biển khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Tiền Hải huyện Tiền Hải. Cụ thể như sau:



* Giải pháp công trình - thủy lợi

- Nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi giao thông, nhất là các công trình trọng điểm làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão. Củng cố và tăng cường hệ thống tường bao, đê, tường biển.... Tiếp tục nâng cấp các hệ thống sông ngòi, đê, kè biển, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ phía ngoài đê nhằm đối phó và giảm thiểu những tác động trực tiếp của thiên tai đối với người dân và sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như: đê, kè, các trạm bơm, hồ chứa và xử lý nước cấp, kênh dẫn và thoát nước.... Cơ sở hạ tầng còn thô sơ, các hồ chứa và xử lý nước cấp còn kém hiệu quả. Đưa ra định hướng chung để giải quyết là Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước phải đảm nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng đó là đê bao, kè cống, đường điện, đường giao thông, kênh cấp, kênh thoát,... Những công trình đòi hỏi vốn lớn mang tinh chất công cộng. Người dân phải tự bỏ vốn, bỏ công để xây dựng nội đầm của mình: mương, cống, ao lắng, đầm, lán trại... Trong xây dựng hạ tầng cần tránh dàn trải, đầu tư không tập trung dẫn tới phát huy kém hiệu quả. Do nguồn vốn có hạn nên sau khi đã lựa chọn địa điểm đầu tư có lợi nhất thì cần tập trung dứt điểm.

* Biện pháp giảm nhẹ thiên tai

- Tiếp tục trồng rừng ngập mặn và làm tốt công tác bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. Trồng rừng phi lao ở những bãi cát bồi ven biển, trồng rừng sú, vẹt và bần ở những vùng bãi lầy ven biển. RNM vừa có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đê biển, chống xói lở bờ biển, vừa tạo ra hệ sinh thái phong phú cho vùng ĐNN

- Bảo tồn và phát triển RNM nhất là khu hệ sinh thái vùng đất ngập nước Khu bảo tồn thiên nhiên ĐNN Tiền Hải. Dự án phát triển vùng đất ngập nước, thành lập và phát triển khu bảo tồn biển, nâng cao nhận thức và thi hành nghiêm chỉnh các quy định cấm khai thác hủy diệt, kiểm soát việc khai thác nguồn lợi chung,... sẽ góp phần cải thiện trữ lượng của nguồn lợi thủy sản.

- Mở rộng cơ chế quản lý lưu vực có sự tham gia của người dân nhằm giảm các tác động do BĐKH gây ra. Tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng thông qua cải thiện các nguồn lực sinh kế như cho vay vốn, hướng dẫn về kỹ thuật...

- Bảo hiểm BĐKH đang ngày càng được quan tâm trong bối cảnh thích ứng với BĐKH. Bảo hiểm biến đổi khí hậu là một cách tiếp cận mới trong quản lý rủi ro tài chính liên quan đến BĐKH. Bảo hiểm có thể giúp bù đắp những tổn thất đi kèm với các hiện tượng khí hậu cực đoan và quản lý các chi phí chưa được chi trả từ các nguồn viện trợ. Ví dụ, trong trường hợp hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, thay vì phải đầu tư thêm cho nước tưới hoặc trồng các giống cây chịu hạn, người nông dân có thể sử dụng bảo hiểm để bảo vệ các giống mới theo mùa vụ khỏi bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

* Tuyên truyền giáo dục, truyền thông

- Tiếp tục tăng cường công truyền thông, tuyên truyền cho người dân nhận biết rõ về BĐKH, những tác động tiêu cực của BĐKH đối với đời sống, kinh tế, xã hội và các biện pháp giảm nhẹ các tác nhân gây BĐKH đặc biệt là biện pháp bảo vệ môi trường sống.

- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật NTTS phù hợp với tình hình thực tế sản xuất cho nông ngư dân. Cán bộ chuyên ngành hướng dẫn ngư dân về cải tạo ao đầm, quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh tôm cá và chế phẩm sinh học phục vụ cho NTTS.

- Xây dựng mạng lưới khuyến nông - ngư đồng bộ từ tỉnh, huyện đến cơ sở để thuận tiện cho việc theo dõi hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và canh tác, nuôi trồng.



* Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

- Xây dựng kế hoạch, tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng, các cán bộ khuyến nông có thể lồng ghép các kiến thức vào chuyển giao công nghệ, giống mới cho bà con áp dụng vào sản xuất, cung cấp các giống tốt, giống chịu hạn, úng giống ngăn ngày cho người dân.

- Tăng cường các biện pháp BVMT trong nông nghiệp, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc hóa học, cải tiến kỹ thuật tưới tiêu, áp dụng phương thức sản xuất lúa tiết kiệm nước (nhất là gieo sạ); xử lý tốt nguồn rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch.

- Điều chỉnh linh hoạt lịch thời vụ gieo trồng nhằm hạn chế tác động của thiên tai (nhất là khô hạn và mặn), sâu bệnh. Vụ Xuân, ở những vùng bị nhiễm mặn nặng tổ chức gieo cấy muộn từ 10 - 15 ngày so với các nơi khác để tránh khô hạn trầm trọng đầu vụ; trong vụ Mùa sử dụng giống ngắn ngày và điều chỉnh thời vụ gieo cấy sớm hơn để giảm thiểu ảnh hưởng của mưa bão và sâu bệnh cuối vụ.

- Giới thiệu các công nghệ tiên tiến để thu lợi nhuận cao hơn và bền vững hơn, ví dụ như: các kỹ thuật ưu việt hơn về NTTS, các phương thức khai thác thủy sản ít mang tính hủy diệt hơn, các mô hình cải tiến trong nông nghiệp.....



* Xây dựng những mô hình dự báo, bản đồ thiên tai và vùng dễ bị
tổn thương

- Dự báo về tác động tiêu cực của BĐKH trong tương lai gần và xây dựng các giải pháp giảm thiểu, thích ứng với BĐKH.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan như: đài khí tượng thủy văn, cơ quan quản lý tiêu nước ven biển, thông báo kịp thời tình hình thời tiết, các sự cố môi trường nước... có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các vùng nuôi nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm luật bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Phát triển các hệ thống cảnh báo cực đoan sớm. Với những vùng thường xuyên có bão, sự kết hợp giữa hệ thống cảnh báo sớm, kế hoạch sơ tán và bảo hiểm tài sản có thể đem lại sự linh hoạt cao hơn so với việc bảo vệ toàn bộ vùng bờ biển bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc rút hết dân cư một cách không cần thiết khỏi khu vực bị ảnh hưởng.



* Giải pháp đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân

- Phương thức thứ nhất là cơ chế trao đổi lao động, là hình thức trao đổi vốn đã có từ lâu đời giữa những phụ nữ trong cộng đồng này trở thành hình thức được công nhận chính thống.

- Phương thức thứ hai là sự ứng phó đa chiều ở địa phương, bao gồm đa dạng hóa các chiến lược sinh kế và cơ chế sử dụng đất song hành nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tự nhiên (trong trường hợp này là đất đai). Đa dạng hóa các chiến lược sinh kế có thể giúp chia sẻ rủi ro và tăng cường sự thích ứng về sinh kế cho các hộ gia đình. Khi những BĐKH gây khó khăn cho hoạt động này thì các hoạt động khác vẫn có thể được duy trì để tạo nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp người sản xuất thu lãi nhiều hơn thông qua các cơ chế trao đổi thương mại tốt hơn. Tạo thêm giá trị gia tăng cho các sẩn phẩm và dịch vụ hiện có, ví dụ như chế biến sản phẩm từ cá, nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ du lịch.




tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương